Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì : 20+ Thực phẩm người mắc trĩ nên chú ý

Bệnh trĩ nên ăn gì ? Bệnh trĩ kiêng ăn gì ? Song song với việc điều trị, ăn uống đúng cạch sẽ giúp bệnh nhân mắc trĩ nhanh khỏi. Đồng thời sẽ giúp sức khỏe tiến triển tốt hơn cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì ? Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng tham khảo nhé !

Top 10+ loại thực phẩm nên ăn khi bị trĩ

Những người bị mắc bệnh trĩ nên ăn một số các loại thực phẩm hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị trĩ như:

Bệnh trĩ nên ăn gì? Thực phẩm giàu chất sắt

Sắt là một trong những dưỡng chất rất cần thiết cho bệnh nhân trĩ. Bởi giúp cơ thể có nhiều máu hơn hoặc giúp dự trữ sắt, phòng cho các trường hợp trĩ chảy máu nhiều và dẫn đến mất máu.

Các loại thực phẩm như: Mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, gan gà, cua hấp, cá ngừ, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen, mè đen,… dồi dào hàm lượng sắt.

Chúng cần thiết để cung cấp chất sắt tự nhiên giúp những người bị bệnh trĩ mất máu nhiều có thể hồi phục sức khỏe.

Sữa chua- Tốt cho người bệnh trĩ

Ai cũng biết rằng, sữa chua cung cấp thêm các chế phẩm sinh học, men vi sinh rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Những người bị bệnh trĩ nên ăn sữa chua hàng ngày để ngăn ngừa táo bón và phòng ngừa bệnh phát triển nặng hơn.

Trái cây và rau quả giúp điều trị trĩ hiệu quả

Trái cây và rau quả được xem như là một loại “thực phẩm vàng” giúp tăng cường hệ miễn dịch. Giúp làm giảm bớt tình trạng táo bón, đồng thời làm giảm áp lực và đau đớn khi đi đại tiện.

Chất xơ có nhiều trong táo, lê, dâu, bơ, atiso, đậu Hà Lan, bông cải xanh, rau lá xanh sẫm… Ngoài ra những thực phẩm giúp nhuận tràng như rau mồng tơi, rau đay, khoai lang… Cũng giúp loại bỏ táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ nặng hơn.

Nên uống gì khi bị trĩ?- Nước trái cây

Nước trái cây nằm trong thực đơn dành cho người bị bệnh trĩ, đặc biệt là những loại quả mọng nước. Bao gồm: Cherry, dâu tây, việt quất, táo, chuối, dứa, dưa hấu…

Người bị bệnh trĩ nên ăn nhiều các loại quả mọng nước, vì nó có chứa “anthocyanins” và “proanthocyanidins. Giúp giảm đau và sưng búi trĩ. Tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch, giúp săn chắc vùng da xung quanh nó.

Bị bệnh trĩ nên ăn ngũ cốc

Trong ngũ cốc nguyên cám có chứa tất cả các phần dinh dưỡng, cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế. Các loại thực phẩm giàu chất xơ ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bột yến mạch, 100% bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt lạnh, gạo hạt dài, lúa hoang và bỏng ngô.

Vì vậy nếu muốn cải thiện tình trạng trĩ ở bản thân, mọi người có thể bổi sung các loại ngũ cốc nguyên cám.

Uống nhiều nước giúp cải thiện trĩ

Tình trạng chung của người bệnh trĩ là rất sợ đi đại tiện do cảm giác đau đớn, máu chảy theo phân. Vì thế, người bệnh trĩ càng hay nhịn đi cầu.

Hậu quả là phân ở trong ruột già quá lâu càng bị tích tụ nhiều, bị hấp thu nước nên càng khô và rắn hơn. Đến khi không thể nhịn nổi nữa, bạn ráng đi đại tiện, động tác rặn phân to và rắn làm tĩnh mạch vỡ, máu chảy càng khiến bạn hoảng sợ.

Vì vậy việc uống nhiều nước sẽ giúp phân lỏng, làm mềm phân, dễ dàng di chuyển xuống ống hậu môn, giúp dễ đi cầu hơn. Hơn nữa mỗi buổi sáng bạn nên uống một cốc nước lạnh sẽ kích thích đi cầu cực tốt.

Nên tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào các buổi sáng, tránh được táo bón và các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Từ đó phòng tránh cũng như chữa bệnh trĩ được hiệu quả.

Một ngày người bị trĩ nên uống ít nhất 2 lít nước mới bổ sung được đầy đủ lượng nước cho cơ thể. Bạn có thể uống nước lọc, nước ép trái cây, nước canh… Chỉ cần đảm bảo đủ nước trong cơ thể là được. Từ đó giảm thiểu những hậu quả mà bệnh trĩ gây ra đối với người bệnh.

Dầu có nguồn gốc tự nhiên cũng làm cải thiện bệnh trĩ

Trong mỗi bữa ăn, người bị bệnh trĩ nên ăn các món ăn có chứa dầu oliu, dầu hạt lanh, giấm táo trong món salad. Ngoài ra, bạn có thể ăn viên nang dầu cá sau mỗi bữa ăn, cũng rất tốt cho cơ thể.

Mắc bệnh trĩ nên ăn rau gì - rau chân vịt

Rau chân vịt tốt cho bộ máy tiêu hóa, hữu ích cho hoạt động của ruột. Loài rau giàu dưỡng chất này là một thức ăn quý hoá cho những ai phập phồng vì mắc trĩ.

Rau chân vịt tốt cho toàn bộ máy tiêu hóa, và được xem là hiệu quả trong việc làm sạch và phục hồi ruột. Thành phần magie trong rau rất hữu ích cho hoạt động của ruột.

Bị bệnh trĩ nên ăn gì - Củ cải đỏ

Củ cải đỏ là loài chống táo bón và trĩ cực tốt. Lượng chất xơ giàu có trong củ cải giúp cho các chất thải tống ra khỏi ruột dễ dàng hơn.

Ngoài việc giúp cho chuyển động của ruột tốt, củ cải còn chứa một số dưỡng chất rất tốt cho ruột kết. Betacyanin, thành phần làm nên màu đỏ tía của củ cải được chứng minh là có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.

Bị bệnh trĩ nên ăn trái cây gì - Sung

Sung là một loại quả có tác dụng chữa nhiều bệnh như một số bệnh ung thư, viêm loét dạ dày, sỏi mật và còn có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả.

Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, vào 2 kinh túc thái âm tỳ và túc dương minh đại tràng. Có tác dụng tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột, giải độc. Dùng chữa tiêu hóa kém, viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí kết, trĩ lở loét, lòi rom, sa trực tràng…

Thực phẩm nhuận tràng

Rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau diếp cá, rau dền,… Các loại trái cây tươi, đặc biệt là chuối, đu đủ. Các loại củ, điển hình như khoai lang.

Những loại thực phẩm bệnh trĩ không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm tốt có lợi cho những người bị mắc bệnh trĩ thì những thực phẩm sau đây lại là những thực phẩm mà người bị trĩ không nên ăn:

Bị bệnh trĩ tránh ăn thực phẩm cay nóng

Những món ăn chứa nhiều loại gia vị tạo độ cay nóng như tiêu, ớt, gừng, riềng, tỏi,... Cần tránh xa khi mắc phải bệnh trĩ. Bởi đồ ăn cay nóng gây kích ứng hậu môn, khiến hậu môn khó chịu, sưng tấy và ẩm ướt sau mỗi lần đại tiện.

Hạn chế thức ăn dầu mỡ khi bị trĩ

Các chuyên gia chỉ ra rằng, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo không bão hòa sẽ làm gia tăng gánh nặn cho dạ dày, tiêu hóa chậm, gây nóng trong và ảnh hưởng đến việc đại tiện. Nếu đang bị mắc bệnh trĩ, người bệnh cần hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, chiên, xào nhiều dầu mỡ để hỗ trợ điều trị tích cực hơn.

Tránh xa rượu bia khi bị bệnh trĩ

Rượu bia cùng với các loại đồ uống chứa cồn khác không chỉ gây tác động xấu cho sức khỏe mà còn khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nặng nề hơn. Bởi các thực phẩm này có tính nóng, gây kích thích tĩnh mạch trĩ căng phồng và suy giảm miễn dịch.

Đồng thời, chế độ ăn uống không nên ăn quá mặn. Bởi ăn mặn sẽ khiến các tế bào mạch máu trương căng, tạo cảm giác khó chịu cũng như áp lực lên vùng hậu môn.

Bị trĩ nên kiêng gì - Thực phẩm ít chất xơ

Thiếu chất xơ là thủ phạm phổ biến nhất. Nếu thực phẩm bạn dung nạp không đủ hàm lượng chất xơ để cung cấp cho cơ thể, chứng táo bón có thể nặng nề thêm và khiến bệnh trĩ thêm tồi tệ.

Vì vậy người bệnh trĩ nên kiêng ăn các thực phẩm có ít chất xơ, tăng cường ăn các thực phẩm như rau củ, trái cây, thực phẩm nguyên hạt…

Đồ ăn mặn- Kẻ thù bệnh trĩ

Muối có đặc tính là hút nước. Thường xuyên tiêu thụ thức ăn mặn sẽ khiến cho đường ruột bị rút bớt nước.

Điều này làm cho phân trở nên khô cứng, người bệnh trĩ phải rặn nhiều khi đi tiêu, rất có hại cho căn bệnh trĩ. Muối còn làm gia tăng áp lực lên các mạch máu và tế bào khiến cho búi trĩ sưng to và gây đau đớn.

Mắc trĩ không nên ăn bánh kẹo ngọt

Bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường. Đó chính là một trong những nguyên nhân gây táo bón và kích thích phản ứng viêm phát triển. Gây sưng đau búi trĩ và ngứa ngáy ở hậu môn mỗi khi đi ngoài.

Bị trĩ nên kiêng đồ uống có gas hoặc chứa cồn

Một khi đã bị trĩ bạn nên hạn chế uống các loại nước ngọt có ga, cà phê, trà đặc và nói không với rượu bia.

Lý do bởi khi vào cơ thể chúng làm gia tăng áp lực lên thành ruột và khiến cho bệnh trĩ ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, kiêng khem những yếu tố bất lợi sẽ giúp bạn đẩy lùi và hạn chế những sự phát triển của bệnh trĩ.

Cách phòng tránh bệnh trĩ tại nhà

Để phòng tránh bệnh trĩ, mọi người cần thực hiện những biện pháp dưới đây:

Rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Người bệnh trĩ cần phải rất chú trọng khi vệ sinh hậu môn, không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thường. Loại giấy này vừa thô vừa chứa nhiều hóa chất tẩy trắng dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và nhiễm trùng khiến bệnh càng trở nên nặng hơn.

Tốt nhất nên rửa hậu môn bằng nước sạch rồi dùng khăn bông mềm, nhẹ nhàng lau khô. Dù có ngứa cũng không được mạnh tay trà sát mà cần nhẹ nhàng.

Nên ngồi xổm khi đi vệ sinh

Tư thế ngồi xổm là tư thế tự nhiên và thoải mái nhất. Vị trí này dẫn đến chuyển động ruột dễ dàng hơn và nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ. Bạn có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh.

Ngâm hậu môn trong nước ấm

Ngâm nước ấm là cách tốt nhất làm giảm sưng và đau, giảm nhiễm trùng, phù nề. Mỗi ngày 2 lần người bệnh nên ngâm hậu môn với nước ấm pha muối loãng. Chú ý không nên pha quá nhiều muối vào nước ngâm, dễ gây đau xót và nhiễm trùng vùng hậu môn đang tổn thương.

Bên cạnh đó trước khi ngâm nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó ngồi vào chậu nước hoặc bồn tắm khoảng 15 phút. Muối có tác dụng sát trùng, chống viêm nhiễm hậu môn, nước ấm giúp hậu môn bớt đau rát, mang lại sự dễ chịu cho người bệnh.

Khi ngâm xong cần lau hoặc hoang khô vùng da xung quanh hậu môn sau mỗi lần tắm để không bị chà xát dẫn đến trầy sước vào vùng búi trĩ.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì? Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hãy để lại câu hỏi, số điện thoại DƯỚI ĐÂY, chuyên gia tư vấn sẽ liên lạc và giải đáp miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì

Bệnh trĩ kiêng ăn rau gì

Bệnh trĩ có nên ăn rau muống không

Bệnh trĩ an trái cây gì

Thực đơn hàng ngày cho người bệnh trĩ

Bị trĩ có nên ăn sữa chua

Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không

Bị trĩ có nên ăn khoai lang

Bệnh trĩ có nên ăn trứng không