Đau dạ dày nên ăn gì : 10+ món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Đang đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để giảm đau ? Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì ? đây có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người bệnh. Với một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp loại bỏ tình trạng đau dạ dày đáng kể. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cần thiết, đầy dủ, giúp bạn xây dựng được chế độ ăn phù hợp cho mình.

Dạ dày (bao tử) là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, nó nằm giữa thực quản và tá tràng với chức năng chính lá chứa đựng và tiêu hóa thức ăn.

Dạ dày được chia thành 2 phần chính là thân dạ dày và hang vị dạ dày. Thành dạ dày được cấu tạo từ 4 lớp là thanh mạc, lớp cơ, hạ niêm mạc, niêm mạc. Dạ dày có bờ cong nhỏ và bờ cong lớn được nuôi dưỡng bởi động mạch từ thân tạng.

Theo wikipedia bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là những chịu chứng khó tiêu có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng.

Nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày ở Việt Nam đang gia tăng một cách chóng mặt. Hiện tại tỷ lệ đau dạ dày trên thế giới ước tính có tới 5-10% dân số toàn thế giới mắc bệnh dạ dày, còn ở Việt Nam là khoảng 7%.

Đồ ăn thức uống bạn nạp vào cơ thể hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe dạ dày của bạn. Đặc biệt nếu bạn gặp các vấn đề về dạ dày thì những thứ bạn ăn sẽ quyết định giúp dạ dày khỏe lên hay yếu đi.

Bằng cách hạn chế ăn các loại thực phẩm nhất định, bạn có thể giảm bớt các triệu chứng của mình, trong khi các loại thực phẩm chống viêm khác có thể giúp bạn điều trị vấn đề một cách tự nhiên.

Khi bị đau dạ dày, chúng ta nên dùng các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, các thực phẩm giúp cho việc chữa lành các vết loét hoặc có thể chọn các thực phẩm có khả năng giúp giảm tiết acid.

Đau dạ này nên ăn gì ?

Dư thừa lượng axit clohydric (HCI) trong dạ dày thời gian dài chính là nguy cơ chủ yếu gây ra tình trạnh đau dạ dày.

Vì thế, để giảm cơn đau dạ dày người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm có tác dụng hạn chế bài tiết hoặc trung hòa lượng axit HCL cũng như các loại thực phẩm dạng mềm, dễ tiêu hóa.

Tinh bột nghệ

Nghệ là phương thuốc phổ biến dành cho một loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Bạn có thể dùng nghệ xay ra thành tinh bột sau đó pha với nước, mật ong để uống mỗi ngày.

Curcumin là hoạt chất có nhiều ở nghệ, đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ điều trị. Nó có thể xoa dịu các cơn đau dạ dày cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vết loét.

Tuy nhiên bạn đặc biệt lưu ý rằng, nghệ vàng và nghệ đen có tác dụng hoàn toàn khác nhau. Nghệ đen không những không giúp điều trị bệnh này mà còn làm cho bệnh diễn biến nặng hơn.

Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì - Gừng tươi, chanh và mật ong

Việc bổ sung gừng thêm vào thực đơn sử dụng hàng ngày như uống trà gừng hay ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp bạn có thể cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là một trong các cách đơn giản nhất giúp điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.

Từ xa xưa, những người bị viêm loét dạ dày đã biết ăn gừng kết hợp cùng chanh và mật ong bởi gừng được biết đến là loại củ mang nhiều lợi ích, đối với bệnh nhân thì nó cũng không ngoại lệ. Gừng kết hợp với mật ong và chanh là loại nước uống có lợi cho bệnh nhân dạ dày.

Theo Đông y gừng và mật ong có tính ấm, giàu giá trị dinh dưỡng, có tác dụng giải độc, nhuận tràng, tăng tiết dịch dạ dày. Chanh có tính sát khuẩn, ngăn ngừa và phục hồi các vết loét. Vì vậy, kết hợp ba nguyên liệu trên giúp giảm đau, điều trị bệnh hiệu quả.

Đau dạ dày nên ăn sữa chua

Probiotics hoặc một số loại thực phẩm lên men nhất định đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng có thể cung cấp cho đường ruột của bạn rất nhiều vi sinh vật sống có lợi để tăng khả năng miễn dịch.

Tiêu thụ các loại thực phẩm probiotic như sữa chua, kim-chi, dưa cải bắp. Những vi khuẩn tốt này có thể giúp chống viêm loét dạ dày.

Đau dạ dàu nên ăn gì để giảm đau - Khoai tây

Khoai tây chứa  lượng lớn tinh bột. Khi tinh bột vào cơ thể nó có thể được chuyển hóa nhanh chóng thành glucose. Glucose có thể bảo vệ dạ dày và thúc đẩy nhu động dạ dày, đường ruột.

Ăn khoai lang giảm đau bao tử

Khoai lang giàu protein, đường, vitamin, chất béo, canxi, muối vô cơ, sắt ...Một lượng vừa đủ khoai lang có thể giúp bạn nuôi dưỡng lá lách, dạ dày, thận và da, bảo vệ và hỗ trợ dạ dày làm việc hiệu quả.

Đang đau dạ dày nên ăn gì - Bánh quy

Bánh quy được coi là biện pháp giảm đau dạ dày tức thời và có khả năng hấp thụ axit dạ dày. Dù chưa có kết luận rõ ràng về điều này, nhưng bánh quy vẫn được coi là phương thuốc giảm đau tự nhiên và thần kỳ nhất với người bị bệnh dạ dày.

Ăn cơm trắng để giảm đau dạ dày

Cơm trắng có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày. Khi dạ dày của bạn trở nên khó chịu thì bạn nên dùng một số thực phẩm nhạt như: cơm trắng, bánh mỳ nướng, khoai tây luộc…

Những thực phẩm này hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày làm giảm nguy cơ tiêu chảy.

Cải bó xôi (Rau chân vịt)

Cải bó xôi có chứa hàm lượng lớn scellulose. Sự hấp thụ đầy đủ của cellulose có thể thúc đẩy nhu động đường ruộng và cải thiện đại tiện, thúc đẩy sự bài tiết của tuyến tụy và cải thiện hệ tiêu hóa.

Người bệnh đang dùng thuốc đau dạ dày kết hợp với việc thường xuyên ăn cải bó xôi thì bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.

Rau thì là

Trong cây thì là có chứa nhiều anethole, loại chất này có tác dụng kích thích được việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa.

Cây thì là cũng là nguồn cung cấp phong phú axit aspartic, nó giúp chống đầy hơi.Đó là lý do mà tại sao nhiều người lại có thói quen nhai loại hạt thì là này sau bữa ăn.

Đau dạ dày nên làm gì – ăn đậu bắp

Trong đậu bắp có nhiều chất như vitamin B, E, C, carotene…và một số hoạt chất khác có tác dụng bồi bổ sức khoẻ và đặc biệt là tốt cho dạ dày.

Trong đậu bắp có chứa protein kết dính khi kết hợp một số chất như pectin, polysaccharides giúp làm lành vết thương ở dạ dày một cách tuyệt vời.

Và loại chất nhầy này còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa được các nguy cơ gây tổn thương cho niêm mạc của dạ dày.

Đau dạ dày nên ăn gì - Cà tím

Trong quả cà tím thành phần dinh dưỡng cao, với nhiều loại vitamin như Vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C và những khoáng chất vi lượng khác như sắt, kẽm, magiê, mangan, kali…

Ngoài ra còn có chất béo, đường, protid hay cellulose. Ăn nhiều cà tím sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Ăn tỏi giúp giảm đau dạ dày

Trong danh sách các loại thực phẩm kháng khuẩn, giúp tiêu hóa tốt không thể thiếu tỏi. Nghiên cứu trên động vật đã tìm thấy rằng chiết xuất tỏi có thể giúp ngăn ngừa viêm dạ dày do H. pylori gây ra.

Bên cạnh đó, tỏi cũng giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày. Bạn có thể thêm tỏi vào khi chế biến các món ăn hàng ngày.

Cây bạc hà giảm đau bao tử

Bạc hà thường được dùng để điều trị cho các chứng khó tiêu, cơn đau bụng bất ngờ hay chứng ợ nóng và bị đầy hơi.

Ngoài ra, bạc hà cũng có các tác dụng khác như : kích thích sự ngon miệng hay điều trị cơn buồn nôn và các chứng đau đầu. Thêm vào nữa, trà bạc hà cay còn có thể giúp giảm đau họng.

Lá nguyệt quế

Lá nguyệt quế còn được dùng trong việc điều trị các chứng đau nửa đầu hay căng thẳng và lo lắng. Nó cũng có khả năng giúp cải thiện tiêu hóa và giúp giải độc hệ tiêu hóa.

Bí ngô (bí đỏ)

Trong bí ngô có chất pectin sẽ làm giảm vết loét dạ dày rất hữu hiệu và an toàn, hỗ trợ dạ dày và hệ tiêu hoa slàm việc tốt hơn.

Các loại thực phẩm thô

Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi ăn nhiều thực phẩm thô thay thế cho thực phẩm đã tinh lọc là giải pháp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của những người bị rối loạn tiêu hóa hay các chứng bệnh về đau dạ dày.

Thực phẩm thô hay là các loại hạt toàn phần như: gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu...; một số loại hạt có chứa chất béo như mè, hạt điều hay hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt...

Trong thành phần của thực phẩm thô có chứa rất nhiều các chất xơ, sinh tố và các chất khoáng, những sinh tố nhóm B rất cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa của các chất và tiêu hóa thức ăn.

Hơn nữa, hạt thô có chứa rất nhiều chất có khả năng chống oxy hóa quan trọng giúp bảo vệ lớp màng tế bào của thành trong của dạ dày.

Đau dạ dày nên ăn gì - Sữa thực vật

Những loại sữa làm từ thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa mè đen, sữa hạt lanh, sữa  óc chó…đều rất tốt.

Chẳng hạn trong sữa hạnh nhân có chứa kiềm giúp trung hòa axit trong dạ dày, sữa đậu nành thì lại cực ít chất béo và tuyệt đối an toàn, hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Nước điện giải ion kiềm

Nước điện giải ion kiềm được tạo ra bởi máy điện giải. Máy điện giải là phát minh vĩ đại của các nhà khoa học Nhật Bản.

Nước điện giải ion kiềm có 4 tính chất vô cùng quý giá, giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh đau dạ dày.

Bốn tính chất đó là giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, dồi dào hydro phân tử, giàu vi khoáng tự nhiên và phân tử nước siêu nhỏ.

Trong đó, tính kiềm tự nhiên như rau xanh và các phân tử nước nhỏ giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau dạ dày vô cùng hiệu quả.

Nước ion kiềm giàu tính kiềm tự nhiên sẽ giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày rất hiệu quả, bảo vệ niêm mạc dạ dày và kích thích nhu động ruột.

Còn các phân tử nước siêu nhỏ sẽ giúp dạ dày hấp thụ thức ăn tốt hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc tốt nhất.

Viên loét dạ dày nên uống trà xanh

Các nhà nghiên cứu cho rằng hợp chất chống oxy hóa trong trà có thể giúp chống viêm dạ dày. Đáng tin cậy, catechin trà có thể hoạt động hay có tác dụng nếu sự gia tăng tỉ lệ chủng vi khuẩn dẫn đến kháng kháng sinh.

Bên cạnh đó, trà xanh cũng có tác dụng làm dịu cơn đau dạ dày. Bạn cũng có thể thay thế trà xanh bằng trà hoa cúc, cũng rất tốt cho người bệnh dạ dày.

Viêm loét dạ dày nên uống gì - Trà hoa cúc

Một loại trà khác cũng rất thân thiện với dạ dày đó là trà hoa cúc. Sử dụng khoảng 10g hoa cúc khô để pha trà, sau đó pha cùng với 30ml mật ong tự nhiên để uống khi còn ấm nóng vừa giúp giải nhiệt, vừa có tác dụng kháng viêm và chống lại các cơn co thắt ở dạ dày rất hiệu quả.

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì

Để cải thiện bệnh hiệu quả, nên kết hợp đầy đủ các thực phẩm phù hợp. Vậy người bị đau dạ dày nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất.

Đau dạ dày nên ăn chuối

Chuối là thực phẩm tốt cho người đau dạ dày và được các bác sỹ khuyên người bệnh nên ăn. Trong chuối có những dưỡng chất và thành phần cấu tạo có khả năng trung hòa được lượng axit vượt ngưỡng trong dạ dày.

Ngoài ra, trong chuối còn có chất kali giúp hỗ trợ giảm huyết áp, khống chế lượng natri để hạn chế tăng huyết áp cũng như gây những tổn hại lên mạch máu.

Đặc biệt, trong chuối có chất xơ hoà tan pectin rất tốt cho dạ dày, giúp hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hoá, táo bón cũng như tiêu chảy ở người bệnh.

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì - Đu đủ chín

Đu đủ chín chứa nhiều thành phần có lợi, giàu chất xơ, các vitamin và khoáng chất, có khả năng chống lại oxy hóa, ngăn ngừa và phục hồi viêm nhiễm rất tốt cho hệ tiêu hóa, dạ dày.

Đặc biệt, người bị viêm loét dạ dày nếu ăn nhiều hoa quả có chứa các vitamin A, C, E sẽ rất tốt bởi trong loại quả này, làm ngăn ngừa các vết loét tái phát, giảm tình trạng viêm và loét tối đa.

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn nhiều quả lựu

Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, ăn lựu đều đặn sẽ giúp ngăn ngừa và phục hồi các vết loét và đồng thời giúp giảm các cơn đau từ do bệnh gây ra.

Đây là loại quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất dinh dưỡng, có lợi cho bao tử và sức khỏe con người.

Đau dạ dày nên ăn gì - Táo

Táo là loại trái cây có tác dụng dùng để bôi trơn hệ tiêu hóa, và giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời loại trái cây này sẽ cung cấp ka, cal cho cơ thể.

Lớp ngoài vỏ táo có chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên, nó có tính hòa tan, giãn nở khi gặp phải nước, đồng thời có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày cũng như đường ruột, điều đó giúp cho quá trình bài tiết được thuận lợi hơn.

Táo cũng rất hữu ích với người bị táo bón. Để có thể tránh cho hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc quá tải trong khi chống chọi với những cơn đau dạ dày, chúng ta có thể làm một ly sinh tố táo hoặc các món mứt táo mà mình yêu thích.

Đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau - Quả bơ

Bơ là loại trái cây được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho căn bệnh đau dạ dày. Nó chứa nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất giúp làm dịu niêm mạc, tạo một lớp nền che phủ các vết lở loét dạ dày.

Không những thế mà bơ còn bổ sung khá nhiều chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho cơ thể người bệnh săn chắc và đủ chất hơn.

Ăn việt quất giảm đau bao tử

Trong thành phần việt quất có chứa nhiều chất khoáng, vitamin, chất xơ và đặc biệt là chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, hạn chế sự hình thành và gây hại của gốc tự do, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, chất proanthocyanidins flavonoid trong việt quất cũng hỗ trợ chống lại vi khuẩn, ngăn ngừa sự kết dính và hoạt động của vi khuẩn Hp gây tổn thương dạ dày.

Đau bao tử nên ăn gì - Dâu tây

Không chỉ cung cấp vitamin, chất khoáng cho cơ thể, dâu tây còn chứa những hoạt chất hỗ trợ làm lành tổn thương do viêm, loét dạ dày. Bạn có thể ăn dâu tây nguyên quả, nước ép hoặc sinh tố dâu tây đều mang lại hiệu quả tương tự.

Đau dạ dày nên ăn chery

Quả cherry rất giàu flavonoid (chất chống oxy hóa) nên những người bị bệnh viêm nhiễm trong cơ thể, bao gồm viêm dạ dày, viêm ruột, hay viêm khớp đều cần thêm quả cherry vào thực đơn.

Người bệnh dạ dày ăn cherry có thể cải thiện chức năng đường ruột, tăng cường sức đề kháng, ức chế hoạt động của vi khuẩn H.pylori, ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ăn nha đam giảm đau dạ dày

Nha đam (lô hội) được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và chữa lành. Bổ sung nha đam trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày giúp trung hòa axit dạ dày, se lành niêm mạc bị tổn thương do viêm, loét.

Đồng thời, khả năng giảm nồng độ H.pylori – xoắn khuẩn gây 80% bệnh dạ dày của nha đam cũng đã được chứng minh.

Nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất khoáng tự nhiên, lợi tiểu, giảm cân, giảm acid dịch vụ trong dạ dày, cải thiện chức năng đường ruột.

Nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt chứa nhiều vitamin C,K, B6 thuộc nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe. Cải thiện tiêu hóa, cải thiện thị lực đặc biệt hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, kiềm nồng acid trong dịch vị.

Đau dạ dày không nên ăn gì ?

Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe dạ dày ở phía trên, thì người mắc bệnh cũng cần biết những loại thực phẩm không nên ăn. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng đau dạ dày cũng như ngăn ngừa tiến triển và biến chứng của bệnh. Vậy bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?

Thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày

Đau dạ dày không nên ăn các loại thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày như:

Thực phẩm nhiều acid

Người bị đau dạ dày nên kiêng những thực phẩm nhiều acid:

Một điều đáng chú ý là sau khi ăn hải sản không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid lactic (cam, quýt, bưởi, nho...) sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng và làm sinh ra các chất độc hại gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.

Thực phẩm gây chướng bụng

Người bị đau dạ dày cũng không nên sử dụng những loại thực phẩm gây chướng bụng như:

Do chúng có khả năng tạo hơi trong dạ dày. Không nên ăn trứng chưa chín vì lòng trắng trứng sống chứa chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, gây đầy bụng, khó tiêu.

Top 10+ món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày

Dưới đây là một số món ăn rất tốt cho những người bị đau dạ dày, bạn có thể tham khảo và đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Món ăn tốt nhất cho người đau dạ dày - cháo hạt sen với thịt

Người xưa nói cháo là vật bổ nhất thế gian. Cháo là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Cháo nấu với hạt sen giúp dạ dày không co bóp mạnh , giảm cơn đau dạ dày.

Cháo hạt sen với hồng xiêm non

Nguyên liệu: Hạt sen 100g, củ mài 50g, hồng xiêm non 15g, đường phèn 20g

Cách làm:

Nên ăn 3 lần/ngày vào lúc đói khi cháo còn nóng. Dùng liên tục trong 2-3 ngày, nếu sử dụng thường xuyên được thì rất tốt cho việc điều trị bệnh đau dạ dày

Cháo phật thủ nấu với đường phèn

Nguyên liệu: Quả phật thủ 15g; Đường phèn 15g; Gạo lức 100g

Cách làm:Rửa sạch phật thủ đun lấy nước. Cho gạo lứt đãi sạch và đượng phèn vào nấu cháo. Mỗi ngày nên ăn 1 bát và chia làm 2-3 lần

Cháo thịt dê với cao lương

Nguyên liệu: Thịt dê 100g, Gạo cao lương 100g, Muối ăn vừa đủ

Hướng dẫn: Rửa sạch thịt dê, thái quân cờ sau đó cho cùng gạo cao lương đã đãi sạch cùng 1 lít nước nấu loáng. cho muối ăn, gia vị vừa đủ tùy khẩu vị từng người. Mỗi ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1 bát

Cháo rau sam, búp ổi và hồng xiêm non

Chuẩn bị: Rau sam 30g; Búp ổi non 20g; Quả hồng xiêm non 10g; Gạo 30g; Gia vị

Rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non cho vào nồi thêm nước đun sôi thật kỹ, chắt lấy nước bỏ bã. Gạo xay thành bột mịn, cho vào nước rau sam quấy đều, đun nhỏ lửa. Khi cháo chín cho bột gia vị vào. Ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói. Cần ăn liền 2 – 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt.

Món ăn tốt cho người đau dạ dày – Dạ dày lợn nấu tiêu

Chuẩn bị: 1 dạ dày lợn (bao tử heo), một ít tiêu, 60g đậu phộng, gia vị

Cách làm: Dạ dày lợn làm sạch, rồi cho tiêu và đậu phộng vào bao tử heo, thêm nước, hầm với lửa lớn cho đến khi bao tử chín thì nêm gia vị.

Chia vài lần dùng, có tác dụng dưỡng vị (bồi bổ cho dạ dày), bổ khí

Đau dạ dày nên ăn gì - Canh bí ngô

Nhiều người muốn tiêu diệt các vi khuẩn trong cơ thể của họ bằng cách ăn bí ngô. Bạn có thể nấu bí ngô vào súp hoặc cháo cho bữa ăn tối.

Có thể nói canh bí ngô là một giải pháp rất hữu hiệu và an toàn cho bệnh đau dạ dày. Pectin trong món canh bí ngô sẽ làm giảm bớt vết loét dạ dày. Nấu bí ngô với một ít gạo rồi ăn hoặc nấu chè bí ngô

Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì - Cháo gạo nếp táo đỏ

Theo các nghiên cứu y tế thì cháo gạo nếp táo đỏ là một trong những món cháo ngon, bổ, rẻ dành cho người đau dạ dày, viêm loét bao tử.

Chuẩn bị: Bạn cần có 50g gạo nếp, 10 quả táo đỏ và đường kính trắng.

Cách thực hiện: Cho táo đỏ đã rửa sạch vào nồi hầm trong khoảng 10 phút sau đó cho gạo nếp đã vo sạch vào nấu cùng. Khi cháo chín múc ra bát cho thêm đường tùy khẩu vị ăn, dùng khi cháo còn ấm.

Với cách nấu đơn giản, nhanh gọn cháo gạo nếp táo đỏ đem lại tác dụng hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày, nhanh chóng làm dịu các cơn đau dạ dày trong thời gian ngắn.

Cháo lạc đậu đỏ

Người đau dạ dày chắc chắn không thể bỏ qua món cháo lạc đậu đỏ thơm ngon, bổ dưỡng, đây là món cháo được các bác sĩ chuyên khoa dạ dày khuyên dùng. Cách thực hiện món cháo này như sau:

Chuẩn bị: 30g gạo tẻ, 50g lạc, 30g đậu đỏ, đường phèn.

Cách thực hiện:

Món cháo lạc đậu đỏ này sẽ giúp cho những vết viêm loét dạ dày lành nhanh hơn, đậu đỏ và lạc khi được nấu mềm sẽ dễ tiêu hoá, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể.

Cháo thịt bằm gừng tươi

Món cháo cuối cùng trong danh sách người đau dạ dày nên ăn cháo gì chính là cháo thịt bằm gừng tươi. Thịt bằm ninh nhừ kết hợp với gừng tươi có tính ấm sẽ rất tốt cho người bị đau dạ dày giúp giảm bớt các cơn đau đồng thời bổ sung đủ dưỡng chất giúp dạ dày nhanh phục hồi.

Cách thực hiện món cháo này như sau:

Chuẩn bị: 50g gạo tẻ, 300g thịt heo xay nhuyễn, 10g gừng tươi, hành tím, hành lá, các loại gia vị.

Cách thực hiện: Lấy gừng gọt sạch vỏ, thái thành sợi mỏng, thái nhỏ hành lá, hành tím thái lát mỏng. Thịt mang đi ướp gia vị trước khi nấu. Cho gạo đã vo sạch vào nồi ninh nhừ rồi cho thịt hầm cho thịt mềm thật kĩ. Khi cháo chín mức ra bát, cho gừng đã thái sợi vào rồi thưởng thức lúc cháo còn nóng.

Người bị đau dạ dày nên ăn lươn nấu đảng sâm

Công dụng: Các nguyên liệu trong món ăn lươn nấu đảng sâm có tác dụng tốt trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày, sử dụng thường xuyên giúp hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Sử dụng món này ăn chung với cơm, thực hiện 2 lần/tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất

Khoai tây nấu bạch cập

Công dụng: Khoai tây nấu bạch cập là món ăn rất tốt cho những người bị viêm loét dạ dày và xuất huyết dạ dày, giúp làm giảm đau và mạnh dạ dày.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Sử dụng để ăn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một muỗng canh

Kiên trì thực hiện để đạt hiệu quả tốt

Thịt gà hầm xương cá mực

Công dụng: Món ăn thịt gà hầm xương cá mực có tác dụng rất tốt trong điều trị đau tá tràng và dạ dày do dư axit bên trong dạ dày.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Sử dụng để ăn chung với cơm, nên thực hiện 2 lần/tuần

Món ăn tốt cho người bị đau dạ dày - Lợn nấu đậu tương

Công dụng: Món ăn dạ dày lợn nấu đậu tương tất tốt cho những người bị đau dạ dày do viêm dạ dày mãn tính, có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Sử dụng món ăn này chung với cơm trong các bữa ăn chính hàng ngày

Sau vài tuần thực hiện, các triệu chứng của bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm

Dạ dày lợn nấu quýt

Công dụng: Sử dụng món ăn bao tử heo nấu quýt có tác dụng nhuận khí khai vị, rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.

Nguyên liệu:

Cách thực hiện:

Sử dụng khi còn nóng để đạt hiệu quả tốt

Kiên trì thực hiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày dần được đẩy lùi

Đau dạ dày nên làm gì – ăn gà hầm sâm

Có các triệu chứng chủ yếu như đau và đầy tức vùng thượng vị, đau lan ra hai bên hông sườn, ợ hơi, ợ chua, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi mỏng.

Nguyên liệu: Thịt gà 100g, đảng sâm 10 – 20g, hoài sơn 20 – 30g, gừng 3 miếng.

Thực hiện: Thịt gà bỏ mỡ, cắt nhỏ. Đảng sâm, gừng, hoài sơn rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, hầm khoảng 90 phút, nêm nếm gia vị vừa dùng. Dùng ăn nóng vào lúc đói bụng.

Canh đu đủ nấu sườn

Khi nhắc đến những món ăn tốt cho dạ dày thì không thể bỏ qua món canh đu đủ nấu sườn. Cách nấu rất đơn giản.

Chuẩn bị: Đu đủ xanh 1 quả, lạc 150g, sườn 500g, táo tàu 9 quả và lượng gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: Đu đủ gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành miếng. Lạc mang ngâm 30 phút. Sườn rửa sạch, táo tàu bỏ hạt.

Sau đó mang tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đun lửa to với lượng nước vừa đủ, khi sôi chuyển ninh lửa nhỏ trong vòng 3 tiếng, sau đó nêm gia vị vừa miệng và thưởng thức.

Canh nấm thịt nạc

Nguyên liệu chuẩn bị: Nấm tươi 100g, thịt nạc 100g và lượng gia vị vừa đủ.

Cách chế biến: Nấm tươi rửa sạch, thịt nạc cắt miếng. Sau đó mang cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ. Khi thịt chín thì nêm gia vị cho vừa miệng ăn.

Trứng gà tam thất

Nguyên liệu: Củ sen tươi 100g, bột tam thất lượng vừa, trứng gà 1 quả và gia vị.

Cách chế biến: Củ sen rửa sạch, cho vào máy xay lấy nước, bỏ bã. Lấy nước cốt trộn với bột tam thất và trứng gà, dùng lửa nhỏ để nấu sau đó nêm gia vị cho vừa ăn.

Cách dùng: Mỗi ngày 1 mẻ chia 2 lần dùng, món ăn này có tác dụng kiện tỳ, dưỡng vị.

Cá hấp các loại

Cá là món ăn chứa nhiều protein, axit béo, omega-3, các vitamin và khoáng chất dinh dưỡng. Người bệnh có thể ăn cá, tuy nhiên nên ăn cá hấp thay vì chiên, rán, gỏi cá sống,…

Đặc biệt khi chế biến nên hạn chế các gia vị như ớt, tiêu, xả,… để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bánh mì với trứng gà

Bổ sung lượng tinh bột vừa phải, kèm với trứng gà luộc cũng tốt cho dạ dày. Với hàm lượng tinh bột vừa phải ăn uống khoa học, dễ dàng giảm cơn đau, hồi phục viêm mạc dạy dày kéo dài.

Ngoài ra bạn có thể nấu những món ăn dễ tiêu : bún, phở, nhóm thức ăn mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa được.

Lời kết

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những thông tin hữu ích về chủ đề đau dạ dày nên ăn gì ? Chắc các bạn cũng biết được một chế độ ăn uống hợp lý không những giúp người bị đau dạ dày mau chóng khỏi bệnh mà còn có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày cho tất cả mọi người.

Hãy thực hiện theo để có một sức khỏe tốt cho bạn và người thân nhé!.

Các tìm kiếm liên quan đến đau dạ dày nên ăn gì

Đang đau dạ dày nên ăn gì

Đau dạ dày nên ăn gì de giảm đau

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì

Viêm loét dạ dày nên ăn uống gì

Đau dạ dày nên làm gì

55 món an tốt nhất cho người đau dạ dày

Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà

Cách chữa bệnh đau dạ dày