Đau thượng vị: 10+ nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được những thông tin đầy đủ nhất về bệnh đau thượng vị. Cụ thể như đau thượng vị là gì. Nguyên nhân, triệu chứng đau vùng thượng vị ra sao. Đau thượng vị nên ăn gì, kiêng gì. Cách chữa đau thượng vị tại nhà, Tây y, Đông Y nào an toàn, hiệu quả, tốt nhất. Nếu đây cũng là vấn đề bạn quan tâm, đừng bỏ lỡ nhé!

Đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị là cảm giác đau và căng tức xung quanh vùng trên rốn và dưới mũi xương ức. Những cơn đau này có thể xuất hiện âm ỉ nhưng cũng có thể kéo dài, quoằn quại. Cơn đau lan từ trước bụng ra sau lưng.

Tình trạng đau thượng vị thường xuất hiện ở nam, nữ độ tuổi trưởng thành, từ 25- 45 tuổi. Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nhiều so với nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết cơn đau vùng thượng vị

Để nhận biết cơn đau vùng thượng vị, các bạn có thể dựa vào những triệu chứng sau đây:

Đau thượng vị từng cơn

Những cơn đau vùng thượng vị chỉ diễn ra trong chốc lát rồi biến mất nhưng lặp lại nhiều lần trong ngày mà không có thời gian cụ thể.

Tuy xuất hiện ngắn ngủi nhưng người bệnh thường bị đau thắt dữ dội. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao sau khi cơn đau kết thúc, người bệnh thường mệt mỏi, đuối sức, ra nhiều mồ hôi, chán ăn.

Đau thượng vị ợ hơi

Thỉnh thoảng, cơn đau vùng thượng vị mới xuất hiện. Cảm giác đau đớn không quá dữ dội mà trở nên nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, ngoài cơn đau tức ở vùng ngực thì người bệnh còn đi kèm thêm triệu chứng ợ nóng, ợ hơi.

Đau thượng vị lan ra sau lưng

Nếu cơ thể bạn xuất hiện những cơn đau nhói từ thượng vị lan ra sau lưng, bệnh đã ở giai đoạn nặng. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện âm ỉ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Nhưng càng về sau, cơn đau càng xuất hiện rầm rộ và nghiêm trọng hơn.

Đau thượng vị lan tỏa lên ngực

Axit dịch vị tiết ra quá nhiều sẽ tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày gây ra những cơn đau lan tỏa từ thượng vị lên ngực.

Nóng rát vùng thượng vị

Nếu bạn là người có những thói quen như: Ăn quá no, thích ăn thức ăn cứng, thích đồ chua, nghiện cà phê, … Hãy từ bỏ ngay những điều này nhé. Bởi đó chính là những nguyên nhân hàng đầu khiến bạn rơi vào tình trạng nóng rát ở vùng thượng vị.

Thường xuyên buồn nôn và nôn

Một triệu chứng khác mà người đau thượng vị dễ gặp phải là ít có cảm giác đói hoặc thèm ăn, cơ thể bị suy nhược. Sau khi ăn thường có cảm giác nôn, buồn nôn.

Đau vùng thượng vị là bệnh gì? – 7 Bệnh lý gây đau thượng vị chớ coi thường

Nguyên nhân đau thượng vị rất đa dạng và khó xác định. Tùy vào vị trí đau, tính chất cơn đau và các biểu hiện đi kèm mới có thể nắm rõ đau thượng vị là bệnh gì.

Theo các chuyên gia y tế, đau thượng vị là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý sau:

1.Viêm dạ dày cấp – Nguyên nhân hàng đầu gây đau vùng thượng vị

Viêm dạ dày cấp là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm do vi khuẩn tấn công, do rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc bị tổn thương. Bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không được điều trị kịp thời khi chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó khắc phục.

Một số dấu hiệu viêm dạ dày cấp mà các bạn cần cảnh giác là:

2.Đau vùng thượng vị do loét dạ dày 

Niêm mạc dạ dày hoặc ruột non khi bị vi khuẩn xâm lấn thời gian dài sẽ dẫn đến viêm loét. Những người lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh chống viêm cũng thường rơi vào rắc rối này.

Loét dạ dày thường gây nên những triệu chứng bất thường sau:

3.Viêm thực quản cũng có thể gây đau vùng thượng vị

Nếu bạn bị đau vùng thượng vị, không loại trừ khả năng bạn đã mắc viêm thực quản.

Viêm thực quản được hiểu là tình trạng niêm mạc thực quản bị viêm do dị ứng, nhiễm trùng, kích ứng mãn tính từ thuốc hoặc do axit trào ngược từ dạ dày lên. Viêm thực quản có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn như: Chít hẹp thực quản, sẹo thực quản.

Người bệnh mắc viêm thực quản sẽ có dấu hiệu:

4.Đau tức vùng thượng vị do trào ngược dạ dày

Theo quán tính, thức ăn sau khi qua miệng, họng, thực quản sẽ xuống dạ dày để tiêu hóa trước khi được đẩy ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, ở những người trào ngược dạ dày thì không hề như vậy. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày thay vì xuống ruột non, ruột già thì lại đi ngược lên thực quản.

Sự di chuyển bất thường này khiến người bệnh gặp những rắc rối sau:

5.Đau thượng vị do rối loạn chức năng gan - mật

Do vị trí của gan- mật nằm gần với vùng thượng vị nên gan- mật bị tổn thương sẽ gây nên triệu chứng đau thượng vị.

Nếu bạn có tiền sử áp xe gan, viêm gan, sỏi gan, sỏi mật, … đừng thắc mắc vì sao bản thân lại bị đau thượng vị nhiều đến vậy nhé.

6.Viêm tụy cấp cũng có thể gây đau thượng vị

Viêm tụy cấp là nguyên nhân gây đau thượng vị xảy ra khá phổ biến hiện nay. Một số triệu chứng khác có thể đi kèm là:

7.Các bệnh về tim mạch cũng khiến bạn đau ở vùng thượng vị

Đau ở vùng thượng vị cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề về tim mạch như đau tim hoặc đau thắt ngực (đau ngực do tim không nhận đủ oxy).

Đau thượng vị nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây đau thượng vị. Bởi vậy, muốn chữa khỏi bệnh, điều cần làm trước tiên là thay đổi thói quen ăn uống.

Đau thượng vị nên ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm, tìm hiểu. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Đau thượng vị kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cũng có những nhóm thực phẩm nên kiêng bởi chúng khiến cơn đau thượng vị dữ dội hơn. Bạn hãy loại bỏ ngay những món ăn này ra khỏi thực đơn của mình nếu không muốn sống chung với cơn đau nhé.

Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa đau thượng vị dạ dày. Cách thực hiện những bài thuốc này vô cùng đơn giản, ai cũng có thể làm được. Hơn nữa, nguyên liệu khá dễ tìm, chi phí thấp.

Nếu những cơn đau vùng thượng vị mới chỉ xuất hiện, chưa nghiêm trọng các bạn có thể áp dụng những cách chữa sau.

1.Dùng gừng tươi là cách chữa đau thượng vị nhanh nhất

Cách chữa đau thượng vị nhanh nhất chính là sử dụng gừng tươi. Gừng càng già, hiệu quả càng cao.

Gừng sau khi rửa sạch, cạo vỏ các bạn đem thái lát mỏng. Tiếp đó cho gừng vào một cốc nước sôi, hòa thêm nửa thìa cà phê mật ong. Tính ấm của gừng sẽ giúp dạ dày được xoa dịu, những cơn đau giảm thiểu đáng kể. Thêm vào đó, hệ tiêu hóa được tiêu viêm, kháng khuẩn nên hoạt động trơn tru hơn.

Với trà gừng, các bạn nên uống sau khi ăn 30 phút hoặc dùng ngay khi đau thượng vị.

2.Cách giảm đau vùng thượng vị bằng tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ là cách giảm đau vùng thượng vị khá phổ biến của người Việt. Minh chứng rõ rệt nhất cho việc này chính là trong căn bếp của mỗi gia đình luôn để sẵn 1 lọ tinh bột nghệ. Ngoài tác dụng giảm đau còn dùng làm đẹp da, hỗ trợ tiêu hóa hoặc làm gia vị cho các món ăn.

Để giảm đau vùng thượng vị bằng tinh bột nghệ, các bạn chỉ cần pha 2 muỗng tinh bột nghệ với nước ấm. Uống trước bữa ăn 15 – 20 phút. Nếu bạn muốn loại bỏ bớt vị đắng của tinh bột nghệ, bạn có thể cho thêm thìa mật ong.

Một lưu ý nhỏ dành cho bạn đó là không nên sử dụng tinh bột nghệ cho phụ nữ mang thai, người cho con bú và người bệnh tiểu đường.

3.Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày bằng nước muối loãng

Nước muối loãng không chỉ dùng để súc miệng, giảm sưng viêm mà còn là mẹo chữa đau thượng vị dạ dày hữu hiệu.

Mỗi buổi sáng khi thức dậy, bạn dùng một chút muối biển sạch pha cùng nước ấm rồi uống. Nhớ chỉ nên uống 1 cốc thôi bạn nhé!

4.Trị đau thượng vị tại nhà bằng bạc hà

Bạc hà là loại lá có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau rất tốt. Nếu bạn thường xuyên bị đau thượng vị, lá bạc hà có thể giúp bạn khắc phục phần nào những rắc rối gặp phải.

Đối với lá bạc hà, các bạn có thể ăn sống. Hoặc pha trà gừng mật ong cho kèm 1-2 lá bạc hà hòa cùng. Uống ngày 2 lần để có tác dụng tốt nhất.

5.Bài thuốc dân gian chữa đau thượng vị từ chuối hột

Chuối hột có khả năng làm giảm đau và giúp hạn chế cơn đau do vùng thượng vị mang tới. Chỉ cần sử dụng 10 quả chuối hột cùng 20gr rau má, 10gr lá sen, 20gr gạo lứt, 15gr diếp cá và đu đủ chín. Sau đó đem sắc cùng với 1 lít nước lọc. Khi sắc xong đem ra để vào chai và uống hàng ngày.

Đau thượng vị uống thuốc gì? – Thuốc Tây y chữa đau thượng vị nhanh nhất

Khi bị đau vùng thượng vị, nhiều người bệnh chọn sử dụng thuốc để làm giảm cơn đau nhanh và hiệu quả. Khi bị đau bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như:

Lưu ý: Để việc dùng thuốc đúng người, đúng bệnh các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Không nên sử dụng thuốc tùy tiện để tránh bệnh biến chứng nguy hiểm hơn.

Bài thuốc Đông Y chữa đau vùng thượng vị

Theo Đông Y, để chữa đau vùng thượng vị cần tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời tăng cường chất nhầy giúp những vết thương tại thượng vị, dạ dày được bao bọc và phục hồi nhanh chóng.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y an toàn, hiệu quả mà các bạn có thể lựa chọn.

1.Bài thuốc chữa đau tức thượng vị do căng thẳng

Dùng Ô dược, cam thảo, diên hồ sách, sa nhân, hương phụ, trần bì (mỗi loại 12 g) đem sắc với nước cho đến khi còn khoảng 150ml thì có thể uống. Ngày chia 3 lần sau bữa ăn khoảng 30 phút.

2.Bài thuốc trị đau thượng vị do hỏa uất

Bạn chuẩn bị các nguyên liệu thược dược, trần bì, thạch bì, chi tử, bối mẫu. Đem tất cả sắc với nước. Chia uống 3 lần trong ngày sau ăn.

3.Bài thuốc Cao Bình Vị Tâm Minh Đường

Cao Bình Vị được giới chuyên môn đánh giá là sản phẩm tiêu biểu của "Tủ thuốc Đông y Việt Nam". Sản phẩm đang nhận được sự tin dùng của hàng nghìn bệnh nhân trên cả nước.

Để chữa đau thượng vị dạ dày, Cao Bình Vị ưu tiên sử dụng các vị thuốc như: Nhân trần, bạch mao căn, cây chỉ thiên, kim ngân hoa, hoàng bá, cối xay.

Những loại thuốc này cùng lúc ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết acid dịch vị. Vừa giữ nhiệm vụ tăng tiết dịch nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày, ngăn chặn tái phát.

4.Bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán

Nếu bạn muốn điều trị đau thượng vị bằng Đông Y, Bài thuốc Sơ Can Bình Vị Tán là một trong những gợi ý mà bạn có thể tham khảo. Thuốc được bào chế và phân phối độc quyền bới Trung tâm Thuốc dân tộc, đơn vị uy tín hàng đầu về Y học Cổ truyền.

Sơ Can Bình Vị Tán được bào chế từ rất nhiều loại dược liệu quý. Điển hình như: Bố chính sâm, tam thất, bạch thược, ô tặc cốt, bắc sài hồ, kim ngân hoa, … Sản phẩm được bào chế dưới 2 dạng chính cho người bệnh tiện sử dụng là cao mềm và dạng viên.

Lời kết:

Như ở trên chúng tôi đã chia sẻ, đau thượng vị tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nắm được những thông tin cụ thể về bệnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và điều trị kịp thời, hiệu quả. Từ đó bảo vệ sức khỏe bản thân được tốt nhất.

Các tìm kiếm liên quan đến đau thượng vị

cách chữa đau thượng vị nhanh nhất

mẹo chữa đau thượng vị dạ dày

đau thượng vị sau khi ăn

đau thượng vị dạ dày nên ăn gì

đau thượng vị kiêng ăn gì

lá cây chữa đau thượng vị

đau thượng vị đi ngoài

cách giảm đau vùng thượng vị