Lịch khám thai định kỳ : Chia sẻ 11 mốc khám thai cần chú ý

Lịch khám thai định kỳ chuẩn của Bộ y tế gồm 11 mốc quan trọng. Các mẹ bầu hãy ghi nhớ và khám thai đầy đủ để mẹ và bé cùng được theo dõi sức khỏe tốt nhất. Đồng thời, sớm phát hiện, khắc phục và phòng ngừa những bất thường xảy ra.

Que thử thai 2 vạch khiến gia đình bạn vỡ òa trong niềm vui sướng. Bạn chỉ muốn đi khám thai ngay để quan sát bé yêu. Vậy nhưng, liệu việc khám thai ngay đã đúng chưa. Đâu là các mốc khám thai quan trọng cần thực hiện. Hãy cùng chúng tôi tham khảo kinh nghiệm đi khám thai định kỳ từ chuyên gia nhé !

Tại sao nên khám thai định kỳ ?

Khám thai định kỳ vô cùng cần thiết trong quá trình mang thai bởi những ý nghĩa sau:

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất

Khám thai lần đầu khi nào, khi nào nên đi khám thai lần đầu, trễ kinh bao lâu thì đi khám thai. Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em khi mang thai lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm.

1.Khám thai lần thứ nhất

Thời gian: Thai nhi từ 5 - 8 tuần tuổi.

Mục đích: Xác định chắc chắn có thai hay không, và vị trí làm tổ của thai.

Xét nghiệm cần thực hiện:

Tư vấn:

2.Lần khám thứ hai

Thời gian: Thai nhi khoảng 8 tuần tuổi

Mục đích: Kiểm tra toàn diện hơn, bác sĩ sẽ siêu âm xác định tim thai, các vấn đề của phôi thai, nếu trong lần đầu đi khám, thai quá nhỏ bác sĩ chưa xác định được.

Xét nghiệm: các xét nghiệm cơ bản giống lần một

3.Lần khám thai định kỳ thứ 3

Thời gian: Tuần thai từ 10 - tuần 13.

Mục đích: Kiểm tra các dị tật ở thai nhi

Xét nghiệm:

Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai (từ tuần 14 – 27 tuần 6 ngày)

1.Lần khám thứ tư

Thời gian: thai nhi từ 14 - 16 tuần tuổi

Mục đích: kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các nguy cơ về dị tật bẩm sinh

Xét nghiệm: các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe thông thường như xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, ...

2.Lần khám thai định kỳ thứ 5

Thời gian: Khi thai nhi được 16 - 20 tuần tuổi

Mục đích: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi và các dị tật bẩm sinh bằng các xét nghiệm chính xác hơn.

Xét nghiệm:

Chọc ối xét nghiệm được thực hiện khi bác sĩ phát hiện có bất thường liên quan đến các dị tật của thai nhi

3.Lần khám thai thứ 6

Thời gian: thai nhi từ 20 - 24 tuần tuổi

Mục đích: kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường (tim, chân tay, bụng, xương, não, cột sống, thận) và kiểm tra vị trí bám của nhau thai, lượng nước ối.

Xét nghiệm:

Nếu kiểm tra thấy các bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định đình chỉ thai nghén. Việc làm này nên được thực hiện trước tuần thứ 24 của thai kỳ

4.Lịch khám thai định kỳ lần khám thứ 7

Thời gian: thai nhi từ 24 tuần - 27 tuần 6 ngày

Mục đích: Kiểm tra sự bất đồng nhóm máu, sự thay đổi bất thường trên cơ thể mẹ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi

Xét nghiêm:

Lịch khám thai 3 tháng cuối – Lịch khám thai trong tam cá nguyệt thứ 3

1.Lần khám thai thứ 8

Thời gian: Thai nhi 28 - 32 tuần tuổi

Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai.

Tiêm ngừa uốn ván: tiêm vắc-xin ngừa uốn ván cho mẹ để phòng ngừa bệnh uốn ván rốn cho thai nhi, tiêm hai mũi cách nhau một tháng, mũi thứ hai cách ngày sinh dự kiến ít nhất là một tháng.

Xét nghiệm:

Xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai.

Đo độ dài cổ tử cung đánh giá nguy cơ sinh non.

Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau.

Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, ...

2.Lịch khám thai định kỳ lần khám thứ 9

Thời điểm: Thai nhi 32 - 36 tuần tuổi.

Khám thai:

Xét nghiệm:

Xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai

Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau

Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, ...

3.Lần khám thai thứ 10

Thời điểm: Thai nhi 36 - 39 tuần tuổi

Khám thai:

Xét nghiệm:

Xác định ngôi thai và hướng dẫn xoay ngôi thai

Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau

Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, ...

4.Lần khám thai định lỳ thứ 11

Thời điểm: Thai nhi sau 39 tuần tuổi

Mục đích:

Các trình tự khám thai và các xét nghiệm cần thiết tương tự như giai đoạn từ 36-39 tuần tuổi. Những thăm khám và xét nghiệm đặc biệt trong giai đoạn này bao gồm:

Những điều cần lưu ý phải đi khám ngay trong ba tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm và quan trọng. Mẹ bầu cần hết sức giữ gìn trong giai đoạn này. Bên cạnh việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ, thai phụ cần lưu ý thêm một số hạng mục chính sau:

Chú ý dấu hiệu thai máy:

Thai phụ cần chú ý đếm số lần cử động của thai nhi mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối, hoặc ít nhất một lần trong ngày nếu bạn bận, mỗi lần đếm trong 30 phút.

Chú ý đến các dấu hiệu chuyển dạ sinh:

Nếu có những dấu hiệu sau, sản phụ cần đi khám ngay:

Lời kết:

Lịch khám thai định kỳ mà chúng tôi  chia sẻ bao gồm 11 mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần ghi nhớ. Để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho mẹ và thai nhi trong suốt quá trình trước - trong - sau sinh, các mẹ hãy lựa chọn cơ sở khám thai an toàn, uy tín, tin cậy nhé.

Các tìm kiếm liên quan đến lịch khám thai định kỳ

lịch khám thai định kỳ chuẩn

lịch khám thai định kỳ benh vien tu du

lịch khám thai định kỳ từ dũ

lịch khám thai chuẩn nhất

kinh nghiệm đi khám thai định kỳ

lịch khám thai chuẩn của bộ y tế

lịch khám thai 3 tháng cuối

lịch khám thai xét nghiệm cần thiết