7 tư thế quan hệ khi mang thai, an toàn cho bé - cực phê cho mẹ

Tư thế quan hệ an toàn khi mang thai như thế nào? Có nên quan hệ khi mang thai? quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không ? Đây là câu hỏi tưởng cũ mà không bao giờ cũ với những bà bầu lần đầu. Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về vấn đề quan hệ tình dục thế nào nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi, sức khỏe người phụ nữ khi mang bầu.

Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai là điều cấm kỵ tuyệt đối trong tâm trí của một số phụ nữ, đặc biệt là khi họ phải đối phó với các chứng buồn nôn, nôn mửa, và áp lực mệt mỏi khi mang thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ lại muốn quan hệ tình dục trong thai kỳ. Và quý ông cũng vậy, được chia thành 2 nhóm có quan niệm khác nhau về tình dục trong thời kỳ mang thai.

Một số quý ông cho rằng có vẻ vẫn thỏai mái và thấy được sự hấp dẫn ở phụ nữ đang mang thai, nhưng các quý ông khác lại sợ làm tổn thương em bé hoặc vợ mình khi đang mang thai.

Có nên quan hệ khi mang thai ?

Quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không ? Hầu hết các chuyên gia chia sẻ: Phụ nữ thường nghĩ rằng “chuyện ấy” khi mang thai có thể ảnh hưởng đến phần đầu của em bé, cản trở sự phát triển não bộ. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ trừ khi có cảnh báo của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, mẹ bầu vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.

Dayna Salasche, MD, Phó giáo sư sản phụ khoa của Đại học Northwestern cho biết: "Tình dục trong thai kỳ rất an toàn đối với hầu hết phụ nữ mang thai không có hoặc nguy cơ rất thấp về biến chứng khi mang thai. Cô  nói: "Một số người cảm thấy thích thú điều đó khi mang thai nhiều hơn và những người khác thì ít thích hơn”.

Trong thời kỳ bầu bì, chẳng những mẹ không giảm ham muốn tình dục mà còn ham muốn “được yêu” còn tăng cao hơn bình thường. Trừ khi có cảnh báo tiêng của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh còn lại mẹ cứ “bỏ qua tất cả” để “yêu” như bình thường.

Trong trường hợp muốn quan hệ khi mang thai, điều quan trọng vẫn là quan hệ đúng cách, đúng tư thế. Hãy tìm hiểu kỹ những kiến thức về vấn đề này để đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé.

7 tư thế quan hệ khi mang thai an toàn cho cả mẹ và bé

Nói là kinh điển vì đó là những tư thế truyền thống nhưng “khoái cảm” vẫn cực đỉnh ngay cả khi mẹ đang có bầu.

1.Tư thế quan hệ khi mang thai “mặt đối mặt”

Khi bụng bầu chưa quá lớn thì tư thế này hoàn toàn có thể thực hiện mà không gây bất cứ cản trở nào. Hãy để anh ấy ngồi ở mép giường còn bạn sẽ ngồi lên đùi trong tư thế đối mặt. Quyền chủ động sẽ thuộc về mẹ bầu khi có thể chủ động tăng, giảm nhịp độ cuộc “yêu” theo ý muốn của mình.

2.Tư thế quan hệ an toàn khi mang thai - góc tù

Đây là tư thế thích hợp trong tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ bầu có thể nằm ngửa và tạo với ông xã một góc hình chữ V. Đồng thời bạn đặt một chiếc gối bên dưới lưng để hỗ trợ nâng đỡ và tạo ra cảm giác thoải mái cho chân của ông xã. Bằng cách này bạn sẽ giảm bớt hầu như hoàn toàn trọng lượng của chồng lên bụng bầu đấy.

3.Tư thế “hai cây kéo”

Tên gọi đã nói lên tất cả. Bạn chỉ cần tưởng tượng bạn giống như một cây kéo vậy, và chồng là cây kéo còn lại là dễ dàng thực hiện thành công. Bầu chỉ cần nằm một cách lười biếng và tận hưởng cảm xúc thăng hoa. Yên tâm rằng ông xã sẽ biết cách làm thế nào để cả hai “lên đỉnh” mà không làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

4.Tư thế quan hệ từ phía sau (Doggy)

Trong 7 tư thế quan hệ kinh điển, đây là tư thế được yêu thích nhất. Tư thế này mang lại cho chồng sự chủ động và dễ kích thích điểm G. Đồng thời lúc này bụng bầu không gây cản trở 2 người. Một lưu ý cần nhớ không bao giờ được quan hệ quá mạnh bạo, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng để đảm bảo an toàn cho cho thai nhi.

5.Tư thế quan hệ khi mang thai 3 tháng giữa “cưỡi ngựa”

Tư thế này được gọi là “chiều chồng” tức là chàng chẳng cần làm gì ngoài tận hưởng. Tư thế này mẹ bầu hoàn toàn có thể điều chỉnh độ nông, sâu và tư thế sao cho cảm thấy thoải mái và thăng hoa nhất. Bầu cũng được chủ động thay đổi nhịp độ theo cảm xúc còn đôi tay chàng được giải phóng.

6.Tư thế “bầu bên trên”

Với tư tư thế này, bụng bầu không chịu bất kỳ tác động nào dù có quan hệ mạnh hơn một chút và chỉ áp dụng khi bụng bầu còn nhỏ. Cả hai vợ chồng có thể từ từ thư giãn và tận hưởng. Bầu có thể chủ động cuộc yêu, tăng giảm nhịp độ, điều chỉnh độ nông, sâu.

7.Tư thế “úp thìa”

Tư thế nằm cho bà bầu tốt nhất là nghiêng vì luôn đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi các cơ ít bị kéo căng nhất. Trong tam cá nguyệt cuối cùng đây là tư thế quan hệ ổn nhất. Mẹ chỉ cần nằm thật thoải mái trên giường để chồng ôm bạn từ phía sau, “tiến tới” một cách từ từ và tận hưởng. Với tư thế này, người chồng thậm chí có thể mát-xa, ve vuốt nhẹ lưng và dọc cơ thể khiến mẹ bầu thấy thư giãn hơn.

Những triệu chứng nào sau khi quan hệ tình dục lúc mang thai cần gọi bác sĩ ngay?

Cần đi khám sản - phụ khoa để biết không có những bất thường về thai, về phần phụ, cổ tử cung, về rau thai. Trong trường hợp có những dị tật về tử cung, ví dụ như hở eo tử cung mở, việc quan hệ tình dục dễ dẫn đến những sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi nấm, virus) và tinh dịch vào sẽ làm ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

Bởi vì trong tinh dịch của đối tác có chất prostaglandin làm tử cung co bóp mạnh, vì vậy, trong những tháng cuối thai kỳ, người chồng nên sử dụng bao cao su để tránh kích thích bé ra sớm. Trong trường hợp này, tốt hơn là tránh quan hệ tình dục khi mang bầu.

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, việc xuất tinh trong hay ngoài hoặc sử dụng bao cao su hay không tùy thuộc vào sở thích và thói quen của mỗi cặp vợ chồng, bởi co bóp của tử cung trong giai đoạn này khi sinh hoạt tình dục hoàn toàn là cơn co bóp sinh lý, khác hoàn toàn co bóp chuyển dạ.

Một số trường hợp sau khi quan hệ, bà bầu thấy bị ra máu, cần đi khám ngay để được xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó sẽ được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Việc quan hệ tình dục như thế nào cho đúng khi mang bầu nên tham khảo bác sĩ sản khoa.

Có thai 1 tuần quan hệ có sao không

Trong tuần đầu tiên, thậm chí nhiều mẹ còn chưa nhận ra dấu hiệu có thai nên quan hệ không ảnh hưởng gì. Cần lưu ý rằng, có một số chị em gặp phải tình trạng chảy máu trong thời gian giao hợp.

Điều này được lý giải là do một số mao mạch trong cổ tử cung đang bị sưng, có thể vỡ khi bị kích thích mạnh khi quan hệ. Thông thường không có gì phải lo lắng nhưng mẹ vẫn có thể trao đổi với bác sĩ nếu muốn.

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 7

Bước sang giai đoạn cuối thai kỳ, nỗi lo mang bầu 7 tháng có nên quan hệ tình dục lại khiến chị em trăn trở. Nhiều mẹ bầu lo sợ việc gần gũi chồng lúc này có thể gây nguy hiểm cho em bé như chảy máu vùng kín, sinh non... nên đành chấp nhận “nhịn yêu” để đảm bảo an toàn cho con yêu. Liệu đây có phải là quyết định đúng đắn?

Nếu bạn có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có các khuyến cáo y tế từ bác sĩ chuyên khoa sản thì đừng ngần ngại trì hoãn, thậm chí là tuyệt đối từ chối quan hệ tình dục khi cơ thể mới bước vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

Quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối như thế nào

Bụng càng ngày càng to và cảm giác lo sợ khi ngày sinh sắp đến gần khiến nhiều mẹ bầu không cảm thấy hứng thú lắm khi “yêu” trong giai đoạn này. Ngoài ra, việc tìm tư thế an toàn và thoải mái cũng trở nên khó khăn hơn. Tư thế chồng nằm phía sau vợ có thể là sự lựa chọn an toàn trong giai đoạn này, bởi sự xâm nhập sẽ không quá sâu và cũng không tạo áp lực trên bụng.

Tuy nhiên những đối tượng dưới đây cần lưu ý và có thể “chống chỉ định”… yêu:

Những phụ nữ có tiền căn bị sẩy thai nhiều lần, sinh non, xuất huyết hoặc cổ tử cung suy yếu (tình trạng cổ tử cung giãn ra do áp lực của bé đè lên trong giai đoạn 3 tháng giữa và đầu 3 tháng cuối thai kỳ), quan hệ có thể không an toàn.

Thai phụ bị nhau tiền đạo (tình trạng nhau thai che bít cổ tử cung) có nguy cơ cao xuất huyết nếu quan hệ trong giai đoạn này. Những thai phụ bị vỡ ối non, xảy ra khi màng ối và màng đệm vỡ trước chuyển dạ, nên tránh quan hệ tình dục.

Thai phụ bị nhau tiền đạo sẽ nguy hiểm nếu quan hệ trong 3 tháng cuối thai kỳ

Theo đó, nếu thai phụ nhận thấy có chảy máu hay chất có mùi hôi sau giao hợp nên báo ngay cho bác sĩ. Dịch hôi có thể là dấu hiệu viêm nhiễm có khả năng xâm nhập ngược lên tử cung và chảy máu là dấu hiệu của một vấn đề nào đó.

Cuối cùng, ngoại trừ những mẹ bầu kể trên “chống chỉ định” quan hệ trong thai kỳ, nếu bạn có sức khỏe tốt, hãy thoải mái đừng nên quá lo lắng về chuyện “yêu” trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ.

Tần suất quan hệ khi mang thai bao nhiêu lần / tuần là hợp lý ?

Hiện nay, chưa có bất cứ nghiên cứu nào đưa ra tần suất cụ thể cho việc quan hệ khi mang thai. Nguyên nhân là do một số mẹ bầu trong suốt giai đoạn thai kỳ thường gặp cảm giác ốm nghén, mệt mỏi nên rất sợ làm “chuyện ấy”.

Tuy nhiên, cũng có một số bà bầu do lượng hormone trong cơ thể thay đổi nên cảm xúc ham muốn tình dục cũng trở nên mạnh mẽ hơn.

Điều quan trọng nhất vẫn là tùy thuộc vào tình cảm của hai vợ chồng cũng như sức khoẻ của mẹ mà quyết định tuần suất quan hệ khi mang thai sao cho phù hợp.

Quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong

“Xuất tinh vào âm đạo khi đang mang thai có sao không?” bác sĩ chuyên khoa cho biết: Điều này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ thai phụ và thai nhi. Khi có thai các cặp vợ chồng vẫn nên quan hệ bình thường và đặc biệt, nên quan hệ đúng cách.

Nhiều người cho rằng giao hợp có thể làm hại em bé trong bụng, tinh trùng có thể xâm nhập và tử cung làm bẩn bào thai, làm tổn hại sự phát triển của thai. Họ còn lo khi khoái cực, tử cung có thể co bóp mạnh làm ra máu, dọa sảy hoặc sảy thai. Nhiều người kiêng sex 3 tháng đầu (sợ sảy thai) và 3 tháng cuối (sợ nhiễm trùng tử cung, đẻ non).

Sự thực nếu thai nghén bình thường, một thai thì dương vật của người chồng không chạm đến được thai, không thể gây hại cho em bé và tinh dịch cũng không vào tử cung được.

Các tìm kiếm liên quan đến có nên quan hệ khi mang thai

quan hệ khi mang thai có ảnh hưởng gì không

quan hệ khi mang thai có được xuất vào trong

quan hệ khi mang thai có nên cho vào trong

quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối

có thai 1 tuần quan hệ có sao không

quan hệ khi mang thai tháng cuối

quan hệ khi mang thai tháng thứ 7

tần suất quan hệ khi mang thai

----------