Quảng Cáo

Dấu hiệu bị bệnh giang mai

01/03/2017

“Rất nhiều người dù phát hiện bản thân có dấu hiệu bị bệnh giang mai nhưng không có kiến thức về bệnh nên chậm trễ trong điều trị. Bệnh khi đã bước sang giai đoạn 2, 3 do xoắn khuẩn đã xâm nhập vào máu nên sẽ gây nên nhiều biến chứng khôn lường, điều trị bệnh ở giai đoạn này không chỉ tốn kém về thời gian, chi phí mà tỷ lệ thành công trong điều trị cũng sẽ giảm sút.”- Bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM chia sẻ.

Bệnh giang mai luôn là nỗi ám ảnh của nam, nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh có thể lây nhiễm nhanh chóng qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, qua đường truyền máu, qua những tiếp xúc trực tiếp hoặc từ mẹ sang con. Xoắn khuẩn giang mai có thời gian ủ bệnh rất dài, ngắn thì vài tuần cho đến vài tháng, lâu thì có thể lên đến 30-40 năm.

Dấu hiệu bị bệnh giang mai thường khó nhận biết ở giai đoạn đầu và rõ rệt hơn ở những giai đoạn về sau. Theo các chuyên gia y tế Phòng khám Đa khoa quốc tế, bệnh giang mai được chia thành 3 giai đoạn phát triển chính. Triệu chứng bệnh giang mai trong mỗi giai đoạn sẽ có sự khác biệt nhất định, cụ thể như sau:

1.Dấu hiệu bị bệnh giang mai giai đoạn 1

Triệu chứng bệnh xuất hiện sau khoảng 3 tuần kể từ lần đầu tiên bạn có những tiếp xúc tình dục không an toàn với người mang xoắn khuẩn. Trong giai đoạn 1, bệnh giang mai chỉ gây nên một vết trợt hình tròn hay bầu dục duy nhất rất nông, không có mủ được gọi là “săng giang mai”. Săng giang mai có khả năng tự lành dù không được chữa trị gì khiến nhiều người lầm tưởng bản thân đã khỏi bệnh nhưng trên thực tế xoắn khuẩn đã bắt đầu xâm nhập vào máu.

2. Dấu hiệu bị bệnh giang mai ở giai đoạn 2

Nếu như ở giai đoạn 1 bệnh giang mai chỉ gây nên một vết trợt duy nhất  thì ngược lại khi chuyển sang giai đoạn 2 trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện nhiều nốt ban đối xứng hơn. Những nốt này có đặc điểm là màu hồng, không gây ngứa ngáy, khó chịu… Vị trí xuất hiện của các nốt ban có thể là ở hai bên mạng sườn, ở ngực hoặc bụng . Giang mai giai đoạn 2 thường xuất hiện trong khoảng từ 1- 2 tuần, sau đó chúng tiếp tục phát triển trong khoảng từ 1-3 tuần và sau đó mất đi.

Trong một số trường hợp trên niêm mạc da người bệnh có thể có những mảng sẩn, nốt phỏng nước, hay vết loét ở da và niêm mạc… Chúng có màu đỏ, và thường có kích thước bằng hạt đỗ, những nốt sẩn này thường hay bong vảy, có viền da ở xung quanh, có ranh giới rõ ràng…

3.Dấu hiệu bị bệnh giang mai ở giai đoạn 3

Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh giang mai. Triệu chứng bệnh không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà đã dần lây lan ra các bộ phận lân cận trên toàn bộ cơ thể với những biểu hiện cụ thể như sau:

-Giang mai củ: Đặc điểm của những những người mắc củ giang mai là kích thước củ giang mai to bằng hạt ngô và có ranh giới rõ ràng. Giang mai có thể là hình cầu hoặc là mặt phẳng, không đối xứng, và có màu đỏ (nhìn giống như màu mận chín hoặc hơi ngả tím)…

-Giang mai thần kinh: Bệnh có thể xảy ra trong khoảng thời gian khá dài (từ 4- 25 năm). Bệnh có khả năng gây nên tình trạng suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, hay bị động kinh, đột quỵ…

-Giang mai tim mạch: trường hợp này thì bệnh thường phát triển trong khoảng thời gian từ 10- 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Phình mạch thường là biến chứng của bệnh, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có thể bị tổn thương mạch máu trong trường hợp này.

Dấu hiệu bị bệnh giang mai càng sớm được phát hiện việc điều trị càng dễ dàng và mang hiệu quả cao hơn. Nếu bạn đã trót lỡ quan hệ tình dục không an toàn trước đó lại mắc kèm những biểu hiện bất thường nêu trên vật càng không nên trì hoãn việc thăm khám và điều trị. Mọi thắc mắc xin gửi về địa chỉ Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM qua tổng đài tư vấn hoặc đường dây nóng 0168 558 1111 để được các chuyên gia y tế giải đáp cụ thể.