Quảng Cáo

Mang thai ngoài tử cung : Dấu hiệu, nguyên nhân, chuẩn đoán, điều trị

23/12/2020

Mang thai ngoài tử cung là một trong những biến chứng nguy hiểm ở thai kỳ. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm đến thai nhi mà còn đe dọa đến tính mạng của thai phụ. Do đó, việc nắm rõ những triệu chứng của mang thai ngoài tử cung sớm là điều vô cùng cần thiết.

Nội dung bài viết sau bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM sẽ bật mí những thông tin thú vị xung quanh mang thai ngoài tử cung. Bao gồm dấu hiệu mang thai ngoài tử cung tháng đầu, nguyên nhân mang thai ngoài tử cung, điều trị thai ngoài tử cung. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Theo bác sĩ Vân, mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai không nằm ở buồng tử cung. Thay vào đó lại nằm phía ngoài tử cung như cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, ổ phúc mạc…

Thông thường, khi quá trình thụ tinh diễn ra sẽ có hàng triệu tinh trùng được phóng vào âm đạo. Tuy nhiên, chỉ có một tinh trùng khỏe mạnh nhất gặp trứng để tạo nên hợp tử. Sau đó, hợp tử sẽ nhân đôi và di chuyển vào ống dẫn trứng, vào buồng tử cung để làm tổ.

Nhưng vì lý do nào đó khiến cho quá trình di chuyển của hợp tử đến buồng tử cung gặp trục trặc và phát triển ở nơi bị ách tắc. Sau đó, hợp tử sẽ bám vào và phát triển như những trường hợp mang thai thông thường. Nhưng đây không phải là nơi an toàn, thai càng lớn thì sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo thống kê, cứ 1.000 nữ giới mang thai thì có khoảng 5 – 6 người mang thai ngoài tử cung. Mặc dù tình trạng này chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng chị em cần lưu ý về vấn đề này.

Nguyên nhân gây mang thai ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung, cụ thể là ở vòi trứng chiếm đến 95%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ống dẫn trứng bị tổn thương, bị viêm hoặc bị tác động bởi những tác nhân dưới đây:

Tiền sử chửa ngoài tử cung:

Chị em đã từng chửa ngoài tử cung thì lần mang thai tiếp theo sẽ có nguy cơ chửa ngoài tử cung. Nguyên nhân do ống dẫn trứng bị biến dạng, tổn thương.

Thắt ống dẫn trứng thất bại hoặc đảo ngược ống dẫn trứng:

Thắt ống dẫn trứng thất bại hoặc đảo ngược ống dẫn trứng:

Nhiều chị em sau khi triệt sản không thành công cũng sẽ gặp tình trạng chửa ngoài tử cung. Lúc này, trứng sau khi đã thụ tinh không thể đẩy vào buồng từ cung thay vào đó lại làm tổ ở ống dẫn trứng.

Đặt vòng tránh thai:

Đặt vòng tránh thai:

Nhiều trường hợp đã tháo vòng tránh thai cũng có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

Bệnh viêm vùng chậu (PID):

Mang thai ngoài tử cung là biến chứng nguy hiểm của bệnh việm vùng chậu. Do đó, chị em mắc bệnh lý này cần điều trị dứt điểm trước khi mang thai.

Ống dẫn trứng hẹp hoặc bị dị tật:

Vòi trứng bị dị tật hay hẹp là nguyên nhân khiến trứng khó đi vào buồng tử cung. Lúc này, trứng sẽ làm tổ ở vị trí ngoài tử cung và phát triển tại đó.

Từng điều trị vô sinh:

Từng điều trị vô sinh:

Theo một thống kê cho thấy, chị em đã từng thụ tinh trong ống nghiệm sẽ có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung. Trứng sau khi đã thụ tinh sẽ rất khó đưa vào buồng tử cung.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục;

Bệnh lậu, chlamydia, viêm nhiễm… là những bệnh lây qua đường tình dục làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung.

Sẹo từ các ca phẫu thuật vùng chậu trước:

Chị em đã từng phẫu thuật ở vùng chậu nhưng để lại sẹo sẽ có nguy cơ mang thai ở buồng trứng hoặc vòi trứng.

Hút thuốc:

Hút thuốc:

Hút thuốc lá ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của chị em. Trong đó, chửa ngoài tử cung cũng là một trong những biến chứng phải kể đến.

Nguyên nhân do các chất có trong thuốc lá sẽ làm thoái hóa các lông mao. Nên trứng sau khi thụ tinh sẽ không đến được tử cung mà phát triển ở ống dẫn trứng.

Sử dụng thuốc sinh sản:

Chị em từng sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản sẽ có khả năng thai bám vào các vị trí ngoài tử cung.

Phụ nữ trên 35 tuổi:

Chị em trên 35 tuổi sẽ có khả năng thụ thai thấp, đồng thời nguy cơ mang thai ngoài tử cung cũng cao hơn.

Thụt rửa âm đạo:

Thói quen thụt rửa âm đạo không đúng cách có thể khiến trứng được thụ tinh không vào được tử cung.

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nửa tháng đầu

Mang thai ngoài tử cung là biến chứng nguy hiểm ở thai kỳ, có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ. Do đó, chị em cần nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung nửa tháng đầu kịp thời. Nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế các biến chứng.

Theo đó, một số dấu hiệu để nhận biết chửa ngoài tử cung bao gồm:

Chảy máu âm đạo bất thường

Chảy máu âm đạo bất thường

Triệu chứng mang thai ngoài tử cung đầu tiên đó là chảy máu âm đạo bất thường. Thực tế, có nhiều chị em chủ quan cho rằng đây là dấu hiệu mang thai mà không nghĩa rằng đây là dấu hiệu chửa ngoài tử cung.

Khi thai lớn, ống dẫn trứng bị vỡ, tình trạng chảy máu sẽ diễn ra ồ ạt và nghiêm trọng hơn.

Đau bụng dữ dội một bên

Khi mới mang thai, nếu chị em bị táo bón, đau bụng dữ dội bên trái hoặc phải. Kèm theo đó là chảy máu âm đạo bất thường thì đây là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung.

Nồng độ hCG trong máu giảm dần

Khi mang thai, nồng độ hCG trong nước tiểu sẽ tăng dần theo độ tuổi thai. Nhưng nếu chị em chửa ngoài tử cung, nồng độ hCH sẽ tăng ít hoặc đứng yên.

Cơ thể mệt mỏi

Cơ thể mệt mỏi

Thông thường, khi mang thai chị em sẽ thấy chuột rút nhẹ, chóng mặt, mệt mỏi nhưng chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ. Còn trường hợp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn thì có thể là do mang thai ngoài tử cung.

Cảm giác buồn nôn

Cảm giác buồn nôn

Mặc dù thai nằm ở ngoài tử cung nhưng đây vẫn là hiện tượng mang thai. Nên chị em vẫn sẽ gặp triệu chứng thai nghén bình thường.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng sẽ thường xuyên bị đau vai gáy, càng về sau mức độ đau càng nghiêm trọng. Đồng thời, huyết áp của thai phụ cũng sẽ bị hạ xuống đột ngột gây khó thở, mệt mỏi.

Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Câu trả lời là “CÓ”.

Tình trạng mang thai ngoài tử cung sẽ khiến phôi thai không thể phát triển bình thường. Nghiêm trọng hơn, nếu không can thiệp sớm thai nhi to và có thể gây vỡ vòi trứng. Lúc này, thai phụ sẽ bị mất máu nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng.

Cụ thể hơn, bác sĩ Vân cho hay, mang thai ngoài tử cung có thể diễn ra một trong ba hướng sau:

Vỡ vòi trứng gây chảy máu vào ổ bụng

Vỡ vòi trứng gây chảy máu vào ổ bụng

Trường hợp thai lớn sẽ ăn mòn các mạch máu của vòi trứng, vòi trứng bị căng phồng ra. Đến một giai đoạn nào đó, khối thai sẽ làm vỡ vòi trứng và mạch máu gây chảy máu vào ổ bụng.

Trường hợp này được các bác sĩ cảnh báo là rất nguy hiểm. Nếu mất máu quá nhiều có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Thai ngoài tử cung tự ngưng phát triển

Thai ngoài tử cung tự ngưng phát triển

Một trường hợp khác đó là các tế bào nuôi thai không phát triển. Do đó, không thể cung cấp máu đến khối thai, hệ quả là thai sẽ ngưng phát triển.

Ở trường hợp này, thai phụ sẽ được theo dõi đến cho khi thai nhi ngưng phát triển hoàn toàn mà không cần điều trị.

Sẩy khối thai qua loa vòi vào trong ổ bụng

Khối thai làm tổ sai vị trí nên dễ bị bong ra và gây sẩy thai, chảy máu. Nếu chảy máu ở mức độ nhẹ, ứ máu trong vòi trứng thì thai sẽ tự tiêu đi. Còn nếu tình trạng chảy máu nặng sẽ gây ứ đọng máu ở khoảng ổ bụng, từ đó hình thành các khối máu tụ. Trường hợp nặng nhất đó là khối thai sẩy gây chảy máu ồ ạt khắp ổ bụng.

Chẩn đoán phát hiện thai ngoài tử cung sớm

Để chẩn đoán chính xác bản thân có mang thai ngoài tử cung hay không, chị em cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được làm một số xét nghiệm, kiểm tra.

Theo đó, một số phương pháp chẩn đoán bao gồm:

Khám phụ khoa:

Khám phụ khoa:

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám ở vùng chậu để phát hiện thai có nằm ngoài tử cung hay không. Nếu thai nằm ngoài tử cung thì kích thích tử cung sẽ giữ nguyên.

Siêu âm:

Siêu âm:

Mục đích của siêu âm là kiểm tra tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng, cũng như vị trí của thai nhi.

Xét nghiệm beta hCG:

Xét nghiệm beta hCG:

Nếu thai kỳ khỏe mạnh, nồng độ hCH sẽ tăng lên sau 2 ngày. Còn nếu nồng độ hCH giảm hoặc giữ nguyên thì chị em đã mang thai ngoài tử cung.

Nồng độ progesterone:

Nồng độ progesterone:

Xét nghiệm nếu nồng độ progesterone dưới 20mmol/l bạn đang mang thai ngoài tử cung. Nếu progesterone trên 25mmol/l thai bình thường và trên 60mmol/l là thai đang phát triển tốt, khỏe mạnh.

Điều trị thai ngoài tử cung an toàn

Thai nằm ngoài tử cung không thể giữ và phát triển như thai nhi bình thường. Do đó, thai phụ nên thăm khám sớm và điều trị thai ngoài tử cung an toàn. Tránh trường hợp để thai to, bị vỡ đe dọa đến tính mạng người mẹ.

Điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật là phương pháp điều trị thai ngoài tử cung an toàn, hiệu quả hiện nay. Cụ thể như sau:

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc áp dụng cho những trường hợp phát hiện sớm, ống dẫn trứng chưa bị vỡ và chưa chảy máu.

Theo đó, thai phụ sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc Methotrexate. Đây là thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của phôi thai và gây sảy thai.

Thuốc Methotrexate được sử dụng bằng đường tiêm. Chị em lưu ý, thuốc chống chỉ định với những người có tiền sử bệnh gan, thận, máu, khối phôi thai ngoài tử cung > 3,5cm. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cho những trường hợp đã được xét nghiệm hCH và được huyết thanh tăng khoảng 35% trong 48 giờ.

Điều trị bằng phẫu thuật

Điều trị bằng phẫu thuật

Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật khẩn cấp.

  • Phẫu thuật nội soi: Được áp dụng khi ống dẫn trứng chưa vỡ. Tác dụng của phương pháp này là loại bỏ phôi thai và xử lý vấn đề chảy máu, nồng độ hCH giảm.
  • Phẫu thuật khẩn cấp: Được sử dụng khi ống dẫn trứng vỡ, xuất huyết ồ ạt. Lúc này, buộc phải phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. Trường hợp buồng trứng hoặc ống dẫn trứng nặng có thể phẫu thuật cắt bỏ để đảm bảo an toàn cho thai phụ.

Giải đáp một số câu hỏi về mang thai ngoài tử cung

Phần cuối bài viết, bác sĩ Nguyễn Thị Vân sẽ giải đáp một số thắc mắc của chị em về mang thai ngoài tử cung.

Có thai ngoài tử cung thử que được không?

Có thai ngoài tử cung thử que được không?

Que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hormone hCG có trong nước tiểu. Chỉ cần chị em có thai thì nước tiểu sẽ xuất hiện hormone này. Do đó, chị em mang thai thử que vẫn lên 2 vạch.

Tuy nhiên, nồng độ homrone hCG ở chị em mang thai ngoài tử cung sẽ giảm dần. Nên trường hợp mang thai ngoài tử cung chỉ thấy lên 2 vạch mờ.

Cách chính xác nhất để kiểm tra thai đã vào tử cung hay chưa đó là siêu âm. Nếu thai chưa đủ tuần để vào tử cung, bác sĩ sẽ hẹn chị em khoảng 1 – 2 tuần quay lại để kiểm tra.

Trường hợp nghi ngờ thai làm tổ ngoài tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò qua âm đạo để xác định túi thai. Hoặc có thể thực hiện nội soi ổ bụng và độ nồng độ hCH trong máu.

Thai ngoài tử cung que thử mấy vạch?

Như đã chia sẻ, thai ngoài tử cung vẫn sử dụng được que thử thai, thai vẫn báo 2 vạch. Tuy nhiên, trường hợp thai ngoài tử cung 2 vạch mờ chứ không đậm như mang thai bình thường. Do đó, nếu xuất hiện 2 vạch mờ chị em nên đi kiểm tra biết chính xác nhất.

Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Thai ngoài tử cung có giữ được không? Câu trả lời là “KHÔNG”. Nguyên nhân do thai làm tổ ở ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng. Nên khi thai lớn, ống dẫn trứng sẽ giãn ra và tự vỡ. Khiến cho thai chết lưu, sảy thai, đe dọa đến tính mạng của thai phụ.

Thai ngoài tử cung có sinh được không?

Thai nhi phát triển ở ngoài tử cung nên không thể sinh được. Đến một thời điểm nhất định, khối thai sẽ tự tiêu hoặc vỡ ra. Do đó, các trường hợp thai ngoài tử cung đều được bác sĩ khuyên nên can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.

Thai ngoài tử cung có đẩy vào được không?

Vì một nguyên nhân nào đó khiến cho trứng đã thụ tinh không thể vào buồng trứng để làm tổ, thay vào đó lại làm tổ ở vòi trứng. Một khi trứng đã làm tổ ở ngoài tử cung thì không thể đẩy vào tử cung được.

Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?

Siêu âm là giải pháp giúp xác định chính xác vị trí làm tổ của thai, kích thước của tử cung. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo chị em có thai nên đi siêu âm thường xuyên để phát hiện sớm thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Không có mốc thời gian cụ thể để thai tự vỡ. Điều này sẽ phụ thuộc vào vị trí làm tổ, kích thước và thể trạng của thai phụ. Được biết, nếu thai làm tổ ở vòi trứng thì thời gian vỡ sẽ nhanh hơn so với các vị trí khác.

Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?

Tình trạng đau bụng khi chửa ngoài tử cung cũng sẽ phụ thuộc vào cơ địa của người mẹ và thời điểm khối thai sắp vỡ. Lúc này, thai phụ sẽ có dấu hiệu đau bụng lâm râm hoặc dữ dội.

Lời khuyên cho chị em đó là nếu thấy đau bụng cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.

Khi nào thai ngoài tử cung tự tiêu?

Trường hợp thai nhi nhỏ, chưa vỡ, thai phụ có thể theo dõi sự thoái triển của thai nhi. Thời gian tự tiêu của thai không thể xác định. Tuy nhiên, thông thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhiều trường hợp thai sẽ tự tiêu.

Lời kết

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị thai ngoài tử cung. Đây là biến chứng thai kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe sinh sản và tính mạng của chị em. Do đó, chị em nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xử lý kịp thời.