Thuốc tiêm tránh thai : phương pháp ngừa thai hiệu quả mà chi phí thấp
24/12/2020
Bên cạnh việc ngừa thai bằng thuốc, thì thuốc tiêm tránh thai cũng là phương pháp được nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Tuy nhiên, thuốc tiêm tránh thai sử dụng khi nào. Các biểu hiện chị em sẽ gặp phải sau khi tiêm thuốc tránh thai,… Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề nêu trên. Các bạn không nên bỏ qua nội dung bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Tiêm thuốc tránh thai là gì?
Là biện pháp ngừa thai tạm thời cho nữ giới. Thuốc tránh thai sẽ được tiêm trực tiếp vào vùng da dưới bắp tay haowjc cơ mông. Mặt trước của đùi.
Thuốc chỉ có tác dụng ngừa thai trong quãng thời gian là 3 tháng. Sau 3 tháng thuốc không còn tác dụng. Nếu bạn tiếp tục muốn sử dụng phương pháp này, chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiêm nhắc lại.
Do thuốc được tiêm trực tiếp vào mạch máu, vì thế sự thẩm thấu của thuốc khá là nhanh. Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc ngừa thai hiệu quả, trong vòng 1 tuần sau khi tiêm thuốc, chị em vẫn nên sử dụng các biện pháp ngừa thai khi như bao cao su khi quan hệ.
Các loại thuốc tiêm tránh thai được sử dụng phổ biến hiện nay cần phải kể đến như: Depo – Provera, Noristerat, Sayana Press.
Sau khi tiêm thuốc tránh thai. Thành phần hormon progesterone có trong thuốc sẽ làm ức chế sự rụng trứng đồng thời làm cho chất dịch nhầy trong cổ tử cung dày đặc hơn để ngăn chặn sự tiếp xúc của tinh trùng với trứng rồi thụ tinh. Khiến cho quá trình thụ thai khó có thể xảy ra.
Vì sao tiêm thuốc tránh thai được nhiều chị em tin tưởng và sử dụng
Phương pháp tiêm thuốc tránh thai được nhiều chị em tin tưởng và sử dụng rộng rãi bởi:
- Thuốc tiêm được sử dụng với liều lượng cao (150 mg/lần). Quá trình hấp thu chậm, kéo dài, chỉ cần tiêm 1 lần có thể tránh thai trong 3 tháng sau đó mà không cần dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào khác
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý, sự hưng phấn tình dục
- Với các mẹ bỉm sữa đang cho con bú sẽ không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ
- Có thể khôi phục khả năng sinh sản sau khi dừng sử dụng thuốc mà không có ảnh hưởng gì
- Hiệu quả của biện pháp gần như là tuyệt đối
- Có thể áp dụng với những chị em vừa sinh, những người bị bệnh van tim chưa biến chứng hoặc đang bị u xơ
- Không gây các rối loạn về tim mạch, huyết áp.
Thuốc tiêm tránh thai sử dụng khi nào?
Khi nào chị em nên tiêm thuốc tránh thai hoặc thời điểm tốt nhất để tiêm thuốc tránh thai? Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung- BS CKII Sản Phụ khoa cho biết:
Thông thường thuốc tiêm tránh thai sẽ được tiêm 3 tháng một lần vào vùng bắp tay hoặc cơ mông; mặt trước của bắp đùi. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp sẽ có thời điểm tiêm thuốc khác nhau. Cụ thể:
- Phụ nữ sau sinh chưa sử dụng biện pháp tránh thai nào có thể tiêm: Sau khi sinh là 48 giờ; Trong vòng 7 ngày kể từ ngày có hành kinh đầu; sau 6 tuần sau sinh khi chưa có kinh đối với chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ; hoặc 3 tuần sau sinh nếu không cho con bú.
- Với các mẹ đã cho bé bú có thể tiêm thuốc tránh thai luôn. Bởi thuốc không gây ảnh hưởng hay tác động gì đến sức khỏe, sự phát triển bình thường của trẻ.
- Nữ giới trong độ tuổi sinh sản: Tiêm thuốc tránh thai vào những ngày đang hành kinh.
- Phụ nữ sau khi phá thai: tiêm thuốc từ ngày thứ 7 sau khi phá thai.
Với mỗi đối tượng thì thời điểm thích hợp nhất để tiêm thuốc tránh thai là khác nhau. Vì thế, chị em nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và thăm khám kỹ lưỡng trước khi áp dụng biện pháp này.
Chị em cũng nên lựa chọn cho mình cơ sở y tế uy tín để thực hiện phương pháp này an toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài ra các chị em tuyệt đối không được tự ý quyết định về việc tiêm thuốc tránh thai như mua thuốc tránh thai ở hiệu thuốc rồi về nhà tự tiêm, việc làm này sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bản thân.
Các loại thuốc tiêm tránh thai
Có hai nhóm thuốC tiêm tránh thai:
- Nhóm thứ nhất thành phần có progestin, estrogen;
- Nhóm thuốc tiêm tránh thai thứ hai chỉ có progestin. Trong nhóm thứ hai có loại DMPA (Depot Medroxy Progesteron Acetat) và NETEN (Norethidone Enanthat). Loại DMPA hiện được phép và khuyến khích dùng tại nước ta từ 1990 đến nay đã triển khai ở hầu hết tỉnh thành.
Sau khi tiêm thuốc tránh thai chị em sẽ gặp các tác dụng phụ gì?
Sau khi tiên thuốc tránh thai, chị em có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn sau đây:
Bị vô kinh
Đây là dấu hiệu rất nhiều chị em gặp phải sau khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai. Bởi thuốc tránh thai có progestin cao. Do đó niêm mạc tử cung của chị em không phát triển dày lên và bong ra được. Cho nên khi tiêm thuốc chị em sẽ thấy kinh nguyệt của mình bị mất.
Kinh nguyệt không đều
Hầu hết chị em sau khi sử dụng biện pháp ngừa thai, chu kì kinh nguyệt của chị em sẽ bị rối loạn từ 1-2 tháng. Sau đó mới trở lại ổn định như lúc ban đầu
Kinh nguyệt bị rong
Kinh nguyệt bị rong cũng là một trong những triệu chứng mà nhiều chị em gặp phải sau khi tiêm thuốc tránh thai.
Đau đầu
Sau khi tiêm thuốc tránh thai có không ít chị em phụ nữ gặp phải tình trạng bị đau đầu. Tùy cơ địa của mỗi người mà mức độ đau sẽ khác nhau.
Tuy nhiên, nếu sau khi tiêm thuốc tránh thai, chị em đau đầu quá, không chịu đựng được. Chị em có thể sử dụng một trong các loại thuốc giảm đau có chứa thành phần ibuprofen hoặc paracetamol.
Nếu đau đầu trầm trọng, sau uống thuốc không giảm. Tốt nhất chị em nên khám sức khỏe toàn diện để tìm ra nguyên nhân.
Lưu ý: khi thấy bản thân có các triệu chứng nhức đầu kèm thêm mờ mắt. Chị em nên ngừng sử dụng thuốc tiêm ngừa thai và chuyển sang biện pháp tránh thai không có chứa nội tiết.
Tăng cân
Nếu chị em sử dụng thuốc tiêm tránh thai trong một khoảng thời gian dài, chị em sẽ không tránh khỏi tình trạng bị tăng cân.
Tuy nhiên, nếu như sau khi sử dụng thuốc mà tình trạng tăng cân vượt quá tầm kiểm soát. Chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ đổi thuốc tránh thai khác.
Loãng xương
Các thành phần có trong thuốc tránh thai có khả năng gây loãng xương, làm giảm độ khoáng của xương ở người sử dụng.
Thông thường, những chị em thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, ít nhất là 2 năm sẽ gặp phải tác dụng phụ này.
Có các dấu hiệu giống người mang thai
Khi tiêm thuốc tránh thai chị em sẽ gặp phải một số tác dụng phụ giống như phụ nữ mang thai như: Ngực căng tức, bụng dưới bị đau, tâm trạng thay đổi thất thường.
Bị sưng đỏ tại vị trí tiêm
Hiện tượng này sẽ mất đi một vài ngày sau khi chị em tiêm thuốc. Nếu đau và sưng quá, chị em có thể dùng khăn ấm để chườm.
Áp-xe tại vị trí tiêm
Hiện tượng này tuy ít gặp nhưng khi thấy chỗ tiêm bị sưng tấy đỏ, có cục nhô lên khỏi mặt da, mưng mủ, có thể kèm theo sốt nhẹ. Chị em cần đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay để bác sĩ trích dẫn mủ.
Chị em không nên tiêm thuốc tránh thai khi nào?
Khi có một trong những biểu hiện sau các chị em nên dừng việc tiêm thuốc tránh thai lại:
- Biết hoặc nghi ngờ mình đang mang thai
- Có kế hoạch mang thai trong thời gian tới
- Chảy máu âm đạo bất thường mà không xác định được rõ nguyên nhân
- Mắc các bệnh lý mãn tính như suy gan, suy thận, tim mạch, huyết áp, động kinh…
- Mắc chứng rối loạn máu di truyền, thiếu máu cục bộ
- Bị trầm cảm, đau nhức đầu kinh niên do các nguyên nhân khác nhau
- Người bị bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch (như nhiễm HIV/AIDS)
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Đã hoặc đang bị ung thư vú.
Tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
Theo bác sĩ Dung thì tiêm thuốc tránh bao lâu quan hệ được phụ thuộc vào thời điểm chỉ em tiêm thuốc.
Nếu chị em tiêm thuốc ngay từ ngày đầu đến ngày thứ 7 của chu kỳ kinh. Chị em có thể quan hệ tình dục luôn mà không cần phải sử dụng thêm bất cứ phương pháp ngừa thai nào.
Trường hợp chị em tiêm sau ngày thứ 7 của chu kỳ kinh. Khi quan hệ, chị em nên sử dụng thêm biện pháp ngừa thai khác như bao cao trong vòng 24 giờ được tính từ thời điểm tiêm thuốc.
Tiêm thuốc tránh thai có kinh không?
Đây có lẽ là vấn đề còn khá mơ hồ với nhiều chị em phụ nữ. Tiêm thuốc tránh thai hay sử dụng bất cứ phương pháp tránh thai nào khác thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em vẫn diễn ra bình thường.
Thực tế, có một số chị em sau khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai chị em sẽ bị mất kinh. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá nhỏ, chị em không cần phải quá lo lắng bới đây là tác dụng phụ do thuốc tránh thai gây ra. Vì thế, trước khi tiêm thuốc tránh thai, chị em nên có sự thăm khám, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Tiêm thuốc tránh thai có hại không?
Trên thực tế, sau khi tiêm thuốc tránh thai mũi đầu tiên, chị em sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: rối loạn kinh nguyệt, loãng xương, đau đầu,….Các triệu chứng này sẽ giảm dần và biến mất. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn, chị em cần phải thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có phương hướng xử lý kịp thời và hiệu quả.
Như vậy, tiêm thuốc tránh thai dù ít hay nhiều cũng gây hại đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của chị em phụ nữ.
Tiêm thuốc tránh thai hay bất cứ biện pháp ngừa thai nào cũng sẽ ít nhiều gây ra tác dụng phụ không muốn cho nữ giới. Và không phải ai cũng có thể tiếm thuốc tránh thai. Vì thê,s trước khi lựa chọn phương pháp này, chị em cần thăm khám để được bác sĩ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
Lời kết
Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa tổng hợp thông qua sự chia sẻ của bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung. Quý chị em đã hiểu rõ hơn về tiêm thuốc tránh thai trước khi có quyết định lựa chọn phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả.
Các tìm kiếm liên quan đến Thuốc tiêm tránh thai
Gia tiên của thuốc tiêm tránh thai
giá thuốc tiêm tránh thai depo-provera
Các loại thuốc tiêm tránh thai
Gia tiêm thuốc tránh thai
thuốc tiêm tránh thai depo-medeton
Tiêm thuốc tránh thai 3 năm
Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có thai
Ngừng tiêm thuốc tránh thai bao lâu thì có kinh
Thời Gian Làm Việc 8:00 - 20:00
# TAG ĐANG HOT
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Có thuốc tránh thai cho nam không?
28/01/2021