Quảng Cáo

Xoắn tinh hoàn : Triệu chứng, cách phòng tránh, siêu âm và chi phí tháo xoắn

26/12/2020

Theo các bác sĩ chuyên khoa, xoắn tinh hoàn nếu như không điều trị sớm sẽ khiến anh em nam giới phải đối mặt với nguy cơ bị vô sinh hiếm muộn. Vậy xoắn tinh hoàn là gì. Vì sao nam giới lại bị xoắn tinh hoàn. Dấu hiệu nhận biết xoắn tinh hoàn?. Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

Vậy xoắn tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn là bộ phận của tuyến sinh dục nam nằm ở bìu dái. Nó có vai trò sản xuất và dự trữ tinh trùng, đồng thời cũng tham gia vào hệ nội tiết với vai trò sản xuất ra hormone testosterone. Tinh hoàn được giữ cố định bằng các dây thừng tinh.

Vậy xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý hiếm gặp ở nam giới nhưng có mức độ nguy hiểm lớn. Khi bị xoắn tinh hoàn sẽ làm cho thừng tinh bị xoắn và vặn lại với nhau, khiến cho máu không thể lưu thông lên tinh hoàn.

Khi thừng tinh bị xoắn quá lâu sẽ dẫn đến hoại tử một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Trong trường hợp nặng, nam giới buộc phải cắt bỏ tinh hoàn, gây  ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản ở nam giới.

Nam giới bị xoắn tinh hoàn do đâu?

Xoắn tinh hoàn được chia ra làm 2 nhóm chính là xoắn trong tinh mạc và xoắn ngoài tinh mạc:

  • Xoắn trong tinh mạc thường gặp ở thanh thiếu niên. Do tinh mạc bám cao vào dây thừng tinh làm cho tinh hoàn quay quanh dây thừng tinh như quả lắc.
  • Xoắn ngoài tinh mạc thường hay gặp nhiều ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bởi dây chằng bìu không cố định hoàn toàn vào vách bìu, làm tinh hoàn xoay tự do trong vách bìu.

Xoắn tinh hoàn ở mỗi người đều do các nguyên nhân không giống nhau gây ra. Cụ thể các nguyên nhân có thể khiến tinh hoàn của bạn xoắn là do:

Yếu tố bẩm sinh

Yếu tố bẩm sinh

Có nghĩa là, khi vừa sinh ra trẻ đã bị xoắn tinh hoàn. Thường thì từ lúc mới sinh ra dây thừng tinh đã cố định tinh hoàn. Đồng thời cung cấp máu đến tinh hoàn và dẫn tinh trùng ra bên ngoài khi nam giới đến tuổi trưởng thành.

Lúc còn ở trong bụng mẹ, tinh hoàn của các bé trai sẽ nằm ở trên lưng, gần bên thận. Từ tháng thứ 3 của thai kì, tinh hoàn sẽ bắt đầu di chuyển dần xuống dưới. Đến tháng thứ 7 tinh hoàn sẽ dính vào thành bụng và từ từ di chuyển đến thành bìu. Và dây thừng tinh sẽ là sợi dây kết nối tinh hoàn với cơ thể.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, tinh hoàn sẽ di chuyển ngược lên thành bụng và lan xuống dưới đùi. Gây nên hiện tượng tinh hoàn bị ẩn. Nguy cơ cao sẽ khiến trẻ bị xoắn tinh hoàn và có thể gây vô sinh.

Nội tiết thay đổi khi các bé trai bước vào độ tuổi dậy thì

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, nội tiết tố trong cơ thể bé trai sẽ thay đổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bé trai đang ở trong độ tuổi dậy thì bị xoắn tinh hoàn.

Tinh hoàn bị chấn thương

Tinh hoàn bị chấn thương

Vận động mạnh, luyện tập sai cách là một trong những nguyên nhân khiến tinh hoàn rất dễ bị chấn thương. Khi tinh hoàn bị chấn thương thường sẽ gây đau nhức ở vùng bẹn, tinh hoàn sẽ bị tụ máu ở vùng bìu.

Nhiều trường hợp, nam giới bị chấn thương nặng khiến tinh hoàn bị vỡ, ống dẫn tinh hoàn bị đứt, mạch máu đùi bị tổn thương … Hiện tượng này nếu như không xử lí kịp thời, tinh hoàn sẽ nhanh chóng chuyển vào ống bẹn hay ổ bụng và gây xoắn tinh hoàn.

Thói quen sinh hoạt

Thực tế có nhiều nam giới có thói quen mặc quần nhỏ quá chật sẽ khiến cậu nhỏ bị gò bó chặt và gây tổn thương.

Hơn nữa ngủ sai tư thế sẽ khiến cho tinh hoàn bị kìm kẹp giữa đùi và chịu áp lực lớn, phần tinh hoàn có thể bị vẹo sang bên này bên kia và thừng tinh dễ xoắn thành khối. Đây là những tác nhân có khả năng cao gây xoắn tinh hoàn.

Môi trường thay đổi lạnh đột ngột

Nếu như môi trường sống của bạn đang bình thường, bạn đột nhiên chuyển sang ở môi trường có nhiệt độ quá lạnh. Dương vật tiếp xúc với nhiệt độ quá như nước lạnh, phòng điều hòa lạnh sẽ khiến cho cậu nhỏ có phản ứng mạnh và gây xoắn tinh hoàn.

Quan hệ tình dục không đúng cách

Quan hệ tình dục quá mạnh bạo, với các tư thế mạo hiểm sẽ rất dễ khiến tinh hoàn bị tổn thương, dẫn đến xoắn tinh hoàn.

Dấu hiệu nhân biết xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý có thể bắt gặp ở mọi độ tuổi của nam giới. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, các bé trai đang ở độ tuổi dậy thì (10- 15 tuổi) thường chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất.

Mỗi độ tuổi sẽ có các triệu chứng khác biệt của bệnh. Cụ thể:

Đối với trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh thường chiếm khoảng từ 12 đến 17% bị xoắn tinh hoàn. Nguyên nhân là do di truyền hoặc yếu tố bẩm sinh gây ra.

Lúc này do tinh hoàn của trẻ chưa cố định ở phần bìu. Cho nên thường di chuyển bất thường. Vì thế, dấu hiệu nhận biết xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ thường khó nhận biết hơn. Khi bị xoắn tinh hoàn, trẻ nhỏ sẽ bị:

  • Đau đột ngột và dữ dội ở phần bìu.
  • Trẻ quấy khóc nhiều, có khi bỏ bú
  • Đùi gập lại và rất ít cử động hơn
  • Phần bìu và ống bẹn sưng to, có hiện tượng bị phù nề, nếu bị đau lâu thì có thể hơi ửng đỏ.
  • Sờ vào phần bìu sẽ thấy tinh hoàn bị kéo cao phía lỗ bẹn, khi sờ vào sẽ đau và đau hơn khi nắn dọc theo ống bẹn.
  • Nếu bị xoắn vài giờ thì trẻ sẽ có thêm các triệu chứng sốt, nôn chớ

Đối với trẻ ở tuổi dậy thì và người trưởng thành

Đối với trẻ ở tuổi dậy thì và người trưởng thành

  • Đau đột ngột và dữ dội ở một hoặc cả hai bên bìu.
  • Bụng dưới bị đau, gây buồn nôn và nôn, người bệnh có thể bị sốt
  • Phần bìu và ống bẹn có dấu hiệu sưng đỏ, phù nề
  • Cảm giác đau tinh hoàn lan rộng, dọc theo ống bẹn, ảnh hưởng phần hố chậu, gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày
  • Nam giới đi tiểu cảm thấy buốt.
  • Tinh hoàn sẽ bị lệch và có xu hướng cao hơn bên còn lại
  • Không sờ thấy tinh hoàn
  • Bầm tím, sưng đỏ dương vật

Dấu hiệu của bệnh xoắn tinh hoàn thường bị nhầm lẫn với một số bệnh như: viêm ruột thừa cấp, tụ máu tinh hoàn do chấn thương, viêm mào tinh, thoát vị, tràn dịch màng tinh…

Vì vậy, để biết chính xác mình có bị xoắn tinh hoàn hay không. Tốt nhất khi thấy tinh hoàn bị đau nhức và sưng. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để các bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị.

Tuyệt đối không nên chịu đau ở nhà hay mua thuốc giảm đau về uống. Bởi xoắn tinh hoàn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại rất khó lường.

Vậy biến chứng mà xoắn tinh hoàn gây ra là gì? Có nguy hiểm không?

Xoắn tinh hoàn nếu như không được điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hại khó lường. Cụ thể:

Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng

Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng

Thừng tinh bị xoắn, khiến lượng máu để nuôi tinh hoàn bị cản trở. Nam giới sẽ bị đau 1 hoặc 2 bên tinh hoàn. Bên cạnh đó, vùng bìu bên xoắn bị sưng đỏ, phù nề và đau nhức. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất tinh trùng.

Hơn nữa, đau nhức còn khiến cho nam giới ngại yêu. Lâu dân fbij lãnh cảm, khiến cho khả năng có con gần như là 0 %.

Và theo số liệu nghiêm cứu từ các bác sĩ chuyên khoa: Xoắn tinh hoàn nếu không được cấp cứu kịp thời, tỷ lệ cứu vãn tinh hoàn sẽ bị giảm: Khám sau 6 giờ khả năng phải cắt bỏ tinh hoàn lên đến 90%, còn muộn sau 24 giờ thì khả năng cắt bỏ lên gần đến 100%.

Sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng

Xoắn tinh hoàn sẽ khiên cho khu vực vùng bìu bị sưng và đau nhức. Mỗi khi di chuyển, người bệnh sẽ bị đau. Điều này khiến cho người bệnh khó có thể tập trung vào các công việc thường ngày. Năng suất lao động bị ảnh hưởng.

Quan hệ vợ chồng bị ảnh hưởng

Quan hệ vợ chồng bị ảnh hưởng

Dương vật bị sưng và đau sẽ khiến nam giới không thể tập trung vào cuộc yêu. Hơn nữa tình trạng dương vật bị đau, xuất tinh ra máu còn khiến cho nam giới có cảm gaics lo sợ bất an. Điều này khiến cho chất lượng cuộc yêu cũng như thời gian yêu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Với các hệ lụy mà bệnh xoắn tinh hoàn có thể gây ra khi không được chữa trị kịp thời. Chúng ta đã thấy được mức độ nguy hại của bệnh.

Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho mình, cũng như phòng ngừa các biến chứng do bệnh gây ra. Các bạn cần phải có kiến thức về bệnh.

Xoắn tinh hoàn có tự khỏi không?

Xoắn tinh hoàn có tự khỏi không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người bệnh khi không may mắc phải bệnh lý này. Và theo các bác sĩ chuyên khoa thì xoắn tinh hoàn là bệnh lý không thể tự khỏi. Bệnh cần phải được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng.

Bởi khi tinh hoàn bị xoắn lại, lượng máu không được cung cấp đến tinh hoàn. Tinh hoàn không được nuôi dưỡng, rất dễ bị tổn thương. Nếu như người bệnh chần chừ trong việc thăm khám và điều trị tinh hoàn có thể bị teo dần hoặc hoại tử thành mủ. Nặng hơn có thể gây ra tình trạng vô sinh, nhất là trường hợp xoắn tinh hoàn cả hai bên.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thời gian “ vàng” để điều trị xoắn tinh hoàn là 6 giờ tính từ khi người bệnh có các dấu hiệu của bệnh. Thường tỷ lệ điều trị bệnh có thành công hay không phụ thuộc vào thời gian điều trị. Cụ thể:

  • Khả năng phục hồi lên đến 90 % khi người bệnh điều trị bệnh trong khoảng thời gian là 6 giờ khi bản thân có dấu hiệu của bệnh.
  • Nếu điều trị sau 6 giờ, khả năng phục hồi sẽ khác nhau. Từ 6 giờ – 12 giờ khả năng hồi phục 50%; trước 24 giờ khả năng phục hồi chỉ còn từ 10% – 20% . Điều trị sau 24 giờ , khả năng phục hội gần như là 0, có nhiều trường tinh hoàn bị hoại tử, bắt buộc người bệnh phải cắt bỏ tinh hoàn.

Siêu âm xoắn tinh hoàn

Siêu âm xoắn tinh hoàn

Xoắn thừng tinh là bệnh lý nguy hiểm, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là từ 10 đến 25 tuổi. Siêu âm Doppler tinh hoàn còn có thể giúp các bác sĩ điều trị phát hiện mức độ xoắn tinh hoàn nặng hay nhẹ để xử lý kịp thời.

Siêu âm Doppler màu còn cho thấy dòng chảy động mạch hay ghi hình lưu lượng máu ở tinh hoàn bằng đồng vị phóng xạ

Chi phí phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn

Chi phí phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn

Điều trị bằng mổ tháo xoắn và cố định tinh hoàn. Khả năng bảo tồn tinh hoàn trong truyện nếu xoắn dưới 4 giờ là 80%, nếu trên 12 giờ là 20%. Tùy thuộc vào thời gian từ khi bắt đầu triệu chứng đau đến khi tới phòng cấp cứu theo hướng giải quyết khác nhau:

Trong vòng 4 giờ: có thể tháo xoắn thừng tinh bằng tay thông qua việc gây tê tại chỗ. Nếu tháo xoắn thành công thì cần phẫu thuật cố định 2 tinh hoàn được chỉ định vài ngày sau đó. Nếu tháo xoắn thất bại thì phải chỉ định mổ cấp cứu ngay lập tức.

Trong 4 – 24 giờ, phẫu thuật thăm dò sẽ được chỉ định, tháo xoắn và cố định 2 tinh hoàn vào bìu. Sau 24 giờ, phẫu thuật vẫn được chỉ định nhưng lúc này chưa chắc sẽ giữ được tinh hoàn.

Nếu tiến hành cắt bỏ tinh hoàn thì cần phải đặt tại chỗ một dụng cụ giả, trong trường hợp này cần dự trù khả năng nhiễm trùng và phản ứng miễn dịch của bên tinh hoàn còn lại.

Chi phí phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn

Có rất nhiều nam giới quan tâm đến chi phí chữa xoắn tinh hoàn.Chi phí của bất cứ căn bệnh nào, không riêng gì chữa xoắn tinh hoàn, phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố dưới đây:

  • Địa chỉ y tế nam giới lựa chọn:
  • Có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
  • Tình trạng nghiêm trọng của bệnh
  • Thời gian hồi phục sau điều trị

Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn

Theo các bác sĩ nam khoa thì để đưa ra cách phòng tránh xoắn tinh hoàn, ngoài việc xác định nguyên nhân nam giới cần loại bỏ yếu tố di truyền, không những thế xoắn tinh hoàn còn bị tái lại nhiều lần.

Trường hợp đã bị xoắn tinh hoàn cần cố định bên còn lại, tránh để tinh hoàn xoay tự do. Một số cách phòng tinh hoàn xoắn như:

  • Không nên nằm nghiêng 1 tư thế quá lâu, nằm nghiêng 1 bên, nằm sấp, nằm vặn đùi…
  • Không nên mặc các loại quần bó, quần quá chật tăng nguy cơ khiến tinh hoàn bị xoắn. Nên chọn những loại quần có chất liệu mềm mại, thông thoáng
  • Tích cực vận động, tập thể dục thể thao tuy nhiên nên tập đúng cách, không nên tập quá sức, không nên chạy nhảy liên tục
  • Khi quan hệ tình dục không nên quá mạnh bạo, an toàn: Việc quan hệ tình dục với nhiều bạn tình hoặc quan hệ tình dục thô bạo cũng làm ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn, khiến tinh hoàn bị tổn thương
  • Không nên tiếp xúc với môi trường lạnh đột ngột: Những người tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột, thường xuyên tắm vào buổi sang, buổi tối bằng nước lạnh cũng khiến tinh hoàn bị xoắn
  • Nam giới cũng không nên ngồi lâu một chỗ, đứng lâu 1 chỗ tránh ảnh hưởng đến tinh hoàn
  • Trường hợp bị xoắn tinh hoàn nhưng tự duỗi thì cần theo dõi, xoắn tinh hoàn có thể tái phát và cũng có trường hợp không thể tự duỗi
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo nam giới nên khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện bệnh
  • Khi có triệu chứng bị xoắn tinh hoàn cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Lời kết

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp những thông tin xoay quanh bệnh lý xoắn tinh hoàn. Hi vọng sẽ giúp ích cho cánh mày râu cũng như các bậc phụ huynh nhận biết sớm về bệnh. Từ đó điều trị bệnh kịp thời, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra.

Nếu như còn bất cứ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến bệnh xoắn tinh hoàn. Các bạn hãy gọi đến số 0358.427.245 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

Các tìm kiếm liên quan đến Xoắn tinh hoàn

Triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ em

Chi phí mổ xoắn tinh hoàn

Siêu âm xoắn tinh hoàn

Phẫu thuật xoắn tinh hoàn

Bài giảng xoắn tinh hoàn

Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn

Cách tháo xoắn tinh hoàn

Phẫu thuật tháo xoắn tinh hoàn