Quảng Cáo

Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa là bị làm sao? Cách khắc phục như thế nào ?

22/12/2020

Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiều chị em. Có nhiều chị em đã lập tức ngừng dùng thuốc khi gặp triệu chứng này. Nhưng cũng có người chủ quan không tìm cách khắc phục mà vẫn tiếp tục đặt thuốc.

Vậy thực hư bị ngứa khi đặt thuốc phụ khoa do đâu? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ có những chia sẻ hữu ích xung quanh vấn đề này.

Thuốc đặt phụ khoa là gì?

Thuốc đặt phụ khoa là gì?

Thuốc đặt phụ khoa là dạng thuốc chứa các chất giúp cân bằng môi trường âm đạo. Theo đó, thuốc đặt thường được bào chế dạng viên nén. Nên khi sử dụng chị em sẽ đặt trực tiếp vào âm đạo để thuốc tác động tại đây.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM: Thuốc đặt âm đạo thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Trong đó, phổ biến là bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung…

Nguyên nhân đặt thuốc phụ khoa bị ngứa

Nguyên nhân đặt thuốc phụ khoa bị ngứa

Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa là một trong những triệu chứng nhiều chị em gặp phải. Tình trạng này khiến chị em lo lắng phải ngưng sử dụng thuốc. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

Cũng theo bác sĩ Vân, đặt thuốc phụ khoa bị ngứa có thể do những nguyên nhân dưới đây:

Đặt thuốc xong bị ngứa do tác dụng phụ của thuốc

Đầu tiên, đặt thuốc xong bị ngứa có thể do tác dụng phụ của thuốc. Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ được ghi rõ trên bao bì kèm hướng dẫn sử dụng.

Trường hợp nhẹ, chị em sẽ bị ngứa rát, kích ứng ở vùng kín. Nặng hơn, chị em có thể bị buồn nôn, đau đầu, chóng mặt…

Viêm nhiễm tái phát – Nguyên nhân đặt thuốc phụ khoa bị rát

Viêm nhiễm tái phát cũng là nguyên nhân đặt thuốc phụ khoa bị rát.

Thực tế, có rất nhiều chị em sau khi đặt thuốc chủ quan cho rằng bệnh không tái phát. Do đó, không kiêng cữ và vệ sinh âm đạo sạch sẽ. Từ đó, tạo điều kiện cho các tác nhân có hại bùng phát. Nên tình trạng viêm nhiễm ngày càng nặng hơn mặc dù đã đặt thuốc.

Dị ứng thuốc đặt phụ khoa

Một số trường hợp khác chị em bị dị ứng thuốc đặt phụ khoa do không phù hợp với cơ địa. Bởi trong thuốc có rất nhiều thành phần khác nhau. Nên chị em không thể biết được những thành phần này có gây dị ứng hay không.

Khi bị dị ứng với thuốc, chị em sẽ gặp triệu chứng ngứa rát và sưng tấy vùng kín.

Quan hệ tình dục

Trong quá trình đặt thuốc viêm âm đạo, bác sĩ khuyến cáo chị em không nên quan hệ tình dục. Mục đích giúp cho việc đặt thuốc phát huy tối đa công dụng.

Tuy nhiên, nhiều chị em lại bỏ qua khuyến cáo này và vẫn quan hệ. Hệ quả là khiến vùng kín bị ngứa rát khó chịu.

Cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách tránh bị ngứa rát

Cách đặt thuốc phụ khoa đúng cách tránh bị ngứa rát

Đặt thuốc phụ khoa đúng cách là một trong những cách giúp phòng tránh tình trạng ngứa rát âm đạo. Do đó, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đặt thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Theo đó, cách đặt thuốc âm đạo đúng cách sẽ như sau:

  • Chuẩn bị bông, nước sôi để nguội, băng vệ sinh.
  • Vệ sinh vùng kín và tay sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây nhiễm vào vùng kín.
  • Chị em nhúng thuốc vào nước sôi đã nguội để thuốc ngấm vào âm đạo dễ dàng hơn. Lưu ý, chỉ nhúng khoảng 2 giây để tránh thuốc không bị tan ra trước khi đặt thuốc.
  • Tiếp đến, chị em nằm xuống, kê mông hơi cao. Dựng hai đầu gối và kẹp thuốc vào hai ngón tay đưa vào sâu bên trong âm đạo.

Theo khuyến cáo, thời gian đặt thuốc phù hợp nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Giúp hạn chế thuốc bị rơi ra ngoài và giúp thuốc nhanh ngấm hơn. Trường hợp không đặt thuốc vào ban đêm, chị em có thể dùng bông để cố định và dùng băng vệ sinh. Sau khi đặt thuốc, nên nằm nghỉ khoảng 15 phút.

Liều dùng thuốc đặt âm đạo chỉ kéo dài từ 7 – 10 ngày, chị em không nên dùng quá lâu. Bởi nếu lạm dụng có thể gây nhờn thuốc và thuốc không có tác dụng. Hơn nữa, lúc này vi khuẩn có thể phát triển nhanh hơn.

Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa phải làm sao?

Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa phải làm sao?

Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa phải làm sao? Về vấn đề này bác sĩ Vân khuyến cáo chị em nên:

  • Nếu âm đạo bị ngứa rát sau khi đặt thuốc cần ngưng đặt thuốc ngay.
  • Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xác định nguyên nhân gây ngứa rát. Từ đó, có phương pháp chữa trị phù hợp.
  • Tuân thủ những chỉ định của bác sĩ trong quá trình đặt thuốc. Nên đặt thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Đồng thời, nghỉ ngơi hợp lý để đặt thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách để tránh viêm nhiễm, ngứa rát khi đặt thuốc.

Giải đáp thắc mắc xung quanh vấn đề đặt thuốc âm đạo

Phần cuối bài viết chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc xung quanh đặt thuốc âm đạo. Chị em cùng tìm hiểu để việc dùng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tác dụng phụ.

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì tan? 

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì tan? 

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì tan? Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì rửa? Điều này sẽ phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:

  • Dạng thuốc đặt: Thuốc đặt có hai dạng gồm viên nén và thuốc nang trứng dạng mềm. Với viên nén chị em cần ngâm qua nước ấm để thuốc dễ tan. Còn với thuốc nang trứng, thuốc tan rất nhanh khoảng 1 phút sau khi đặt thuốc.
  • Môi trường âm đạo: Chị em có môi trường âm đạo ẩm ướt thì thời gian thuốc tan sẽ nhanh hơn và ngược lại.

Như vậy, đặt thuốc phụ khoa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, chị em cần chú ý tránh để thuốc rơi ra ngoài khi đặt thuốc. Đồng thời, lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sau khi đặt thuốc phải nằm nghỉ ít nhất 15 phút để thuốc tan và ngấm vào âm đạo.
  • Thời gian phù hợp để đặt thuốc là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Kiêng quan hệ tình dục trong quá trình đặt thuốc phụ khoa.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, lưu ý không thụt rửa sâu trong âm đạo.

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được?

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được?

Nếu chị em đặt thuốc đúng cách, thuốc sẽ ở trong âm đạo và khó rơi ra ngoài. Do đó, chị em có thể đi vệ sinh ngay mà không sợ thuốc rơi ra ngoài.

Tuy nhiên, để thuốc phát huy tác dụng và đem lại hiệu quả tốt nhất. Chị em nên hạn chế đi vệ sinh sau khi đặt thuốc. Ngoài ra, nên giảm thiểu uống 2 lít nước mỗi ngày để tránh buồn tiểu.

Đang đặt thuốc thì có kinh phải làm sao?

Có nhiều chị em trong quá trình đặt thuốc thì có kinh. Vậy trong trường hợp này nên xử lý như thế nào?

Câu trả lời đó là chị em nên ngưng thuốc và chờ đến khi sạch kinh hoàn toàn mới đặt thuốc trở lại. Thông thường, thời gian đặt thuốc trở lại là khoảng 3 – 5 ngày.

Trong quá trình hành kinh, chị em lưu ý thay băng vệ sinh thường xuyên (khoảng 4 – 6 giờ/lần). Ngoài ra, giữ vùng kín khô thoáng và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.

Có nên đặt thuốc sau khi sạch kinh

Sau khi sạch kinh khoảng 3 – 4 ngày, chị em có thể đặt thuốc phụ khoa. Lưu ý là khi là chỉ đặt thuốc khi vùng kín đã sạch kinh hoàn toàn, không còn hiện tượng ra máu kinh rớt hoặc máu ra lẫn vào khí hư.

Biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa

Khi thuốc đã đi vào bên trong và phát huy tác dụng, vùng kín sẽ có những biểu hiện khác lạ. Vậy, sau khi đặt thuốc phụ khoa sẽ có những hiện tượng gì? Dưới đây là một vài biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa thường gặp:

  • Hiện tượng sau khi đặt thuốc phụ khoa ra máu âm đạo
  • Đặt thuốc phụ khoa bị đau bụng
  • Đặt thuốc phụ khoa bị ra dịch vàng, trắng, hồng, chảy nước…
  • Đặt thuốc phụ khoa bị chảy ra ngoài

Đặt thuốc ra dịch vàng

Đặt thuốc ra dịch vàng

Đặt thuốc phụ khoa ra dịch vàng có thể là do bã thuốc: Sau khi đặt thuốc phụ khoa nếu thấy có hiện tượng bã thuốc hay chính là dịch âm đạo bị viêm màu vàng chảy ra thì bệnh nhân không cần quá lo lắng bởi đây là cơ chế hoạt động của thuốc.

Ngoài bã thuốc chảy ra, ở một số trường hợp âm đạo bệnh nhân còn chảy ra dịch nhờn, có mùi nồng của thuốc. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ để thu được kết quả cao nhất.

Ngoài ra, chị em cũng cần thực hiện chế độ kiêng cữ, ăn uống, sinh hoạt để quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao nhất.

Đặt thuốc phụ khoa ra dịch màu vàng cũng có thể do chị em đặt thuốc không đúng cách dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn. Nữ giới cần đặt thuốc đúng cách, tránh tình trạng đặt thuốc quá sâu hoặc nông quá khiến thuốc không chỉ không phát huy tác dụng mà còn khiến chỗ viêm nhiễm trở nặng. Khi đó, dịch âm đạo bị viêm kèm dịch mủ màu trắng hoặc vàng nhạt… chảy ra ngoài.

Chính vì vậy, bệnh nhân phải nghe kĩ tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ để thực hiện đúng quy trình và cách đặt thuốc. Sau khi dùng hết thuốc, chị em nên đi khám lại để kiểm tra xem đã hết viêm chưa, nếu chưa thì sẽ áp dụng biện pháp khác để chấm dứt bệnh triệt để.

Thuốc đặt phụ khoa loại nào tốt?

Thuốc đặt phụ khoa loại nào tốt?

Thuốc đặt phụ khoa loại nào tốt? Để trả lời câu hỏi này, chị em nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để kiểm tra. Sau khi thăm khám, xác định tình trạng bệnh, mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc đặt phù khoa tốt nhất và hiệu quả nhất.

Dưới đây là 1 số loại thuốc đặt phụ khoa hiệu quả :

  • Thuốc đặt Mycogynax
  • Viên đặt phụ khoa Sadetab
  • Thuốc đặt Neo Tergynan
  • Thuốc đặt Fluomizin
  • Thuốc đặt phụ khoa Canesten

Lời kết

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giúp chị em nắm rõ những nguyên nhân đặt thuốc phụ khoa bị ngứa. Như vậy, nếu gặp triệu chứng này chị em hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Không nên chủ quan để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Nếu còn thắc mắc cần được tư vấn, hãy để lại câu hỏi dưới đây để được các bác sĩ giải đáp chi tiết.

Các tìm kiếm liên quan đến Đặt thuốc phụ khoa bị ngứa

Biểu hiện sau khi đặt thuốc phụ khoa

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì rửa

Đặt thuốc phụ khoa bao lâu thì đi tiểu được

Đang đặt thuốc thì có kinh

Đặt thuốc Polygynax bị chảy ra ngoài

Có nên đặt thuốc sau khi sạch kinh

Đặt thuốc ra dịch vàng

Thuốc đặt phụ khoa loại nào tốt