Quảng Cáo

Tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành và ở bé trai có nguy hiểm không ? Chi phí mổ hết bao nhiêu ?

26/12/2020

Tinh hoàn ẩn là một trong những bệnh lý thường gặp ở nam giới. Đây thường là một dị tật bẩm sinh ở nam giới từ khi mới sinh ra. Vậy tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành và ở bé trai là gì? Nếu từ nhỏ đã mắc phải tình trạng này có nguy hiểm không? Chi phí mổ và phẫu thuật bao nhiêu? Nếu các đấng mày râu đang quan tâm tới vấn đề này, cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!

Thông thường tinh hoàn được treo trong túi da hay còn gọi là bìu bên dưới dương vật. Tinh hoàn là nơi tinh trùng và hormone sinh dục nam Testosterone được sản xuất ra.

Da bìu giữ cho tinh hoàn ở trạng thái mát hơn cơ thể vì tinh trùng không thể phát triển ở nhiệt độ bình thường của con người. Tinh hoàn ở nam giới được hình thành trong bụng và dần dần thả qua ống bẹn vào bìu trong khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ.

Tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn được hiểu là tình trạng mà tinh hoàn không di chuyển từ ổ bụng xuống bìu theo quy luật tự nhiên. Mà sẽ dừng lại ở một vị trí bất kỳ như ổ bụng, lỗ bẹn sâu, hoặc lỗ bẹn nông… Trên đường nó di chuyển.

Nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn ở nam giới

Như đã chia sẻ ở trên, sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được tới bìu và gây tinh hoàn ẩn. Những nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn thường gặp là:

  • Rối loạn trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến sinh dục: Suy tuyến yên làm thiếu gonadotropin gây tinh hoàn ẩn ở nam giới
  • Sai lệch tổng hợp testosterone: Do thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase,… khiến tinh hoàn không phát triển bình thường.
  • Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen: Do giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen. Cho nên sự phát triển các chức năng sinh dục nam bị ảnh hưởng, trong đó có sự đi xuống của tinh hoàn.
  • Estrogen cũng có ảnh hưởng đến sự di chuyển của tinh hoàn tới bìu: Mẹ mang thai nhi nam dùng diethylstilbestrol nhiều hay thuốc kháng androgen thì thai nhi có nguy cơ bị tinh hoàn ẩn.
  • Phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn-bìu: làm cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên đường di chuyển, không xuống được tới bìu.
  • Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như: cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hóa vùng ống bẹn, …

Triệu chứng nhận biết mắc tinh hoàn ẩn

Triệu chứng nhận biết mắc tinh hoàn ẩn

Triệu chứng nhận biết cơ bản tinh hoàn ẩn ở nam giới là không nhìn thấy hoặc sờ thấy tinh hoàn ở trong bìu. Nếu không cảm nhận được ở bìu, tinh hoàn có thể ở các vị trí sau:

  • Bụng: Là vị trí phổ biến nhất ở các nam giới bị tinh hoàn ẩn
  • Bẹn: Tinh hoàn đã di chuyển vào ống bẹn nhưng lại không di chuyển đến túi bìu
  • Không có tinh hoàn: Đây là tình trạng nam giới sinh ra với tinh hoàn chưa bao giờ hình thành hoặc hình thành rất nhỏ

Đối với nam giới trưởng thành cũng có một số trường hợp bị tinh hoàn ẩn với các triệu chứng như:

  • Sờ thấy trong bìu không có tinh hoàn hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối u nổi lên
  • Tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển

Nam giới chỉ sờ thấy một bên tinh hoàn, tình trạng này có thể là do:

  • Trường hợp 1 là tinh hoàn bị co rút: Tinh hoàn di chuyển lên xuống giữa bìu và bẹn, có thể xuống bìu trở lại dễ dàng khi thăm khám. Điều này xảy ra do phản xạ cơ bìu và hiện tượng này hoàn toàn bình thường.
  • Trường hợp 2 là tinh hoàn đi lên hay còn gọi là tinh hoàn ẩn mắc phải: Tức là tinh hoàn di chuyển trở lại bẹn và không thể dùng tay để bìu xuống lại.

Nguy hại của tinh hoàn ẩn gây ra cho nam giới

Nguy hại của tinh hoàn ẩn gây ra cho nam giới

Nhiều người quan niệm rằng chỉ có nam giới trưởng thành mắc bệnh tinh hoàn ẩn mới gặp nguy hiểm còn trẻ sơ sinh mắc bệnh là bình thường. Đây là suy nghĩ vô cùng sai lệch. Bệnh xuất hiện ở đối tượng nào mức độ nguy hiểm cũng là tương đương nhau.

Thậm chí, nếu trẻ mắc tinh hoàn ẩn không được khắc phục kịp thời thì bệnh sẽ kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành kèm nhiều mối nguy hại sau:

  • Do tinh hoàn không nằm đúng vị trí mà chỉ nằm lại trên đường đi của nó (ống bẹn, ổ bụng, lỗ bẹn, trên bìu…) nên quá trình sinh tinh không thể diễn ra. Những người này thường có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng.
  • Tinh hoàn ẩn khiến cơ thể nam giới thiếu hụt nội tiết tố trầm trọng. Người bệnh thường có sức khỏe yếu gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt. Một số trường hợp không thể quan hệ tình dục được bình thường.
  • Người bị tinh hoàn ẩn còn có thể bị phối hợp thêm các dị tật bẩm sinh khác hoặc làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn, hoại tử tinh hoàn
  • Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến vô sinh ở nam giới về sau khi chức năng sản sinh tinh trùng không đảm bảo.

Chuẩn đoán tinh hoàn ẩn ở nam giới

Chuẩn đoán tinh hoàn ẩn ở nam giới

Có rất nhiều cách để chuẩn đoán tinh hoàn ẩn ở nam giới. Điển hình như sau:

Lâm sàng:

  • Người bệnh có thể tự sờ nhưng không thấy tinh hoàn ở dưới bìu hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối u nổi lên
  • Thăm khám vùng bẹn bìu: bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển. Trong khoảng 80% trường hợp, bác sĩ có thể sờ thấy tinh hoàn nằm ở trên trong ống bẹn. Tuy nhiên tinh hoàn ẩn thể trong ổ bụng hoặc lỗ bẹn sâu khi khám không sờ thấy tinh hoàn.

Cận lâm sàng:

  • Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng: là các phương tiện thăm dò từ thấp đến cao nhằm xác định chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn. Ngoài ra, còn có thể phát hiện những bất thường khác của tinh hoàn như u tinh hoàn, vôi hóa nhu mô tinh hoàn,…
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể: nên được tiến hành một cách hệ thống để phát hiện các trường hợp giới tính không xác định.
  • Nghiệm pháp HCG: là một nghiệm pháp được sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy.
  • Các xét nghiệm nội tiết tố: LH, FSH, prolactin, estradiol và testosterone.
  • Các xét nghiệm chỉ điểm khối u: αFP, β-HCG nên làm để phát hiện các trường hợp ác tính.

Các biện pháp điều trị bệnh tinh hoàn ẩn

Các biện pháp điều trị bệnh tinh hoàn ẩn

Cần phát hiện sớm và điều trị trước 2 tuổi.

Nếu có thể sờ thấy tinh hoàn ở ống bẹn, tinh hoàn thường tự di chuyển xuống mà không cần điều trị. Nếu tới lúc trẻ được 6 tháng tuổi mà tinh hoàn vẫn không tự di chuyển xuống, có thể cần một số biện pháp can thiệp.

Bên cạnh điều trị nội khoa bằng thuốc, có thể điều trị tinh hoàn ẩn bằng phẫu thuật. Phẫu thuật được chỉ định nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, đảm bảo các nguyên tắc:

  • Đưa tinh hoàn ra ngoài lớp phúc mạc, đóng phúc mạc.
  • Phẫu tích, bóc tách, kéo dài cuống tinh hoàn để chuyển tinh hoàn vào bìu.
  • Phẫu thuật điều trị bệnh tinh hoàn ẩn là một phẫu thuật bảo tồn, do vậy nên được tiến hành khi có các phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm.
  • Thời gian phẫu thuật tốt nhất là khi trẻ được 1-2 tuổi.

Đối với nam giới trưởng thành, cần phải tiến hành phẫu thuật ngay nếu:

  • Tinh hoàn chưa bị ung thư hóa thì tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn, kết hợp với cân bằng nội tiết tố
  • Tinh hoàn bị ung thư hóa thì cần cắt bỏ tinh hoàn, nạo vét hạch kết hợp với điều trị chống ung thư hỗ trợ

Ngoài việc thực hiện phẫu thuật bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn có thể được điều trị bằng liệu pháp nội tiết tố hoặc lắp bộ phận nhân tạo.

Việc tiêm hormone gonadotropin vào màng đệm của trẻ nhỏ bị tinh hoàn ẩn sẽ giúp cho tinh hoàn di chuyển đến bìu một cách tự nhiên. Tuy nhiên cách điều trị nội tiết tố thường không mang lại hiệu quả cao, có thể phát sinh tác dụng phụ không như mong muốn nên hiếm khi được chỉ định.

Trường hợp nam giới tinh hoàn không phát triển hoặc không thể hồi phục sau phẫu thuật bác sĩ có thể cân nhắc phục hồi hình dạng tinh hoàn bằng cách lắp các bộ phận nhân tạo. Điều này mang lại cho bìu một vẻ ngoài bình thường.

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay đối với bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn. Với ưu điểm là thẩm mỹ, ít đau, thời gian hồi phục nhanh, bệnh nhân có thể mau chóng xuất viện và trở về sinh hoạt thường ngày.

Đối với trẻ nhỏ bị tinh hoàn ẩn cần phải được thực hiện phẫu thuật khi bé được 6 – 8 tháng tuổi và trước 2 tuổi. Việc phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật cố định tinh hoàn.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ mở một đường nhỏ ở bụng và sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng di chuyển tinh hoàn đi vào bìu. Thông thường ống bẹn sẽ được che kín lại để tránh tình trạng tinh hoàn di chuyển ngược trở lại. Đôi khi bác sĩ sẽ khâu tinh hoàn vào phần da bìu để tránh các biến chứng về sau như xoắn tinh hoàn.

Một số trường hợp tinh hoàn có mô kém phát triển hoặc đã chết, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ mô này

Sau phẫu thuật, trẻ cần theo dõi thêm và thực hiện một số xét nghiệm như khám sức khỏe tổng thể, siêu âm bìu hoặc xét nghiệm nồng độ hormone để xác định tinh hoàn vẫn phát triển bình thường.

Đối với nam giới trưởng thành bị tinh hoàn ẩn, cần phải tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn kết hợp với cân bằng nội tiết tố nếu tinh hoàn chưa bị ung thư. Nếu tinh hoàn bị ung thư thì cần phải cắt bỏ và điều trị ung thư hỗ trợ.

Chi phí mổ tinh hoàn ẩn hết bao nhiêu

Chi phí mổ tinh hoàn ẩn hết bao nhiêu

Thông thường, chi phí mổ tinh hoàn ẩn ở người lớn và trẻ em không bảo hiểm là khoảng 3.000.000. Chi phí này có thể lớn hơn và bao gồm các khoản phí như:

  • Phí thăm khám và kiểm tra lâm sàng trước khi mổ
  • Chi phí cho thủ thuật mổ tinh hoàn ẩn
  • Chi phí tiêu viêm sau khi thực hiện mổ thành công
  • Ngoài ra, nếu bệnh nhân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế khác thì sẽ phải mất thêm một khoản chi phí tương ứng với dịch vụ đó

Mổ tinh hoàn ẩn ở đâu tốt nhất Hà Nội – TpHCM

Hiện nay có nhiều cơ sở chữa trị tinh hoàn ẩn, tuy nhiên mổ tinh hoàn ở đâu tốt nhất Hà Nội và TpHCM thì không phải ai cũng biết. Vậy mổ tinh hoàn ẩn ở đâu tốt thì hãy xem những phòng khám và bệnh viện được nhiều bệnh nhân và chuyên gia chia sẻ dưới đây:

Mổ tinh hoàn ẩn ở Hà Nội

Mổ tinh hoàn ẩn ở Hà Nội

  1. Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội, Địa chỉ: 18/879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
  2. Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và hiếm muộn Hà Nội, Địa chỉ: Lô 01-08A, 431 Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội
  3. Khoa Nhi bệnh viện Việt Đức Hà Nội Địa chỉ, 14 Phủ Doãn, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  4. Khoa nam khoa – Bệnh viện Bạch Mai
  5. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Mổ tinh hoàn ẩn ở TPHCM

Mổ tinh hoàn ẩn ở TPHCM

  1. Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, Địa chỉ: 15 Đ. Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Bệnh viện Nhi đồng 1, Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
  3. Bệnh viện Bình Dân, Địa chỉ: Số 371 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Tp.HCM
  4. Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Cơ sở 1: Số 215 đường Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Tp.HCM. Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM., Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM.
  5. Bệnh viện Gia Định, Địa chỉ: 1 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP HCM.
  6. Bệnh viện Nhân Dân 115, Địa chỉ: số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM.
  7. Bệnh viện Từ Dũ, Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP HCM.

Lời kết

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã phần nào giúp nam giới hiểu hơn về bệnh lý tinh hoàn ẩn. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên hãy để lại câu hỏi, số điện thoại DƯỚI ĐÂY, chuyên gia tư vấn sẽ liên lạc và giải đáp miễn phí.

Các tìm kiếm liên quan đến tinh hoàn ẩn

Chi phí mổ tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn an slideshare

Phẫu thuật tinh hoàn ẩn

Mổ tinh hoàn ẩn ở đâu tốt nhất

Tinh hoàn ẩn ở be trai

Mổ nội soi tinh hoàn ẩn

Hạ tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành