Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM : lịch khám, quy trình khám, bảng giá…

Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM. Bao gồm lịch khám bệnh, quy trình khám. Cũng như tổng hợp dnah sách bác sĩ giỏi Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, bảng giá bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình…

Từ lâu, bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM là địa chỉ được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, với những bệnh nhân chưa từng thăm khám tại đây chắc chắn sẽ còn bỡ ngỡ về thời gian làm việc, quy trình khám bệnh, bảng giá… Chính vì thế, nếu bạn đang có nhu cầu thăm khám tại bệnh viện thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích dưới đây.

Đôi nét về bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM được phát động thành lập bởi thương nhân người Hoa vào năm 1962. Khi mới thành lập, bệnh viện được biết đến với tên gọi Sùng Chính, có khuôn viên gần 6000m2.

Năm 1978, bệnh viện chuyển thành bệnh viện công với tên gọi là bệnh viện Trần Hưng Đạo. Lúc này, cơ sở của bệnh viện là 320 giường bệnh.

Năm 1985, khoa Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Bình Dân sát nhập với bệnh viện Trần Hưng Đạo. Lúc này, bệnh viện đổi tên thành Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TPHCM.

Năm 2002, dựa theo quyết định số 3398/QĐ – UB của Chủ tịch UBND Thành Phố, trung tâm Chấn thương Chỉnh hình TPHCM đã đổi tên thành bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM.

Đến nay, bệnh viện có cơ sở hạ tầng gồm 500 giường nội trú và 1100 giường ngoại trú. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại… Với những thế mạnh này, bệnh viện đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho người dân ở khu vực miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM ở đâu?

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM có một địa chỉ duy nhất tại số 929 Trần Hưng Đạo , Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở chuyên điều trị các bệnh liên quan đến Cơ – Xương – Khớp.

Với những bệnh nhân ở ngoại tỉnh, không có phương tiện di chuyển có thể di chuyển bằng xe bus với các tuyến như sau:

  • Xe buýt số 1: Lộ trình từ Bến Thành – Bến xe Chợ Lớn.
  • Xe 44: Lộ trình từ Cảng quận 4 – Bến Thành – Bình Quới.
  • Xe 45: Lộ trình từ Bến xe Miền Đông – Bến Thành – Bến Xe Quận 8.
  • Xe 703: Lộ trình từ Mộc Bài (Tây Ninh) – Bến Thành.
  • Tuyến 72: Lộ trình từ Hiệp Phước – Bến Thành.
  • Tuyến 86: Lộ trình từ Đại học Tôn Đức Thắng – Bến Thành.
  • Xe 88: Lộ trình từ Chợ Long Phước – Bến Thành.
  • Xe 93: Lộ trình từ Đại học Nông Lâm – Chợ Bến Thành.
  • Tuyến 96: Lộ trình từ Chợ Bình Điền – Bến Thành.
  • Tuyến 102: Lộ trình từ Bến xe miền Tây – Bến Thành.
  • Xe 152: Lộ trình từ Khu Dân Cư Trung Sơn – Bến Thành – Sân Bay Tân Sơn Nhất.

Bác sĩ giỏi Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Đội ngũ bác sĩ tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình được giới chuyên môn đánh giá cao. Các bác sĩ không chỉ có tay nghề vững chắc mà còn tận tình, nhẹ nhàng với người bệnh.

Có thể điểm qua một số bác sĩ giỏi tại bệnh viện như:

  • BSCKII Lê Gia Ánh Thỳ (Trưởng khoa Chi Trên).
  • Tiến sĩ, bác sĩ Trương Trí Hữu (Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp).
  • Bác sĩ chuyên khoa II Võ Hòa Khánh (Trưởng phòng Quản lý Chất lượng).
  • Bác sĩ Võ Văn Thành (Trưởng khoa Cột sống A).
  • Bác sĩ Võ Quang Đình Nam (Phó trưởng khoa chỉnh hình Nhi).
  • Bác sĩ Phan Đức Minh Mẫn (Trưởng khoa chỉnh hình Nhi).
  • Bác sĩ Võ Văn Sĩ (Trưởng khoa Cột sống B).
  • Bác sĩ Trần Quang Hiển (Phó khoa Cột sống A).

Các chuyên khoa Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Được biết, hiện tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM có 16 khoa phòng nhằm đám ứng nhu cầu khám cho người dân tốt nhất. Cụ thể như sau:

Khoa phẫu thuật chi trên:

Khoa có nhiệm vụ điều trị các trường hợp bị dị tật và chấn thương ở chi trên. Ngoài ra, đây còn là nơi đào tại sinh viên y khoa của các trường khác.

Khoa phẫu thuật chi dưới:

Nhiệm vụ của khoa là tiếp nhận khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến chi dưới. Đồng thời, đạo tạo sinh viên y khoa, nghiên cứu sinh bác sĩ sơ bộ chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình, tham gia nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, khoa phẫu thuật chi dưới còn phối hợp với các cơ sở y tế và báo đài tuyên truyền, phòng chống các chấn thương có thể xảy ra khi lao động, trong thể thao và đặc biệt là tai nạn giao thông.

Khoa cột sống A:

Khám và điều trị các bệnh lý về cột sống là chức năng chính của khoa cột sống A. Ngoài ra, khoa còn tham gia nghiên cứu và phát triển các phương pháp chữa trị bệnh cột sống.

Khoa cột sống A còn là nơi đào tại bác sĩ, sinh viên chuyên khoa, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các bệnh viện.

Khoa Cột sống B:

Khoa cột sống B có 3 nhiệm vụ chính bao gồm: Nghiên cứu y khoa, đào tạo giảng dạy cho sinh viên và hợp tác với các bệnh viện, tổ chức y tế trong và ngoài nước.

Khoa bệnh học cơ xương khớp:

Nhiệm vụ chính của khoa là liên kết với các trường đại học để đào tạo và giảng dạy cho sinh viên y khoa.

Khoa vi phẫu tạo hình:

Khoa tiếp nhận nối hoặc tái tạo ngón tay, xử lý các vấn đề dây thần kinh ở tay.

Khoa cấp cứu:

Tiếp nhận các trường hợp cấp cứu do bệnh nhân tự đến hoặc từ các tuyến khác chuyển đến.

Khoa chỉnh hình nhi:

Khoa tiếp nhận và ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị các bệnh dị tật bẩn sinh cho trẻ. Điển hình như vẹo cột sống, dính ngón, thừa ngón tay…

Khoa khám chuyên khoa:

Thăm khám và điều trị các bệnh lý ở chi trên, chi dưới, bệnh cột sống, nhi.

Khoa dược:

Quản lý, cung ứng và cấp thuốc cho người bệnh. Ngoài ra, khoa cũng phối hợp đào tại sinh viên liên quan đến ngành dược.

Khoa xét nghiệm:

Thực hiện các xét nghiệm từ đơn giản đến chuyên sâu, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. Khoa cũng có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng xét nghiệm và quản lý ngân hàng máu.

Khoa phục hồi chức năng:

Khoa gồm 3 bộ phận chính là điện trị liệu, vật lý trị liệu và đo điện cơ. Nhiệm vụ của khoa là hỗ trợ bác sĩ và bệnh nhân trong quá trình khám và phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật.

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn:

Kiểm tra, giám sát quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Hỗ trợ các khoa trong tiệt khẩn dụng cụ y tế, tham gia nghiên cứu khoa học.

Khoa dinh dưỡng:

Kiểm tra chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân.

Khoa vệ tinh an bình:

Khoa điều trị phẫu thuật cho bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật.

Cơ sở vật chất tại bệnh viện

Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh tính đến thời điểm hiện tại có 500 giường nội trú và 1100 giường ngoại trú. Ngoài ra, bệnh viện còn được đầu tư nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại, tối tân còn có một số thiết bị phục vụ nhu cầu khám và điều trị như:

  • Máy siêu âm
  • Siêu âm Doppler màu tim/mạch máu
  • Máy chụp X – quang
  • Chụp CT Scanner
  • Máy chụp cộng hưởng từ MRI
  • Máy nội soi

Thời gian làm việc bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP. HCM

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM có làm việc cả ngoài giờ hành chính và khám theo yêu cầu. Thời gian cụ thể như sau:

  1. Khám trong giờ hành chính

Nếu người bệnh có thể thu xếp khám trong giờ hành chính thì đi theo khung giờ:

  • Thứ 2 – Thứ 6: 6:00 – 15:45.
  • Thứ 7 – Chủ nhật: Bệnh viện làm việc từ 6:30 – 12:00.
  1. Khám ngoài giờ

Với những bệnh nhân bận rộn, không thể khám bệnh giờ hành chính, có thể khám ngoài giờ hành chính với khung giờ:

Related Post
  • Thứ 2 – thứ 6: Khám từ 16:00 – 18:00.
  • Thứ 7: Sáng từ 7:00 – 11:00; chiều từ 14:00 – 17:00.
  • Chủ nhật: Sáng từ 8:00 – 11:00 ; chiều từ 14:00 – 17:00.
  1. Khám theo yêu cầu

Khung giờ khám theo yêu cầu như sau:

  • Thứ 2 – Thứ 6: Khám từ 7:00 sáng đến 20:00 tối.
  • Thứ 7 – Chủ Nhật: Khám từ 7:00 đến 12:00.
  • Bệnh viện có phòng cấp cứu làm việc 24/7.

Quy trình khám và chữa bệnh Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM

Với những bệnh nhân lần đầu đến bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, chắc hẳn sẽ thắc mắc về quy trình khám bệnh tại đây. Theo đó, bệnh viện có triển khai khám BHYT và không có BHYT.

Quy trình khám bệnh chi tiết như sau:

  1. Đối với bệnh nhân không có thẻ BHYT

Bước 1: Hướng dẫn – tiếp nhận:

Với bệnh nhân đến khám lần đầu:

  • Đến bàn bảo vệ để điền thông tin vào phiếu đăng ký khám bệnh. Sau đó, đến hệ thống rút số tự động để lấy số thứ tự.
  • Bệnh nhân đến phòng thu phí để nộp phiếu đăng ký khám bệnh và số thứ tự. Tại đây, người bệnh sẽ mua sổ khám bệnh và phiếu khám bệnh.
  • Điều dưỡng sẽ phân số phòng khám chuyên khoa và số thức tự.

Đối với bệnh nhân tái khám:

  • Người bệnh đến bàn bảo vệ lấy số thứ tự.
  • Di chuyển đến phòng thu phí số 1 để mua phiếu khám.
  • Điều dưỡng phân số phòng khám chuyên khoa và số thứ tự khám cho bệnh nhân.

Bước 2: Các phòng khám chuyên khoa:

Người bệnh di chuyển đến phòng khám chuyên khoa được in trên phiếu. Nộp số khám bệnh vào hộc đựng hồ sơ trước cửa phòng khám. Sau đó, chờ đến lượt khám theo số thứ tự hiển thị trên bảng điện tử.

Khi đến lượt, bệnh nhân vào phòng khám, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Nếu không phải làm xét nghiệm, chụp X quang, người bệnh sẽ được chẩn đoán và nhận toa thuốc của bác sĩ.

Bước 3: Thực hiện cận lâm sàng:

Trường hợp bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm thì di chuyển đến phòng thu phí 1 hoặc 2 để đóng tiền. Sau đó, đến phòng chuyên môn để làm các xét nghiệm.

Sơ đồ các khoa phòng như sau:

  • X-Quang, Siêu âm, CT Scan, MRI: tầng trệt.
  • Xét nghiệm: lầu 1 (Khu nội trú).
  • Đo loãng xương: lầu 2 (tầng trệt).
  • Thay băng, cắt chỉ, làm thủ thuật, tiểu phẫu: tầng trệt, gần phòng cấp cứu (đóng tiền tại phòng thu phí 2).

Khi đã có kết quả, người bệnh cầm kết quả đến phòng khám chuyên khoa ban đầu. Tại đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp.

Bước 4: Mua thuốc:

Người bệnh cầm đơn thuốc đến nhà thuốc số 1, số 3 để lĩnh thuốc.

  1. Đối với bệnh nhân có thẻ BHYT

Trước khi đi khám, người bệnh cần chuẩn bị một số giấy tờ sau: Thẻ BHYT, CMND bản chính, giấy chuyển viện (nếu trong trường hợp chuyển viện).

Quá trình khám có thẻ BHYT như sau:

Bước 1: Hướng dẫn – Tiếp nhận:

Đối với bệnh nhân khám bệnh lần đầu:

  • Người bệnh đến bàn bảo vệ và tổ công tác xã hội ở cổng số 3 để lấy số thứ tự.
  • Đến quầy tiếp nhận BHYT để mua sổ khám bệnh. Sau đó, di chuyển đến phòng 29 để duyệt BHYT, phân phòng khám và số thứ tự khám.

Đối với bệnh nhân tái khám:

  • Bệnh nhân đến bàn bảo vệ tổ công tác xã hội để lấy số thứ tự.
  • Di chuyển đến phòng 29 để duyệt BHYT, phân phòng khám bệnh và số thứ tự.

Bước 2: Các phòng khám chuyên khoa:

Người bệnh nộp sổ khám bệnh ở hộc đựng sổ trước của phòng khám. Sau đó, chờ đợi đến lượt khám theo số hiển thị trên bảng điện tử.

Bác sĩ tiến hành khám bệnh. Nếu không phải làm xét nghiệm, chụp X quang… bác sĩ sẽ chẩn đoán và kê đơn thuốc.

Bước 3: Thực hiện cận lâm sàng:

Nếu có chỉ định xét nghiệm, người bệnh quay lại phòng 29 để duyệt BHYT. Sau đó, mới đến đến phòng chuyên môn để làm xét nghiệm.

Sơ đồ các phòng chuyên môn như sau:

  • X-Quang, Siêu âm, CT Scan, MRI: tầng trệt.
  • Xét nghiệm: lầu 1 (Khu nội trú).
  • Đo loãng xương: lầu 2 (tầng trệt).
  • Thay băng, cắt chỉ, làm thủ thuật, tiểu phẫu: tầng trệt, gần phòng cấp cứu (đóng tiền tại phòng thu phí 2).

Sau đó, bệnh nhân ngồi đợi kết quả và cầm kết quả quay về phòng khám ban đầu. Bác sĩ sẽ đọc kết quả, chẩn đoán và kê đơn thuốc.

Bước 4: Lãnh thuốc BHYT:

Bệnh nhân quay về phòng 29 để duyệt toa thuốc BHYT. Sau đó, đến phòng thu phí 2 để đóng tiền phí chênh lệch.

Bệnh nhân đến phòng lãnh thuốc bảo hiểm của khoa Dược ở cổng số 1 để nhận thuốc. Đồng thời, lấy lại thẻ BHYT bản chính tại đây.

Chi phí – Bảng giá bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Bảng giá bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình có đắt không? Đây là mối quan tâm của rất nhiều người bệnh khi có ý định khám bệnh tại đây. Việc nắm rõ chi phí sẽ giúp người bệnh có sự chuẩn bị tài chính tốt nhất.

Người bệnh cần lưu ý, tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM sẽ có một số dịch vụ được bảo hiểm chi trả. Nhưng cũng có những dịch vụ không được bảo hiểm chi trả. Người bệnh cần nắm rõ để tránh xảy ra sai sót không đáng có.

Dịch vụ có bảo hiểm chi trả

  • Khám bệnh: 20.000 đồng
  • Xét nghiệm: từ 8.000 – 350.000 đồng
  • X-quang kỹ thuật số: 58.000 – 108.000 đồng
  • Siêu âm: 30.000 – 171.000 đồng
  • Công chích hội chẩn để xác định những ca bệnh khó: 200.000 đồng
  • Vật lý trị liệu: 5.000 – 1.756.000 đồng
  • Bó bột: 104.000 – 654.000
  • MRI: 1.700.000 – 2.500.000
  • Cung cấp máu: 35.000 – 1.095.000 đồng
  • EMG: 117.000 đồng
  • Thay băng: 30.000 – 188.000 đồng
  • Chụp CT: 1.377.000 – 4.037.000 đồng
  • Cấp cứu: 8.000 – 239.000 đồng
  • Chụp và nong cầu nối mạch chi: 5.175.000 đồng
  • Phẫu thuật: 174.000 – 14.016.000 đồng

Dịch vụ không có bảo hiểm chi trả

  • Xét nghiệm: 6.000 – 200.000 đồng
  • Mời bác sĩ siêu âm ngoài giờ: 30.000 đồng
  • Siêu âm khớp (màu): 100.000 đồng
  • SAT và ống chích: 19.000 đồng
  • Chứng thương: 30.000 – 100.000 đồng
  • Oxy: 5.000 – 105.000 tùy loại oxy đồng
  • Công chích khớp: 10.000 đồng
  • Công chích thuốc tương phản: 80.000 đồng
  • C-ARM: 60.000 – 500.000 đồng
  • Thử cơ: 25.000 đồng
  • Khám bệnh VLTL-PHCN: 15.000 đồng
  • Bột tăng cường, vật tư tiêu hao khi bó bột, nẹp: 16.500 – 135.000 đồng
  • Máy nội soi: 800.000 đồng
  • Cung cấp máu: 130.000 – 8.580.000 đồng

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn đọc bỏ túi một số kinh nghiệm thăm khám tại đây.

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TPHCM

khoa nhi, bệnh viện chấn thương chỉnh hình tphcm

Băng giá bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

Bằng giá bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

bệnh viện chấn thương chỉnh hình sài gòn, phường 1, tân bình, hồ chí minh

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM có tốt không

Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình thuốc tuyến nào

Khám chuyên gia bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình

Bác sĩ giỏi Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình

admin: