Chảy máu dạ dày: giải đáp nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại, cách chữa

Chảy máu dạ dày – xuất huyết dạ dày có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Tỷ lệ nam, nữ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Vậy nhưng, chảy máu dạ dày là bệnh gì. Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa ra sao. Xuất huyết dạ dày ăn gì và kiêng gì. Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không, uống thuốc gì thì không phải ai cũng nắm rõ.

Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp người bệnh nắm được những thông tin tổng quan về chảy máu dạ dày. Từ đó chủ động thăm khám, điều trị, phòng tránh.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, khi có triệu chứng bất thường nghi ngờ bản thân mắc bệnh. Các bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ nhé!

Chảy máu dạ dày là gì?

Chảy máu dạ dày (hay xuất huyết dạ dày) là tình trạng chảy máu ở niêm mạc dạ dày. Đây là một trong những biến chứng của bệnh đau dạ dày, đau bao tử.

Bệnh thường xảy ra với các đối tượng từ 20-50 tuổi. Bao gồm cả trẻ sơ sinh, trẻ em và nam, nữ trưởng thành. Tuy nhiên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nữ giới.

Triệu chứng chảy máu dạ dày có dễ nhận biết không?

So với các bệnh lý về hệ tiêu hóa khác, triệu chứng xuất huyết dạ dày khá điển hình. Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, có đến 90% nguy cơ bạn đã mắc bệnh.

Đau vùng thượng vị

Thượng vị là vùng bụng ở vị trí trên rốn và phía dưới phần xương ức. Nếu bạn bị đau tức ở vị trí này trước khi cơn đau lan khắp vùng bụng, nhiều khả năng bạn đã bị chảy máu dạ dày.

Ngoài đau tức, người bệnh còn cảm giác bụng căng cứng hơn, cơ thể vã mồ hôi nhiều, mặt tái.

Buồn nôn, nôn ra máu

Có đến hơn 90% người bệnh xuất huyết dạ dày có hiện tượng buồn nôn, nôn ra máu. Máu khi này có thể là máu đỏ tươi hoặc máu đen. Một số trường hợp, máu lẫn thức ăn khiến người bệnh có cảm giác miệng tanh lợm khó chịu.

Bệnh càng nặng, tần suất nôn ra máu càng nhiều.

Da nhợt nhạt, thiếu sức sống

Chảy máu dạ dày khiến dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể khi này bị gián đoạn, ngưng trệ. Đây là lý do khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt, thiếu sức sống.

Khi đại tiện phân có màu đen

Phân màu đen có thể là do màu sắc thức ăn quy định. Nhưng nếu bất kỳ lần đại tiện nào phân cũng màu đen như màu bã cà phê. Phân sền sệt và có mùi thối khẳm khó chịu, bạn cần lưu ý. Bởi lẽ, đây là dấu hiệu bệnh xuất huyết dạ dày khá điển hình.

Cơ thể thiếu máu

Dạ dày chảy máu, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, … khiến cho cơ thể bị thiếu máu trầm trọng. Tình trạng này kéo dài dễ khiến người bệnh tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt, …

Nguyên nhân chảy máu dạ dày là gì?

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày rất đa dạng. Nắm đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị chính xác hơn.

Do thói quen sinh hoạt

  • Thường xuyên ăn thức ăn cay, nóng, khó tiêu.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, hợp lý.
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích khiến dạ dày bị tổn thương.
  • Stress kéo dài khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều khó kiểm soát.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, kéo dài không theo chỉ định bác sĩ.

Do bệnh lý

  • Do biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng.
  • Ung thư dạ dày và khối u lành tính khiến cho niêm mạc của bạn bị suy yếu, tổn thương.
  • Ảnh hưởng do hội chứng Mallory Weiss khiến người bệnh nôn nhiều và tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Mạch máu trong dạ dày mở rộng bất thường khiến chúng mỏng hơn và dễ bị vỡ hơn.

Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không?

Rất nhiều người bệnh quan tâm về vấn đề chảy máu dạ dày có nguy hiểm không. Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, người bệnh mắc xuất huyết dạ dày sẽ phải đối mặt với rất nhiều phiền toái. Cụ thể như sau:

Chảy máu dạ dày ở mức độ nhẹ

  • Đau bụng, mệt mỏi.
  • Nôn ra máu

Chảy máu dạ dày ở mức độ nặng

  • Gây mất máu cấp tính.
  • Tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch.
  • Hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh, da nhợt nhạt.
  • Thở dốc, co giật.
  • Mất máu nhiều nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Chảy máu dạ dày nên ăn gì?

Một thực đơn khoa học, hợp lý có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày. Vậy chảy máu dạ dày nên ăn gì?

Theo các chuyên gia y tế, người bệnh mắc xuất huyết dạ dày cần bổ sung những nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm ít chất xơ: Rau củ non.
  • Các nhóm thực phầm giàu tinh bột giúp bọc hút niêm mạc dạ dày như: Bánh mỳ, gạo nếp, khoai, sắn, …
  • Sản phẩm giúp trung hòa các axit dịch vị như trứng, sữa.
  • Thức ăn có tác dụng giảm tiết axit dịch vị như: đường, mật ong, bánh quy, dầu thực vật, …
  • Ưu tiên sử dụng các loại thức ăn hấp luộc, nấu chín, nghiền nát hay hầm nhừ để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển qua dạ dày.
  • Những loại nước uống tốt cho người xuất huyết dạ dày: Nước lọc, nước chè xanh

Chảy máu dạ dày kiêng gì?

Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần bổ sung nhiều thì cũng có những nhóm thực phẩm mà người bệnh cần hạn chế. Chảy máu dạ dày kiêng gì? Nếu đây là vấn đề bạn thắc mắc, các chuyên gia có lời khuyên cho bạn như sau:

  • Không nên ăn các loại đồ sống, đặc biệt là rau sống, gỏi.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ và các loại thịt cứng có gân, sụn.
  • Không sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp. Ví dụ như: nước sốt, lạp xườn, dăm bông, xúc xích, …
  • Đồ muối lên men như hành muối, hoa quả chua, dưa cà, … nên hạn chế.
  • Các loại gia vị như dấm ớt, tiêu, tỏi, …khiến bệnh xuất huyết dạ dày nặng thêm
  • Kiêng cữ tuyệt đối việc sử dụng các loại đồ uống kích thích như rượu bia, cà phê, chè, … Bởi lẽ đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh xuất huyết dạ dày xuất hiện.

Cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu người bệnh có thể áp dụng cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà. Nguyên liệu là những vị thảo dược, thuốc nam có sẵn trong bếp, trong vườn nhà.

Gừng tươi

Gừng tươi là bài thuốc dân gian chữa chảy máu dạ dày khá hiệu quả. Vị nóng ấm của gừng sẽ giúp làm ấm niêm mạc dạ dày. Đồng thời cải thiện tình trạng xuất huyết nhanh chóng.

Bạn dùng một củ gừng tươi rửa sạch, giã nát. Lấy nước cốt gừng hòa cùng sữa và đường trắng hấp cách thủy. Sau bữa ăn đem ra sử dụng. Sử dụng từ 15 – 20 ngày để thấy hiệu quả.

Bột nghệ

Để chữa chảy máu dạ dày tại nhà, các bạn cũng có thể sử dụng bột nghệ pha với mật ong.

Related Post

Sau 1 tháng sử dụng kiên trì, rất nhiều người bệnh cho biết triệu chứng xuất huyết dạ dày đã được khắc phục. Người bệnh ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt là không còn bị nôn ra máu nữa.

Đậu phụ

Đậu phụ không chỉ là món ăn hấp dẫn mà còn là bài thuốc chữa chảy máu dạ dày hữu ích.

Để chữa bệnh theo cách này, bạn cần sử dụng 3 miếng đậu phụ và 60g đường đỏ. Cho cả 2 nguyên liệu trên vào nồi, thêm 1 bát nước rồi nấu trong 10 phút. Bạn có thể ăn kèm với cơm hoặc ăn không đều được.

Mật ong

Mật ong có thể giúp người bệnh giảm đau và khôi phục các vết loét trên thành dạ dày. Nếu bạn đang gặp phiền toái do chảy máu dạ dày gây ra, hãy nhớ đến mật ong nhé.

Cách chữa bệnh bằng mật ong khá đơn giản. Bạn dùng 2-3 thìa mật ong đem hấp nóng. Ngày uống 3 lần trước bữa ăn.

Trứng gà

Trứng gà là thực phẩm bổ dưỡng dành cho những người bị chảy máu dạ dày. Ngoài các món trứng luộc, trứng hấp, trứng rán, các bạn cũng có thể dùng trứng nấu canh.

Nguyên liệu cần có là 2 quả trứng gà, 60 – 90g lá ớt tươi. Bạn dùng dầu sao qua lá ớt, đập trứng đảo đều cùng chút muối. Tiếp đó cho thêm 1,5 bát nước và đun sôi. Dùng ăn thay canh có thể khắc phục tình trạng viêm loét do xuất huyết dạ dày gây ra.

Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp đối với những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày nhẹ. Nếu bị quá nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Cách chữa chảy máu dạ dày bằng phương pháp Tây y

Xuất huyết dạ dày dù ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính cũng đều nguy hiểm. Việc điều trị chậm trễ sẽ khiến người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro. Nghiêm trọng nhất phải kể đến chính là tử vong do mất máu quá nhiều.

Tại cơ sở y tế chuyên khoa, sau khi thăm khám, kiểm tra, tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cách chữa chảy máu dạ dày bằng phương pháp tây y phù hợp.

  • Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ làm sạch dạ dày với nước muối hòa adrenalin. Sau đó, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc trung hòa acid tại chỗ, thuốc kháng acid. Đối với trường hợp bệnh nhân vẫn bị xuất huyết dạ dày thì sẽ được chỉ định tiêm Cimetidin ống 200ml trực tiếp vào bắp khoảng 6 giờ/ ống.
  • Phương pháp nội soi: Dùng dầu nhiệt, tia lazer, dùng kẹp cầm máu… để ngăn hiện tượng xuất huyết dạ dày và giúp dạ dày ổn định trở lại.
  • Phẫu thuật chữa xuất huyết dạ dày: Đối với trường hợp xuất huyết dạ dày nặng cần thực hiện phẫu thuật. Người bệnh sẽ được truyền thêm máu để quá trình phẫu thuật diễn ra thành công và ngăn ngừa khả năng mất nhiều máu.

Đông -Tây y kết hợp chữa xuất huyết dạ dày

Để đáp ứng nhu cầu điều trị chảy máu dạ dày toàn diện, các chuyên gia hàng đầu vẫn chú trọng và khuyến khích bệnh nhân sử dụng kết hợp giữa đông và tây y.

Ưu điểm của phương pháp Tây y là kháng viêm tốt, giảm đau tức thì, cầm máu nhanh. Do đó, thích hợp trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị và các trường hợp cấp cứu.

Trong khi đó, thuốc Đông y sẽ mang lại hiệu quả bền vững, giúp chữa chảy máu dạ dày từ gốc tới ngọn và giảm nguy cơ tái phát, thích hợp dùng để sử dụng lâu dài. Ngoài ra, hiệu quả bồi bổ từ thảo dược sẽ giúp giảm bớt tác dụng phụ của tân dược.

Lời kết:

Những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh chảy máu dạ dày. Từ đó giải đáp được những điều mà bản thân băn khoăn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa chảy máu dạ dày ra sao. Xuất huyết dạ dày ăn gì và kiêng gì. Chảy máu dạ dày có nguy hiểm không, uống thuốc gì.

Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của bệnh, các bạn hãy thăm khám kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình nhé!

Các tìm kiếm liên quan đến xuất huyết dạ dày

xuất huyết dạ dày tử vong

xuất huyết dạ dày ăn gì

cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày

hình ảnh chảy máu dạ dày

sữa cho người xuất huyết dạ dày

xung huyết dạ dày

xuất huyết dạ dày có phải mổ không

admin:
Related Post