Chảy máu hậu môn là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà như thế nào? ăn gì để hết? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Thế nào là chảy máu hậu môn?
Chảy máu hậu môn là hiện tượng chảy máu tiêu hóa ở ống hậu môn hoặc những vị trí xung quanh hậu môn. Khi người bệnh mắc chảy máu hậu môn thường có những triệu chứng như:
- Có máu đỏ tươi dính ở phân hoặc giấy vệ sinh khi đi đại tiện.
- Đôi khi máu chảy thành từng giọt hoặc thành tia khi đại tiện.
- Cảm giác ẩm ướt, đau đớn ở hậu môn, đau nhiều khi đi đại tiện.
Chảy máu hậu môn cảnh báo 7+ bệnh lý nguy hiểm
Mọi người cần chú ý rằng, chảy máu hậu môn dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng nguy hiểm. Khi thấy bản thân bị chảy máu hậu môn dù nhiều hay ít, người bệnh nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng chủ quan, không điều trị hoặc điều trị sai cách dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số căn bệnh mà triệu chứng điển hình là chảy máu hậu môn, người bệnh nên tham khảo.
Chảy máu hậu môn nhưng không đau do táo bón
Ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ, nhiều chất đạm, uống ít nước. Sử dụng bia rượu thường xuyên là những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở nhiều người.
Táo bón khiến phân cứng khó đào thải ra ngoài, khi người bệnh dùng sức để rặn mạnh sẽ vô tình làm cọ xát dẫn đến tổn thương thành hậu môn và gây chảy máu.
Bên cạnh đó, tình trạng chảy máu hậu môn nhưng không đau còn do hậu môn bị tổn thương, dị vật hoặc vết thương chưa lành hoàn toàn.
Đau rát chảy máu hậu môn do bệnh trĩ
Nguyên nhân hàng đâu dẫn đến chảy máu hậu môn ở người bệnh không thể không để đến đó chính là bệnh trĩ.
Bệnh trĩ xuất hiện do các đám tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn quá mức, xưng phồng và tạo thành các búi trĩ. Thông thường, ở giai đoạn đầu, các búi trĩ mới hình thành, kích thước khá nhỏ bằng hạt gạo. Chỉ gây đau đớn, ngứa rát và chảy máu hậu môn.
Khi đi đại tiện người bệnh sẽ thấy một ít máu lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh kèm theo đau rát và ngứa ngáy hậu môn. Càng để lâu, búi trĩ phát triển càng lớn, sa ra ngoài hậu môn làm tình trạng đau rát, chảy máu nghiêm trọng hơn.
Thậm chí, máu còn chảy thành giọt hoặc phun thành tia rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm nặng, mất máu cục bộ, dễ ngất xỉu, cơ thể suy nhược. Một số trường hợp còn có thể dẫn tới ung thư trực tràng đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Đại tiện ra máu đau rát hậu môn do Polyp hậu môn
Polyp hậu môn là một trong những bệnh lý nguy hiểm có nguyên nhân do chảy máu hậu mô gây ra.
Bệnh polyp hậu môn xuất hiện những khối u lồi ở trong trực tràng do sự tăng sinh quá mức của các niêm mạc trực tràng. Triệu chứng thường thấy của bệnh là tình trạng ngứa rát chảy máu hậu môn, đau bụng đầy hơi. Cũng như bị tiêu chảy, buồn đi đại tiện, đại tiện nhiều lần, chán ăn, buồn nôn, nôn, cơ thể mệt mỏi.
Ở giai đoạn đầu bệnh chưa gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, càng kéo dài các khối polyp sẽ càng phát triển lớn và tăng sinh về số lượng gây cản trở quá trình bài tiết. Thậm chí chúng còn biến chứng các tính thành ung thư, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.
Chảy máu ở hậu môn- Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa rát chảy máu hậu môn nghiêm trong mà người bệnh cần lưu ý.
Bệnh chủ yếu là do táo bón thường xuyên, người bệnh phải cố sức rặn tống phân ra ngoài khiến cho hậu môn bị sưng tấy và rách. Hình thành do niêm mạc da ống hậu môn bị nhiễm khuẩn. Dẫn đến viêm nhiễm, lở loét ở vùng nếp gấp hậu môn tạo thành các vết nứt dài khoảng 0.5 – 1cm, khó khép lại.
Lúc này, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương dẫn đến viêm loét. Khi bị nứt kẽ hậu môn, người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, ngứa rát hậu môn. Đặc biệt, khi đại tiện, tình trạng đau rát trầm trọng hơn và kèm theo hiện tượng chảy máu kèm theo phân.
Nếu không điều trị, các vết nứt sẽ càng nứt rộng và sâu, viêm nhiễm nặng nề hơn và hình thành các ổ apxe hậu môn. Thậm chí là dẫn đến rò hậu môn hoặc trĩ.
Mắc polyp trực tràng bị chảy máu hậu môn
Chảy máu hậu môn do polyp trực tràng là một căn bệnh khá nguy hiểm. Bệnh hình thành do các niêm mạc trực tràng căng giãn quá mức tạo thành một hay nhiều khối u có hình elip hoặc hình tròn. Các khối polyp phát triển lớn sẽ sa ra ngoài hậu môn, gây ngứa rát chảy máu hậu môn và tiết nhiều dịch nhầy. Các polyp lớn có thể gây tắc ruột, đau chướng bụng, tiêu chảy liên tục, hạ kali trong máu, polyp sa xuống, thòng qua lỗ hậu môn.
Viêm loét đại trực tràng
Khi mắc viêm loét đại trực tràng, bệnh nhân thường xuyên bị ngứa rát hậu môn, đi ngoài ra máu tươi, phân có dịch nhầy, sụt cân kèm đau bụng…
Tuy nhiên khi đại tiện không có cảm giác đau hậu môn mà bệnh nhân thường cảm thấy đau bụng dưới, đặc biệt là sau khi ăn. Người bệnh có cảm giác chán ăn, cơ thể sốt nhẹ. Nếu không điều trị kịp thời, vết loét sẽ phát triển nặng nề hơn, bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng rất cao.
Ung thư đại tràng
Chảy máu từ hậu môn mà không có đại tiện có thể báo hiệu ung thư đại tràng. Khi đó, máu có màu đỏ tươi, lẫn trong phân hoặc máu màu đen. Một số triệu chứng khác như suy nhược cơ thể, đau tức hậu môn, giảm cân, cơ thể mệt mỏi…
Ung thư đại tràng là dạng ung thư phát triển chậm và phổ biến. Bệnh vẫn có cơ hội điều trị với tỷ lệ thành công cao nếu phát hiện sớm. Ngược lại, nếu để tiến triển đến giai đoạn cuối sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
Hậu môn bị chảy máu do bệnh Corhn
Bệnh Crohn là tình trạng tổn thương do viêm đường tiêu hóa khiến người bệnh có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, giảm cân. Các triệu chứng biểu hiện của bệnh như: tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, chảy máu hậu môn…
Vậy chảy máu hậu môn có nguy hiểm không?
Nếu chảy máu hậu môn sau vài ngày là hết thì có thẻ chỉ là triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Khi đó người bệnh không cần lo lắng quá, hãy chú ý nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, hiện tượng này sẽ tự khỏi.
Tuy nhiên, nếu là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm và kéo dài thì người bệnh sẽ phải đối mặt với các vấn đề như:
Thiếu máu trầm trọng
Hiện tượng chảy máu hậu môn kéo dài, đặc biệt là người mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nặng. Khiến máu chảy ồ ạt sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng, cơ thể xanh xao, mệt mỏi suy nhược và suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt
Ở phụ nữ mang thai, tình trạng thiếu máu làm tăng nguy cơ thai phụ bị suy nhược cơ thể. Thai nhi kém phát triển thậm chí có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
Suy giảm sức đề kháng
Hiện tượng chảy máu hậu môn nhưng không đau nếu kéo dài sẽ khiến người bệnh bị suy giảm sức đề kháng. Dễ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm khác như: HIV, bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai,…
Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
Hậu môn chảy máu tươi khiến người bệnh luôn lo lắng bất an và có cảm giác mệt mỏi. Làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị suy giảm.
Một số tác hại khác
Nếu chảy máu hậu môn do bệnh lý nguy hiểm mà không được điều trị sớm. Người bệnh sẽ có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như: Ung thư đại trực tràng, nhiễm trùng máu, hoại tử hậu môn thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
Chảy máu hậu môn nhưng không đau tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và gây ra vô vàn các hệ lụy khác nhau gây hại cho sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, người bệnh không nên lơ là chủ quan, chậm chạp trong việc thăm khám khiến bệnh chuyển nặng, việc điều trị càng khó khăn, tốn kém hơn.
Chảy máu hậu môn nên ăn gì
Để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến khẩu phần dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày để cải thiện chứng táo bón, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và bài tiết thức ăn thuận lợi hơn bằng cách lựa chọn một số nhóm thực phẩm dưới đây:
Ăn các thực phẩm nhiều chất xơ
Nhiều loại rau có tác dụng nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón khá tốt, điển hình như Rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau sam, rau cần…
Ngoài ra, một số loại củ quả và hạt có tỷ lệ chất xơ cao như khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen… sẽ hỗ trợ tốt cho người bị táo bón, trĩ, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
Uống nhiều nước
Khi thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu, làm cho phân càng khô cứng. Táo bón thêm trầm trọng gây bất lợi cho những người vốn mắc bệnh lý trực tràng – hậu môn như trĩ, polyp, viêm nhiễm hậu môn.
Niêm mạc đường ruột càng bị cọ xát, hiện tượng chảy máu càng nghiêm trọng hơn. Nên một lần nữa cần nhắc lại, uống đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày thực sự khá quan trọng đối với người mắc những bệnh kể trên.
Ăn các loại rau củ quả giàu vitamin C
Vitamin nổi tiếng là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó còn giúp cơ thể được thanh nhiệt hơn, tăng cường sức đề kháng, vô cùng cần thiết nếu người bệnh đang bị rách niêm mạc, chảy máu vùng hậu môn, trực tràng.
Vitamin C có trong nhiều loại rau, trái cây như:
- Quả mận: Trong thành phần quả mận có chứa rất nhiều chất xơ tự nhiên và chất sorbitol có tác dụng nhuận tràng, khắc phục hiệu quả tình trạng đi táo bón và đi ngoài ra máu.
- Quả Lê: Quả lê chứa rất nhiều nước và chất xơ, rất tốt cho việc tiêu hóa và cải thiện tình trạng đi ngoài ra máu.
- Quả Kiwi: Kiwi được biết đến là loại quả chứa rất nhiều vitamin, các dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa.
- Các loại đậu: Các loại đậu chứa rất nhiều chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, giúp đường ruột hoạt động hiệu quả và dễ dàng hơn.
- Ngoài ra, còn có rất nhiều loại trái cây chứa nhiều Vitamin C bạn nên bổ sung như: dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, dâu tây, cà rốt, quả cherry, dứa, cam, củ cải trắng…
Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Magie là một khoáng chất đa lượng tối cần thiết cho cơ thể, góp phần quan trọng trong nhiều chuyển hóa, giúp hỗ trợ tăng cường nhu động ruột, kích thích đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa thuận lợi hơn.
Nhìn chung các thực phẩm giàu chất xơ thì cũng có hàm lượng magie cao. Điển hình là các loại rau xanh ( súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ, …), các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch ( đặc biệt là hạnh nhân).
Ngoài ra, người thiếu magie nên ăn thêm những thực phẩm giàu magie khác như sữa, thịt, hải sản, thậm chí la nguồn “nước cứng” cũng cung cấp cho cơ thể một phần magie đáng kể.
Thực phẩm giàu Rutin
Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch quá tốt. Do đó, rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp mắc suy yếu mạch máu, những hiện tượng chảy máu, tổn thương niêm mạc,…
Nguồn rutin dồi dào nhất Ngày nay bắt buộc kể đến nụ hòe. Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má,…
Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà
Đi ngoài ra máu có thể gây ảnh hưởng nặng hoặc nhẹ tới người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan và cần điều trị bệnh sớm nhất có thể. Bạn có thể thực hiện một số cách sau để giải thiểu tình trạng này
Bổ sung men vi sinh (Probiotic)
Trong trường hợp đi cầu ra máu do xuất huyết tiêu hóa nhẹ, bệnh nhân cần bổ sung men vi sinh liều cao để cải thiện bệnh. Theo các chuyên gia, Probiotic có tác dụng khôi phục và cân bằng hệ vi sinh vật có lợi ở đường ruột.
Vì vậy, chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe ở người sử dụng. Chưa kể đến, probiotic còn có công dụng làm lành và làm giảm triệu chứng táo bón hoặc trào ngược dạ dày. Do đó, chúng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đại tiện ra máu.
Probiotic được sản xuất dưới dạng khác nhau như viên nén, viên nang, dạng lỏng hoặc bột. Trong trường hợp đi cầu ra máu, bệnh nhân cần uống men vi sinh dạng bột. Bởi chúng giúp hòa tan và vận chuyển nhanh trong đường ruột khi bị chảy máu, giúp loại bỏ hệ vi sinh vật gây hại, ngăn ngừa nhiễm trùng đường ruột. Một số loại Probiotic được bác sĩ chỉ định dùng như Megadophilus, Digesta-Lac và Bifido Factor,…
Bên cạnh uống bổ sung men vi sinh, bệnh nhân cũng có thể lựa chọn thực phẩm chứa Probiotic sử dụng hàng ngày. Trong đó, sữa chua là một trong những nguồn chứa men vi sinh cao, rất có lợi cho sức khỏe hệ đường ruột. Đồng thời, người bệnh cũng có thể dùng các thực phẩm khác như yaourt, phô mai mềm,…
Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà bằng rau diếp cá
Tác dụng: Sử dụng rau diếp cá điều trị chứng đi cầu ra máu. Theo y học cổ truyền, cây diếp cá có công năng thanh nhiệt, có tính mát, giải độc, sát khuẩn, sát trùng, tiêu thủng, lợi tiểu mạnh làm bền mao mạch (do có hợp chất flavonoid), từ đó phòng bệnh nhiễm trùng hậu môn.
Có thể nói, việc sử dụng rau diếp cá là cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian đơn giản, tiết kiệm, dễ tìm kiếm và đặc biệt là công dụng của nó được đánh giá rất cao.
Biện pháp dùng: Rau diếp cá có rất nhiều cách sử dụng khác nhau. Cụ thể là:
- Cách 1. Người bệnh có thể hái lá rau diếp cá ăn sống. Đầu tiên bạn cần ngâm rau với nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó rửa rau thật sạch rồi dùng để ăn trong bữa ăn hàng ngày thay cho những loại rau khác.
- Cách 2. Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi rồi cho ít nước vào xay thành khoảng một ly và uống trước khi ăn một giờ. Chỉ cần uống 3 ngày liên tiếp sẽ hết đi đại tiện ra máu.
- Cách 3. Hoặc bạn cũng có thể lấy khoảng 30g lá diếp cá khô (khoảng 20g lá tươi) đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun trong vòng 15 phút sau đó đem ra xông vào vùng vết thương ở dưới hậu môn. Xông tới khi nào nước ấm lấy bã của rau diếp cá ra rửa, lặp lại mỗi ngày.
Chữa đau rát chảy máu hậu môn bằng sơn dược, tam thất, long nhãn, gừng nước
Đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng bất thường liên quan đến hậu môn – trực tràng. Nguyên nhân là do hư hàn (tỳ vị hư hàn, không thông huyết, máu chảy trong ruột. Các triệu chứng điển hình là: đi cầu trước ra máu sau, máu có màu sẫm, da xanh xao, thần sắc mệt mỏi, đau bụng, phân lỏng).
Cách dùng: Người bệnh có thể dùng lượng vừa đủ sơn cước, tam thất, gừng, long nhãn vào sắc thành thuốc. Dùng để uống hàng ngày, các triệu chứng đi cầu ra máu sẽ giảm đi trông thấy.
Cách chữa chảy máu hậu môn bằng lá ngải cứu
Tác dụng: Cách chữa đi ngoài ra máu tươi bằng lá ngải cứu là một phương pháp nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người bệnh đang có triệu chứng bất thường này.
Lá ngải cứu được coi là vị thuốc quý trong dân gian, có khả năng chữa các căn bệnh đường tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ hay đi ngoài ra máu…Theo Đông y, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, khả năng kháng viêm nhiễm, nhuận tràng cần có thể điều trị chứng đi ngoài ra máu.
Giải pháp dùng: Ăn lá ngải cứu với trứng hay giã nát lá ngải cứu đắp vào khu vực “cửa sau”, thực hiện rất hay hàng ngày giúp đến khi chứng đi cầu ra máu chuyển biến tốt.
Chữa chứng đi cầu ra máu tươi bằng rau sam
Tác dụng: Chữa chứng đi cầu ra máu tươi bằng rau sam như thế nào? Rau sam có tác động kháng viêm nhiễm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu, thường được sử dụng trong việc điều trị những chứng căn bệnh liên quan đến hậu môn – trực tràng như: sỏi thận, kiết lỵ, bao gồm cả chứng đại tiện ra máu.
Cách chữa đi đại tiện ra máu từ rau sam đó là: Bài thuốc nam chữa đi ngoài ra máu từ rau sam khá đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần thiết giã nát nước rau sam để chắt lấy nước, pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để uống khi đói. Mỗi ngày uống một lần, uống đến khi nào tình trạng thuyên giảm thì ngưng.
Chữa đại tiện ra máu bằng vỏ cây hồng
Bài thuốc chữa đại tiện ra máu bằng vỏ cây hồng là một trong những phương thuốc nam nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.
Cách dùng thuốc: Với vỏ cây hồng, bạn đem phơi khô khoảng 120gr rồi sấy chín. Sau đó, giã nhuyễn vị thuốc đã chuẩn bị này uống cùng nước gạo.
Lưu ý: Nên dùng một lần trong ngày, thực hiện đều đặn trong 2 tuần sẽ giúp giảm hẳn chứng đi cầu ra máu.
Chữa đại tiện ra máu bằng cỏ nhọ nồi
Chữa ỉa ra máu bằng cỏ nhọ nồi như thế nào? Cỏ nhọ nồi còn có tên là cây cỏ mực có vị ngọt, tính lương vào hai kinh thận và can, có tác dụng chỉ huyết, bổ thận âm. Trong dân gian, loại cỏ này được sử dụng để cầm máu, chữa bệnh trĩ và nhiều công dụng khác nữa.
Cách dùng: Bạn có thể sử dụng cỏ nhọ nồi chữa đi cầu ra máu bằng cách cột một nắm cỏ nhọ nồi để nguyên cả rễ rồi giã nhuyễn. Sau đó, hãy cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc rồi uống nước còn bã đắp ngoài hậu môn.
Uống trà dâm bụt
Sử dụng hoa dâm bụt phơi khô đem tán thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 12 – 16 gram hòa tan với nước ấm và uống trước khi ăn. Ngày uống 2 lần, uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc sắc
Dùng 20 gram rau đay, 100 gram rau dền và 100 gram sam đem rửa sạch và sắc chung với 500 ml nước. Sau khi nước cạn còn 300 ml, chắt lấy nước, chia ra uống 2 lần trong ngày. Sử dụng đều đặn trong vòng 5 – 7 ngày.
Không nhịn đi đại tiện
Cần đi đại tiện đúng lúc, không nhịn lâu. Tốt nhất nên tập đi đại tiện vào một giờ nhất định. Thời gian thích hợp để đi đại tiện đảm bảo là vào buổi sáng.
Hình thành thói quen vận động tích cực
Thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu. Tích cực tập thể dục, chạy bộ và tập luyện các bài tập yoga và gym. Hoạt động nhiều giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu giúp tiêu hóa thận lợi hơn.
Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng
Lo lắng, âu sầu kéo dài sẽ làm niêm mạc ruột co bóp khiến tiêu hóa trở nên khó khăn và dễ gây táo bón. Vì vậy, hãy luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, vui vẻ giúp sức khỏe phát triển toàn diện.
Các biện pháp phòng ngừa chảy máu hậu môn
Để phòng tránh chảy máu hậu môn, người bệnh cần thực hiện những điều dưới đây:
- Giữ cho khu vực hậu môn sạch sẽ và khô ráo. Cố gắng tránh các loại xà phòng hoặc bất cứ thứ gì kích thích nếu bạn đang bị chảy máu hậu môn. Chỉ cần rửa hậu môn bằng nước sạch và vỗ nhẹ vài lần mỗi ngày.
- Sử dụng giấy vệ sinh loại mềm. Giấy vệ sinh thô ráp có thể gây khó chịu cho khu vực hậu môn.
- Chỉ mặc đồ lót bằng chất liệu cotton để tránh ra mồ hôi và hạn chế nhiễm khuẩn. Đồ lót bằng chất liệu cotton cho phép vùng hậu môn sinh dục thông khí giúp ngăn ngừa mồ hôi và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Không gây xước hoặc chạm vào thương tổn vùng hậu môn bằng tay trần. Móng và bàn tay của bạn chứa vi khuẩn có thể lây lan sang các vết thương hở vùng hậu môn trực tràng.
- Ngoài ra, đừng bao giờ cố gắng lấy phân bằng tay nếu bạn bị táo bón, vì động tác này có thể gây ra xây xước vùng hậu môn trực tràng.
- Tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen khi có chảy máu hậu môn, do thuốc có thể làm tăng chảy máu. Aspirin và ibuprofen đều có đặc tính làm loãng máu.
- Không ngồi hoặc đứng ở một vị trí quá lâu: Ngồi hoặc đứng ở một chỗ quá lâu có thể gây áp lực lên hậu môn và trực tràng. Điều này có thể làm nặng thêm bệnh trĩ và dẫn đến xuất huyết.
- Điều trị dứt điểm tiêu chảy và táo bón: Tiêu chảy và táo bón có thể gây kích ứng niêm mạc vùng hậu môn trực tràng. Các rối loạn này có thể dẫn đến chảy máu từ hậu môn mà không cần đi đại tiện, đôi khi chảy máu xuất hiện chỉ vài giờ sau khi bạn rời nhà vệ sinh. Trong trường hợp này, bạn có thể thấy máu có màu đỏ sẫm hơn.
- Ăn một chế độ ăn nhiều chất xơ: Táo bón là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chảy máu từ hậu môn. Cân bằng chế độ ăn uống, bổ sung thực đơn cho các bữa ăn nhiều rau quả, tránh sử dụng quá nhiều những đồ cay nóng.
- Thường xuyên tăng cường vận động và tập thể dục nhằm nâng cao tuần hoàn chung cơ thể và tuần hoàn vùng hậu môn trực tràng, nâng cao khả năng đề kháng cơ thể nhằm tránh xảy ra viêm nhiễm hậu môn trực tràng.
Lời kết
Hy vọng rằng với chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp người bệnh hiểu hơn về chảy máu hậu môn và có phương pháp phòng tránh, điều trị bệnh. Nếu còn có bất cứ thắc mác nào liên quan đến vấn đề trên, hãy để lại câu hỏi, số điện thoại DƯỚI ĐÂY, chuyên gia tư vấn sẽ liên lạc và giải đáp miễn phí.
Các tìm kiếm liên quan đến chảy máu hậu môn
Cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà
Đau rát chảy máu hậu môn
Chảy máu hậu môn nhưng không đau
Chảy máu hậu môn ở trẻ
Chảy máu hậu môn nên ăn gì
Đại tiện ra máu đau rát hậu môn
Nứt kẽ hậu môn
Bé đi ngoài bị chảy máu hậu môn