Ung thư tuyến tiền liệt là gì. Nguyên nhân, dấu hiệu , mức độ nguy hiểm cũng cách điều trị ung thư tuyến tiền liệt tại nhà. Sẽ là thông điệp chính mà nội dung bài viết hôm nay chúng tôi muốn gửi đến quý bạn đọc. Nếu các bạn quan tâm đến bệnh lí này, đừng bỏ qua nội dung bài viết mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Trước khi đi vào tìm hiểu ung thư tuyến tiền liệt. Chúng ta cùng tìm hiểu xem tuyến tiền liệt là gì đã nhé!
Tuyến tiền liệt là gì?
Tuyến tiền liệt là một cơ quan chỉ có ở nam giới. Đây là một hạch nhỏ nằm dưới bọng đái gần ruột già và bao quanh niệu đạo- tức là ống dẫn nằm bên trong dương vật. Nhiệm vụ của nó là đào thải nước tiểu cũng như là “ lỗ thoát hiểm” để tinh dịch được thoát ra ngoài.
Hạch tuyến tiền liệt là thành phần của hệ thống sinh sản ở nam giới. Nó sản xuất phần lớn chất nhờn tạo tinh dịch nuôi dưỡng tinh trùng.
Tuyến tiền liệt có kích thước bằng hạt dẻ. Tuy nhiên, khi nam giới càng lớn tuổi thì hạch tuyến tiền liệt sẽ ngày một lớn lên. Chính điều này đã khiến cho nam giới gặp khó khăn trong việc đi tiểu.
Ung thư tuyến tiền liệt là gì?
Là bệnh ung thư khá nguy hiểm chỉ xuất hiện ở nam giới. Bệnh tuy phát triển chậm nhưng nó có khả năng di căn sang các khu vực khác, nhất là hệ xương khớp và các hạch bạch huyết.
Phần lớn bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì thế, có rất ít người phát hiện sớm ra bệnh.
Thường giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như: tiểu ngắt quãng, tiểu ra máu, đau khi đi tiểu,…
Ung thư tuyến tiền liệt nếu như không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm rất khó lường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt?
Y khoa đã phát triển, nhưng các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, có thể một số nguyên nhân dưới đây được coi là tác nhân nhân gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt:
Do tuổi tác
Theo số liệu thống kê cứ 7 nam giới trong độ tuổi 75 thì có 1 người bị ung thư tuyến tiền liệt. 5 người trong độ tuổi 85 thì 1 người bị mắc bệnh.
Còn ở Mỹ, bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện ở những nam giới trên 55 tuổi. Và độ tuổi trung bình dễ bị ung thư tuyến tiền liệt là nam giới ở độ tuổi 70.
Như vậy, tuổi tác là một trong những nguyên nhân có thể khiến nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt.
Tiền sử gia đình
Nếu như trong gia đình có người từng bị ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ bạn cũng có thể bị mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với người bình thường.
Di truyền
Mọi tế bào trong cơ thể của nam giới đều có chứa Gen. Nhiệm vụ của gen là kiểm soát sự tăng trưởng và hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Cơ thể của các bạn được di truyền hàng ngàn gen từ cha với mẹ. Nếu như gen của bạn có sự thay đổi, thì khả năng cao bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
Chế độ ăn uống
Thực tế, có nhiều nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt là do tiêu thụ lượng thịt cũng như các thực phẩm đã được chế biến sẵn với hàm lượng chất béo quá nhiều. Bởi chất béo, mỡ động vật là một trong những tác nhân có nguy cơ làm tăng khả năng ung thư tuyến tiền liệt.
Sinh hoạt cá nhân hàng ngày
Môi trường làm việc ô nhiễm, chế độ sinh hoạt cá nhân hàng ngày không khoa học và đảm bảo. Cũng là những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Từ trước đến nay, Châu Á được biết đến là những quốc gia có tỷ lệ nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất. Nhưng khi những người đàn ông ở các nước châu Á di chuyển sang các nước phương Tây thì tỷ lệ nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt tăng cao.
Chủng tộc
Một trong những nguyên nhân khiến nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt chính là do chủng tộc. Nam giới da màu, có gốc từ châu Phi có tỷ lệ bị ung thư tuyến tiền liệt cao gấp nhiều lần so với nam giới da trắng.
Nam giới có gốc da đỏ và nam giới là người châu Á, có tỷ lệ người bị mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp nhất.
Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt
Phần lớn bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu. Và chỉ khi khổi u phát triển ngày một lớn, người bệnh sẽ có thể sờ thấy nó ở tuyến tiền liệt.
Một khí khối u lớn lên sẽ khiến cho niệu đạo và bàng quang của người bệnh bị chèn ép. Việc tiểu tiện của người bệnh gặp nhiều khó khăn.
Khi bị ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh sẽ có các dấu hiệu triệu chứng sau:
- Bị bí tiểu, thậm chí là không thể đi tiểu được
- Thường xuyên bị đái dắt, nhất là vào ban đêm
- Mỗi khi đi tiểu, người bệnh thường bị đau rát
- Thường xuyên bị tiểu ngắt quãng, dòng nước tiểu yếu
- Khi quan hệ, người bệnh bị đau
- Đôi khi cuối bãi nước tiểu hoặc trong tinh dịch có lẫn máu
- Bụng dưới bị đau.
- Nếu như bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối. Các khối u di căn sang các cơ quan khác sẽ khiến người bệnh bị đau các đốt sống lưng, hay bị đau vùng xương chậu.
Các giai đoạn phát triển của ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt chia làm nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn I
Đây là giai đoạn mà các mô ung thư mới bắt đầu được phát hiện ở tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, các mô này lại trông giống như một mô tuyến tiền liệt bình thường. Vì thế, bệnh khó được phát hiện từ sớm.
Giai đoạn II
Giai đoạn này, các khối u đã bắt đầu phát triển. Người bệnh có thể phát hiện bệnh thông qua thăm khám trực tràng, làm sinh thiết hay xét nghiệm PSA trong máu.
Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh đã bắt đầu xuất hiện, chúng phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa di căn sang các cơ quan khác.
Giai đoạn III
Giai đoạn này, các tế bào ung thư đã xâm lấn hết sang các mô sung quanh của tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, nó còn có thể tấn công sang cả túi tinh của nam giới.
Giai đoạn IV
Đây là giai đoạn cực kì nguy hiểm. Bởi các tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, trực tràng, bàng quang hay thậm chí tới các bộ phận xa như xương, gan, phổi của người bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều từ phía cánh mày râu. Theo chia sẻ của các chuyên gia, bệnh ung thư tuyến tiền liệt tuy phát triển chậm nhưng nó lại có khả năng di căn sang các cơ quan khác như hệ xương khớp, tin, gan, phổi,…
Vì thế, ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lí cực kì nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp.
Các biến chứng mà bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra:
Biến chứng di căn
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối sẽ di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể người bệnh. Khiến người bệnh bị đau xương, xương bị tăng nguy cơ nứt gãy và chèn ép tới tuỷ sống. Chính những biến chứng này có thể gây ra tàn tật nghiêm trọng, thậm chí có thể là tê, liệt, mất kiểm soát chức năng của ruột, bàng quang.
Nếu như các khối u di chuyển vào phổi sẽ khiến người bệnh bị khó thở, bị tức ngực và bị ho ra máu.
Bị Suy thận
Một khi tế bào ung thư di căn đến thận, sẽ khiến cho chức năng bài tiết của thận bị ảnh hưởng.
Nếu như người bệnh lại làm xạ trị hay hóa chất, thận của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Người bệnh bị suy thận là điều tất yếu. Hơn nữa, khi thận đã bị suy, việc tiếp nhận điều trị sẽ khó khăn hơn. Sức khỏe, tính mạng của người bệnh đều bị ảnh hưởng.
Thường xuyên bị các cơn đau
Bệnh chuyển biến ngày một nặng, tần suất các cơ đau ngày một tăng. Do các khối u phát triển, chèn ép lên các cơ quan khác. Hoặc do tác dụng phụ của xạ trị và hóa trị gây ra.
Giai đoạn cuối, phần lớn người bệnh phải sử dụng các loại thuốc có chứa chất gây nghiện như morphine,… để làm giảm các cơ đau.
Tiểu không tự chủ
Một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư tuyến tiền liệt hay cũng là biến chứng của bệnh chính là việc đi tiểu không tự chủ. Khiến cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh gặp nhiều khó khăn.
Rối loạn cương dương
Rối loạn cương dương là một trong những biến chứng do ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra trước và sau khi điều trị.
Rối loạn cương dương sẽ khiến cho đời sống tình dục của nam giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mối quan hệ vợ chồng sẽ bị dạn nứt.
Trầm cảm
Nói đến ung thư, người bệnh sẽ nghĩ ngay đến “cái chết”. Vì thế, khi phát hiện mình bị mắc bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng, chán nản, tinh thần bị sa sút. Khiến cho người bệnh mặc cảm buông xuôi, sống khép kín. Điều này là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?
Hầu hết các bệnh ung thư đều là những bệnh lí cực kì nguy hiểm. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên đây là bệnh lí hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu như bệnh được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Điều này phụ thuộc lớn vào ý thức của người bệnh.
Thường bệnh ở giai đoạn đầu, việc điều trị sẽ đơn giản, không tốn kém về thời gian cũng như tiền bạc. Nhưng nếu bệnh ở giai đoạn nặng, bệnh đã gây ra nhiều biến chứng. Việc điều trị sẽ phức tạp và lâu dài, khiến người bệnh tốn kém về thời gian và kinh phí. Bởi bệnh ung thư tuyến tiền liệt có khả năng phát triển chậm.
Vì thế, để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Ngay khi bản thân có các dấu hiệu của bệnh hoặc nghi ngờ mình bị mắc bệnh. Anh em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ lựa chọn ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Ung thư tuyến tiền liệt có chết không?
Cũng giống như các bệnh lí ung thư khác trên cơ thể con người. Các tế bào gây ung thư tuyến tiền liệt phát triển một cách âm thầm khó phát hiện. Vì thế, với thắc mắc ung thư tuyến tiền liệt có chết không? thì “ CÓ” hoặc “KHÔNG” là câu trả lời cho thắc mắc này.
Nếu ung thư được phát hiện càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao. Các tế bào gây ung thư có thể bị loại bỏ hoàn toàn. Và nếu người bệnh đáp ứng việc điều trị tốt thì bệnh nhân ở giai đoạn này có thể nói không với cái chết. Không những vậy việc hỗ trợ điều trị cũng dễ dàng hơn. Thậm chí có thể chữa khỏi được hoàn toàn mà không để lại di chứng.
Nhưng nếu ung thư tuyến tiền liệt nếu được phát hiện ở giai đoạn muộn như giai đoạn 3 +4 thì nguy cơ tử vong rất cao. Bởi lúc này, các khối u đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Và để ngăn chặn sự di căn của khối u, người bệnh bắt buộc phải cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc làm các hóa trị hoặc xạ trị để ức chế sự phát triển thêm và lan rộng của tế bào. Nếu người bệnh đáp ứng được quá trình điều trị, lại có chế độ sinh hoạt hợp lí, khoa học. Sự sống của người bệnh sẽ được kéo dài.
Ung thư tuyến tiền liệt có sinh con được không?
Theo như các chuyên gia chia sẻ thì: Người bị mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt vẫn có khả năng sinh con bình thường.
Bởi, ung thư tuyến tiền liệt không gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng. Hơn nữa, nó cũng không làm mất đi khả năng sinh sản của người bệnh. Nó chỉ ảnh hưởng đến chất lượng tình dục của nam giới khi bệnh ở giai đoạn cuối.
Vì thế, để bảo vệ chức năng sinh sản của mình. Ngay khi bản thân có dấu hiệu của bệnh. Anh em hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị nhé!
Có thể chữa ung thư tuyến tiền liệt bằng Đông y được không?
Ung thư tuyến tiền liệt ở mỗi giai đoạn sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau. Ngoài việc, phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hay liệu pháp hormone. Người bị ung thư tuyến tiền liệt có thể điều trị bệnh bằng các bài thuốc Đông y.
Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Còn giai đoạn sau, thuốc chỉ mang công dụng là hỗ trợ chứ không thể điều trị dứt điểm được.
Các bài thuốc Đông y chữa ung thư tuyến tiền liệt người bệnh có thể tham khảo:
-
Chữa ung thư tuyến tiền liệt bằng bài thuốc Vi linh hoàn
Bài thuốc này bao gồm các vị thuốc: Trư linh; Trạch tả; Bạch truật; Phục linh; Cát cánh; thương thuật; Hậu phác; Trần bì; Cam thảo.
Cách thức sử dụng:
- Nên uống đều đặn bài thuốc chữa ung thư tuyến tiền liệt bằng đông y này ngày hai lần. Mỗi một lần uống khoảng 6g.
- Nên dẫn thuốc với nước sắc thảo hà xa cùng hải kim xa.
Công dụng:
- Kiện tỳ
- Chống thấp
- Giúp tiểu tiện dễ dàng
- Tăng cao sức đề kháng của bệnh nhân chống chọi lại ung thư.
-
Hương Sa Vị Linh Hoàn
Các vị thuốc có trong bài thuốc Hương sa vị linh hoàn: Thương truật; Hậu phác; Trần bì; Sa nhân; Mộc hương; Nhục quế; Bạch truật; Trạch tả; Phục linh; Trư linh.
Hướng dẫn cách sử dụng:
- Dùng đều mỗi ngày hai lần, mỗi lần dùng một viên.
- Bạn lấy nước sắc hải kim sa cùng hổ phục linh và bán chi liên để làm thuốc dẫn.
Công dụng
- Kiện tì trừ thấp
- Tăng sức đề kháng cùng hệ miễn dịch của bệnh nhân để chiến đấu với ung thư.
Tuy nhiên sử dụng bài thuốc nào, người bệnh cần phải có sự thăm khám, tham khảo từ các vị thầy thuốc Đông y giỏi chuyên môn, giàu y đức. Người bệnh không nên bốc thuốc tại những địa chỉ không rõ ràng.
Chữa ung thư tuyến tiền liệt tại nhà như thế nào?
Anh em có thể áp dụng các cách sau đây để chữa ung thư tuyến tiền liệt tại nhà:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm đa dạng. Nên ăn nhiều rau xanh , hoa quả tươi cùng các loại hạt. Bởi đây là những thực phẩm có chứa chất oxy hóa, có khả năng chống viêm khá là tốt.
- Bên cạnh đó người bệnh nên ăn nhiều loại gia vị như tỏi, hoặc quả nho đỏ, cà chua. Bởi chất Lycopen có trong cà chua, hợp chất sulfur có trong tỏi hay resveratrol trong nho đỏ được xem là có tác dụng chống ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả.
- Người bệnh thường xuyên vận động thể chất bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng hay tập Yoga. Đây là những bài tập có thể ngăn chặn nguy cơ béo phì, nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt.
- Quan hệ tình dục một cách đều đặn lành mạnh và chung thủy, không chỉ tốt cho sức khỏe nam giới, gắn kết mối quan hệ vợ chồng. Đây còn là minh chứng có thể giúp giảm nguy cơ tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Không được để bản thân căng thẳng quá nhiều, tránh stress kéo dài.
- Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, được chế biến từ mỡ động vật.
- Kiêng sử dụng thuốc lá, rượu, bia, các chất kích thích khác.
- Thăm khám sức khỏe định kì và thường xuyên
Phác đồ điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng hạt phóng xạ 125i
Chỉ định
Ung thư tuyến tiền liệt có:
- PSA < 10.
- Điểm Gleason ≤ 6.
- Không có bất thường trên phim chụp trực tràng.
- Giai đoạn T1-T2.
Chống chỉ định
- Ung thư giai đoạn muộn, đã di căn, tổn thương rộng.
- Tắc nghẽn đường bài niệu nặng.
- Chống chỉ định của gây mê.
- Người bệnh ung thư kèm bệnh lý suy tim, suy hô hấp nặng, thể trạng kém thời gian sống thêm dưới 5 năm.
- Cần cân nhắc khi kích thước toàn tuyến tiền liệt lớn, kích thước thùy giữa của tuyến tiền liệt lớn thì khả năng cấy không đạt tối ưu.
Các bước tiến hành
Kỹ thuật được thực hiện trong phóng mổ, bởi bác sĩ và điều dưỡng, kỹ thuật viên chuyên khoa y học hạt nhân; ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, thận tiết niệu, gây mê. Hệ thống cấy hạt phóng xạ chuyên dụng gồm có:
Máy siêu âm đa hệ với nhiều đầu dò chuyên dụng, giá đỡ, máy định vị luồn kim cấy hạt phóng xạ, kim cấy hạt phóng xạ, hệ thống tải nạp hạt, hệ thống lập kế hoạch, máy đo chuẩn liều phóng xạ, máy đo rà phóng xạ.
Hạt phóng xạ 125i, số lượng 80-100 hạt tổng liều 160-200 Gy.
Tiến hành:
Người bệnh và gia đình được giải thích kỹ về tình trạng bệnh, quy trình điều trị và thời gian điều trị, tiên lượng, ký giấy cam kết chấp nhận điều trị theo phương pháp cấy hạt phóng xạ.
- Tối trước ngày làm thủ thuật ăn nhẹ và sử dụng thuốc thụt tháo theo hướng dẫn.
- Không ăn hay uống bất kỳ thứ gì sau 12 giờ đêm trước ngày thực hiện thủ thuật.
- Sáng hôm làm thủ thuật: không ăn sáng.
- Thụt tháo sạch đại trực tràng.
- Vệ sinh sạch sẽ da vùng tầng sinh môn.
Bác sỹ gây tê/gây mê thăm khám trước thủ thuật, đặt ống thông (sond) niệu đạo, dẫn lưu nước tiểu bàng quang.
- Đặt đường truyền tĩnh mạch.
- Bộc lộ vùng tầng sinh môn.
- Tiến hành gây mê nội khí quản hay gây tê tùy trường hợp cụ thể.
Cấy hạt phóng xạ:
- Siêu âm xác định vị trí, ranh giới, hình dạng, thể tích u.
- Xác định liều xạ, lập kế hoạch xạ trị. Liều xạ đối với thể tích lập kế hoạch PTV: 108-110 Gy.
- Đặt thiết bị định vị luồn kim cấy hạt phóng xạ.
- Tiến hành cấy hạt phóng xạ theo kế hoạch dưới hướng dẫn của siêu âm.
- Siêu âm xác định lại phân bố các hạt phóng xạ trong u.
- Kiểm tra bảo đảm không có tổn thương cơ quan lân cận: trực tràng, bàng quang.
- Chuyển người bệnh về phòng hồi tỉnh.
Lời kết
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lí khá nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng cảu người bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp. Bệnh sẽ không gây ra biến chứng cũng như có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Các khối u không có cơ hội di căn sang các cơ quan khác trong cơ thể.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa tổng hợp và chia sẻ đã giúp cho cánh mày râu cũng như những ai đang quan tâm đến bệnh ung thư tuyến tiền liệt hiểu rõ hơn về bệnh. Từ đó, có biện pháp phòng tránh, xử lí kịp thời, an toàn và hiệu quả.
Các tìm kiếm liên quan đến Ung thư tuyến tiền liệt
Nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt
Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
Xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt
Phác đồ điều trị ung thư tiền liệt tuyến
Điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng thuốc nam
Ung thư tiền liệt tuyến slideshare
Ung thư tuyến tiền liệt di căn quả xương
Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu