Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì ? 10+ thực phẩm người huyết áp cao nên kiêng

Cao huyết áp không nên ăn gì? Huyết áp cao nên kiêng những thức ăn gì? Nếu có một chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, người bệnh vẫn có sức khỏe tốt và hầu như không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống. Bài viết này chúng tôi đã tổng hợp 10+ thực phẩm mà người huyết áp cao nên kiêng. Cùng tham khảo nhé !

Cao huyết áp là bệnh lý rất nguy hiểm, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các cơ quan nội tạng như hệ tim mạch, não, thận, phổi. Huyết áp cao có thể để lại những di chứng nặng nề như liệt người, suy tim, nhồi máu cơ tim và nặng nhất là đột quỵ.

Theo nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bị huyết áp cao có thể bị giảm tuổi thọ trung bình từ 10-20 năm. Bệnh phát triển rất thầm lặng ở giai đoạn đầu nên không có biểu hiện cụ thể. Bước sang giai đoạn nặng thì bệnh dễ phát hiện hơn nhưng việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì ? 10+ thực phẩm người huyết áp cao nên kiêng

Khi phát hiện mình bị huyết áp cao, ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần chú ý khi ăn uống, đặc biệt cần tránh những thực phẩm dễ làm cho huyết áp tăng cao.

Nhiều loại thực phẩm và đồ uống có thể ngăn bạn hạ huyết áp. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà người bệnh cao huyết áp không nên ăn.

Bệnh cao huyết áp không nên ăn gì – Muối

Muối là chất khoáng cần thiết trong cơ thể, giúp kiểm soát cân bằng dịch, dẫn truyền thần kinh và chức năng khối cơ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia, mỗi người chỉ nên tiêu thụ không quá 5g muối/ngày.

Tuy nhiên, thực tế theo số liệu điều tra, người Việt đang tiêu thụ trung bình lượng muối lên tới 9,4g/ngày. Và chế độ ăn thừa muối tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch.

Cơ chế gây tăng huyết áp của Natri trong muối như sau:

  • Ở những người đã có sẵn yếu tố di truyền, nếu ăn nhiều muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào đối với Natri. Ion Na+ sẽ được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tích nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp;
  • Nồng độ muối của các chất dịch trong cơ thể là ổn định. Ăn nhiều muối làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, khiến cơ thể phải cần thêm nước để duy trì ổn định nồng độ dịch thể. Để đáp ứng yêu cầu này, cảm giác khát nước sẽ xuất hiện, làm cho người ăn mặn phải uống nhiều nước, dẫn tới làm tăng dung lượng máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến tăng huyết áp;
  • Ăn nhiều muối kết hợp với những yếu tố gây sang chấn tinh thần sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng khả năng tái hấp thu Natri ở ống thận. Lượng lớn ion Na+ sẽ được đưa vào trong tế bào cơ trơn, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn tới tăng huyết áp;
  • Ăn mặn trong khi đã bị tăng huyết áp có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối, làm Natri bị tích tụ trong cơ thể và ion Na+ tiếp tục bị vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây tăng huyết áp;
  • Muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim mạch và thận đối với Adrenaline – một chất gây tăng huyết áp.

Thịt nguội, thịt xông khói – thức ăn người huyết áp cao nên kiêng

Thịt nguội chứa hàng trăm mg Natri – nguyên nhân hàng đầu gây tăng huyết áp. Chúng ta đều cho rằng chỉ có các chất béo mới gây nguy hại cho cơ thể.

Tuy nhiên, thực tế, hàm lượng Natri lớn lại khiến chúng ta dễ măc tăng huyết áp. Do đó, hãy tìm sử dụng các thực phẩm thay thế thịt nguội tránh trường hợp bệnh nặng hơn.

Một khẩu phần khoảng 60g của một số loại thịt nguội này có thể chứa từ 500mg natri trở lên. Bạn có thể dùng bơ đậu phộng tự nhiên đảm bảo cung cấp đủ protein cho cơ thể mà lại không gây hại.

Bị huyết áp cao không nên ăn bánh pizza đông lạnh

Pizza cũng xếp thứ hạng cao trong danh sách “Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì”. Tất cả các loại pizza đều là một sự lựa chọn tồi cho những người đang theo dõi nồng độ natri trong cơ thể.

Sự kết hợp giữa phô mai, thịt ướp muối, sốt cà chua và lớp vỏ làm tăng thêm rất nhiều muối. Đặc biệt, pizza đông lạnh lại càng nguy hiểm với những người bị tăng huyết áp.

Để duy trì hương vị trong pizza khi nó được nấu chín, các nhà sản xuất thường thêm rất nhiều muối. Một khẩu phần phô mai đông lạnh hoặc pizza thịt và phô mai có thể chứa hơn 700mg natri, đôi khi nhiều hơn.

Lớp vỏ càng dày tương đương với việc bạn càng có nhiều lớp phủ phô mai, hàm lượng natri theo đó cũng càng tăng.

Thực phẩm người cao huyết áp nên kiêng – Dưa muối, Cà muối

Bất kỳ thực phẩm nào được bảo quản cũng cần đến muối. Điều này là do muối có khả năng ngăn chặn sự phân rã của thực phẩm.

Trong dưa muối, cà muối có hàm lượng muối cao và nó không được khuyến cáo cho những ai bị cao huyết áp. Muối rất quan trọng để bảo quản dưa muối chín, bởi vậy rau cần hấp thụ nhiều muối hơn để có thể bảo quản được trong thời gian dài.

Rau củ càng để lâu trong hộp và bảo quản bằng chất lỏng, chúng càng thu được nhiều muối. Một miếng dưa muối có thể chứa tới 390mg natri.

Cao huyết áp không nên ăn gì? Súp đóng hộp

Người bệnh cao huyết áp không nên ăn gì? Thật bất ngờ khi súp đóng hộp cũng được các chuyên gia xếp vào mục không nên ăn.

Súp là món ăn được khá nhiều người thích vì nó mang lại hương vị cho thực phẩm chế biến, tuy nhiên trong súp cũng chứa nhiều natri để hỗ trợ trong việc bảo quản. Nước dùng đóng hộp và đóng gói cũng có thể tổn hại đến huyết áp. Một số món súp có thể có gần 900mg muối chỉ trong một khẩu phần.

Do đó nếu có thời gian khi đi mua các loại súp hãy đọc thật kỹ thành phần natri có trong thực phẩm định mua để lựa chọn tốt nhất.

Cà chua đóng hộp, tương cà đóng chai

Ăn cà chua tươi không có hàm lượng natri cao (chỉ 5mg) và không ảnh hưởng đến mức huyết áp. Trong thực tế, nó làm giảm nguy cơ cao huyết áp.

Đối với những người bị cao huyết áp, các sản phẩm cà chua đóng hộp không phải là sự lựa chọn tốt. Hầu hết các loại nước sốt cà chua đóng hộp, nước sốt mì ống và nước ép cà chua đều có nhiều natri.

Một cốc nước ép cà chua có thể chứa hơn 600mg muối.

Huyết áp cao nên kiêng gì – Đường

Các bằng chứng được công bố trên tạp chí trực tuyến Open Heart cho thấy ăn nhiều đường có nguy cơ cao tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Khi lượng đường được ăn nhiều hơn sẽ làm tăng đáng kể huyết áp tâm thu (6,9 mm Hg) và huyết áp tâm trương (5,6 mm Hg). Theo nghiên cứu, những ai ăn nhiều calo (từ 25% calo trở lên) sẽ tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch gấp 3 lần.

Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người hiện nay cao gấp từ 2 đến 8 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do thói quen ăn uống các chế phẩm ăn nhanh và làm sẵn. Xét đến thanh thiếu niên cụ thể, mức tiêu thụ hiện tại có thể cao gấp từ 6 đến 16 lần.

Việc lạm dụng quá mức fructose do ăn uống là một cơ chế có khả năng làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận và sức đề kháng của mạch máu… Tất cả những điều này đều có thể tương tác làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy cơ tim.

Tuy nhiên, ăn đường – bao gồm cả fructose – từ sản phẩm sinh học tự nhiên (trái cây) lại không gây hại mà rất có lợi cho cơ thể.

Thức ăn nhiều mỡ và cholesterol

Người bị tăng huyết áp không nên ăn nhiều mỡ động vật. Tuy mỡ động vật rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, nhưng ăn quá nhiều mỡ động vật sẽ gây nên các vấn đề về sức khỏe.

Mỡ động vật và các loại thức ăn nhiều dầu mỡ khác chứa nhiều cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp và các bệnh tim mạch.

Bị huyết áp cao thì không nên ăn thịt chó

Mặc dù thịt chó có giá trị dinh dưỡng, hàm lượng đạm cao, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể, nhưng lại có tính nhiệt, vì vậy nếu ăn quá nhiều thịt chó dễ khó tiêu, chướng bụng,…

Đặc biệt, với người huyết áp cao không nên ăn thịt chó do thịt chó có nhiều cholesterol, lượng đạm cao không tốt cho người cao huyết áp. Trường hợp xấu có thể dẫn tới tai biến, vỡ mạch máu não nếu ăn thịt chó quá nhiều.

Ngoài ra, với những bệnh nhân có các bệnh liên quan đến mạch máu não cũng nên tránh ăn thịt chó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Huyết áp cao có ăn được thịt gà không – không ăn da gà

Related Post

Thịt gà có dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ gây xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này, nếu không dày lên làm thu hẹp lòng mạch thì cũng sẽ kết tập với các sợi huyết fibrin, hình thành nên cục máu đông. Lâu dần sẽ bị cao huyết áp.

Do đó, người cao huyết áp cần hạn chế sử dụng thịt gà. Trong trường hợp người bị cao huyết áp nhẹ, có thể ăn súp gà được làm từ thịt đùi và tuyệt đối tránh phần da thịt gà.

Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng lipoprotein mật độ thấp (LDL) hoặc cholesterol xấu. Nồng độ LDL cao có thể làm tình trạng tăng huyết áp của bạn tồi tệ hơn, xa hơn nữa có thể dẫn đến bệnh mạch vành. Do đó, để giảm nguy cơ này, cần hạn chế ăn thịt gà hàng ngày.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật có chứa hàm lượng chất béo bão hoà và cholesterol cao hơn nhiều so với thịt. Khi nội tạng động vật được tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu, có hại cho tim mạch, tăng huyết áp.

Ngoài ra, nội tạng động vật không rõ nguồn gốc còn tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh ung thư, não, giun sán, viêm cơ tim, viêm phổi,…

Mì ăn liền (mì tôm)

Tăng huyết áp trước đây đối tượng gặp phải hầu hết ở người cao tuổi nhưng ngày nay do chế độ ăn uống thiếu khoa học và lành mạnh, ngại nấu cộng với bận rộn nên nhiều người lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn trong đó mì tôm được coi là món ăn chính thay thế cho bữa cơm hàng ngày.

Chính việc ăn uống thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng này cộng với tiêu thụ lượng muối cao dẫn đến nhiều người trẻ mắc bệnh tăng huyết áp.

Ngoài tinh bột và chất béo thì các chất khác không đủ. Ăn nhiều mì ăn liền kéo dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu do đó các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe xuất hiện như mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh.

Việc ăn dài ngày dẫn đến sụt cân và cơ thể suy nhược. Mì ăn liền được chế biến với nhiều gia vị là muối ăn không tốt cho người bị tim mạch và tăng huyết áp.

Việc đưa vào cơ thể một lượng lớn muối ăn rõ ràng khiến huyết áp người bệnh ngày càng tăng và mất kiểm soát bệnh.

cao huyết áp không nên ăn gì – Bánh mì

Bánh mì có vẻ như tương đối ít có hại. Nhưng, thực tế dùng bánh mì hàng ngày trong chế độ ăn uống của bạn không phải là một lựa chọn tốt. Bánh mì có chứa một lượng natri cao, làm tăng mức huyết áp. Vì vậy, bánh mì là một trong những loại thực phẩm thông thường phải tránh nếu bạn bị cao huyết áp.

Không nên ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn được chế biến sẵn

Các loại thịt được chế biến sẵn như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích,… là các thực phẩm chứa rất nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, các chất bảo quản hóa học và chứa hàm lượng muối cao.

Đây cũng là nhóm thực phẩm gây nên các bệnh tăng huyết áp, béo phì. Vì vậy, người bị tăng huyết áp không nên ăn những loại thực phẩm này.

Người bị cao huyết áp không nên ăn đồ ăn cay

Thực phẩm cay và tinh không tốt cho người bị cao huyết áp. Vì chúng có thể khiến việc đi ngoài khó khăn hơn, dẫn đến táo bón. Người bệnh cao huyết áp lúc đi ngoài bị táo bón sẽ làm cho huyết áp tăng lên, có nguy cơ dẫn đến xuất huyết não.

Trà đặc

Trà đặc cũng là một nước uống mà bệnh nhân cao huyết áp cần phải kiêng, nhất là loại hồng trà đặc, vì nó có nhiều chất kiềm có thể gây hưng phấn đại não, gây bất an, mất ngủ, làm tim đập loạn nhịp, huyết áp tăng cao.

Nếu bạn không thể từ bỏ trà đặc có thể thay thế bằng trà xanh, nhiều tài liệu đã chỉ ra công dụng của trà xanh tốt trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp.

Cà phê

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, uống cà phê có nguy cơ làm tăng huyết áp. Do vậy bạn cũng không nên dùng loại đồ uống uống này.

Một đánh giá của 5 thử nghiệm cho thấy việc uống 2 tách cà phê đậm có thể làm tăng huyết áp tâm thu và tâm trương trong 3 giờ sau khi uống.

Những phát hiện này không cho thấy rằng cà phê làm tăng huyết áp hoặc nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong thời gian dài.

Thức uống chứa cồn – bia, rượu

Uống nhiều rượu, bia quá cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Những người thường xuyên phải dùng thuốc để điều trị tăng huyết áp thì không nên sử dụng rượu, bia.

Rượu, bia sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ áp, làm cho bệnh nặng hơn. Ngoài ra, uống nhiều rượu, bia còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương khác cho hệ thần kinh.

Rượu khi đi vào cơ thể khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Người bị nghiện rượu có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch và huyết áp cao.

Thuốc lá

Trong thuốc lá có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm co mạch và gây tăng huyết áp. Hút một điếu thuốc lá cũng có thể làm tăng huyết áp.

Hút thuốc là một trong những yếu tố làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần thiết đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể, đồng thời hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Lời kết

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp 10+ thực phẩm không nên bổ sung cho người bệnh cao huyết áp, bạn nên thao khảo để biết và phòng ngừa nếu có người thân hoặc chính bản thân bạn bị cao huyết áp. Ngoài ra để chữa cao huyết áp hiệu quả bệnh nhân cần kết hợp với dùng thuốc và các bài luyện tập hỗ trợ điều trị bệnh.

Tăng huyết áp không thể chữa khỏi hoàn toàn tuy nhiên việc sử dụng thuốc hàng ngày, có một lối sống lành mạnh, một chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý và tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể hạn chế được các biến chứng của tăng huyết áp gây ra.

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh cao huyết áp không nên ăn gì

Huyết áp cao nên kiêng những thực ăn gì

Người cao huyết áp nên ăn hoa quả gì

Huyết áp cao nên ăn quả gì

Huyết áp cao nên uống gì để hạ

Huyết áp cao có ăn được thịt gà không

Món ăn cho người cao huyết áp

Huyết áp cao có ăn được tôm không

Thực đơn cho người cao huyết áp

admin:
Related Post