Cách trị bệnh trĩ tại nhà là vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có 55% dân số mắc bệnh trĩ. Đây là căn bệnh đứng thứ 3 trong các bệnh thuộc hệ thống tiêu hóa và đứng đầu trong các bệnh hậu môn trực tràng. Đối tượng mắc trĩ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Thay vì xấu hổ, ngại thăm khám khiến bệnh biến chứng nguy hiểm, chúng tôi sẽ giúp các bạn tự mình khắc phục bệnh tại nhà. Vừa an toàn, hiệu quả lại tiết kiệm thời gian, chi phí.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ theo wiki là bệnh hình thành khi các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn mất khả năng đàn hồi. Nó phình ra và tạo thành các búi trĩ. Trong các bệnh lý về hậu môn trực tràng, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ mắc cao nhất. Tại Việt Nam, cứ 10 người thì có 9 người mắc phải.
Có 3 dạng bệnh trĩ thường gặp là:
- Trĩ nội: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn và có khả năng tự co lại.
- Trĩ ngoại: Búi trĩ mất khả năng tự co lại, bị sa ra ngoài hậu môn và không dùng tay đẩy vào được.
- Trĩ hỗn hợp: Xuất hiện cùng lúc các triệu chứng của trĩ nội và trĩ ngoại.
Nhận biết triệu chứng bệnh trĩ bằng cách nào?
Một người được coi là mắc bệnh trĩ khi xuất hiện những triệu chứng sau:
- Ngứa ngáy hậu môn: Dù đã vệ sinh rất kỹ càng nhưng hậu môn của bạn vẫn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt là vào ban đêm hoặc sau mỗi lần đi đại tiện. Đây là dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của người mắc trĩ tuy nhiên ít được quan tâm.
- Chảy máu khi đại tiện: Trong phân hoặc giấy vệ sinh xuất hiện máu tươi. Ban đầu, lượng máu có thể rất ít. Bệnh càng kéo dài, lượng máu càng nhiều hơn.
- Sa búi trĩ: Búi trĩ càng lớn càng lộ dần ra ngoài hậu môn. Dù bạn dùng tay đẩy lên, búi trĩ cũng không thể co lại được. Sự xuất hiện của búi trĩ này khiến người bệnh đau đớn, bất tiện khi di chuyển, lao động.
- Một số triệu chứng khác: Xuất hiện dịch nhầy, viêm nhiễm hậu môn, …
Những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh trĩ?
Bệnh trĩ có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ độ tuổi, giới tính nào. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:
- Nhân viên văn phòng
- Stress kéo dài
- Chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn đồ cay nóng, chiên rán, lười ăn rau củ quả …
- Người thường xuyên uống nhiều rượu bia.
- Ít vận động.
- Lười uống nước.
- Thường xuyên nhịn đại tiện.
- Phụ nữ mang thai.
Top 10 cách trị bệnh trĩ tại nhà an toàn, hiệu quả, tốt nhất
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách trị bệnh trĩ tại nhà từ những nguyên liệu thiên nhiên như: Rau diếp cá, lá thiên lý, quả sung, lá bỏng, đá lạnh, … Phương pháp này được đánh giá là an toàn, hiệu quả, tiết kiệm. Nếu bạn mới xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ, những mẹo dân gian tại nhà này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.
1.Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn thường truyền tai nhau về cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá. Dân gian cho rằng, rau diếp có tác dụng giải độc, bù nước, thanh nhiệt, giảm đau, trị sung huyết, kháng viêm rất tốt. Nếu sử dụng lá diếp cá chữa bệnh trĩ giai đoạn đầu, khả năng khỏi bệnh có thể lên đến 80%.
Mỗi tuần, bạn sử dụng bài thuốc rau diếp cá từ 2-3 lần theo công thức sau:
- Uống nước ép rau diếp cá: Rau diếp cá sau khi rửa sạch đem xay/ giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi uống. Bạn có thể uống lạnh hoặc cho thêm chút đường để giảm bớt vị tanh của rau.
- Xông rửa hậu môn bằng nước diếp cá đun sôi: Lá diếp cá đem đun cùng 0,5 lít nước. Khi nước còn nóng, bạn đưa hậu môn đặt cao trên nồi nước để xông. Nước nguội đem lau rửa hậu môn.
2.Cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng lá thiên lý
Ngoài chế biến thức ăn, lá thiên lý còn là cách chữa bệnh trĩ dân gian khá hiệu quả. Nếu gia đình bạn có trồng sẵn loại cây này, hãy tận dụng triệt để lá cây nhé. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua tại các khu chợ gần nhà, đảm bảo chúng sẽ mang đến cho bạn nhiều bất ngờ đó.
Trị bệnh trĩ bằng lá cây thiên lý thường được thực hiện theo những cách sau:
- Xông rửa hậu môn bằng lá cây thiên lý: Bạn dùng 10 – 15 lá thiên lý, rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 lít nước và 1 thìa muối biển. Đun sôi thì bắc ra xông hậu môn. Đợi khi nước nguội, udngf nước này rửa sạch hậu môn rồi lau khô.
- Tự chế thuốc đắp hậu môn từ lá thiên lý: Lá thiên lý sau khi rửa sạch đem giã nát cùng 1 chút muối ăn. Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên vùng trĩ, có thể dùng gạc để băng cố định. Nằm yên chừng 15 phút tháo băng rồi vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước sạch.
3.Cách chữa bệnh trĩ nhẹ bằng lá và quả sung
Tại Việt Nam, cây sung được trồng khá phổ biến. Mọi bộ phận của loại cây này đều có dược tính, do đó được áp dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Đặc biệt, lá và quả sung còn là cách chữa bệnh trĩ nhẹ hữu ích.
Nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của lá và quả sung chứa rất nhiều chất xơ tự nhiên giúp nhuận tràng, kháng viêm, giảm đau. Để giúp cho việc sử dụng không bị nhàm chán, người mắc bệnh trĩ có thể tham khảo một số cách sau:
- Chế biến lá và quả sung thành món ăn: Quả sung chấm muối, tẩm ướp chua ngọt; kho sung cùng thịt, cá; lá sung đem gói tai thính, …
- Uống nước quả sung: Đem 5- 10 quả sung đã rửa sạch bỏ vào máy xay nhuyễn, lọc bỏ bã. Phần nước cốt đem chia thành 2-3 cốc uống trong ngày.
- Xông rửa hậu môn bằng nước quả sung: Bổ nhỏ quả sung đem đun lấy nước. Khi nước đang có hơi nóng bốc lên, bạn đưa hậu môn lên trên để xông. Nước nguội có thể tận dụng để rửa hậu môn.
4.Lá bỏng – Vị thuốc quý trị bệnh trĩ tại nhà
Lá bỏng là loại cây trị bỏng rất tốt. Chỉ cần thoa vào vết bỏng, cảm giác đau rát sẽ dịu ngay tức thì. Vậy nhưng, ít người biết rằng ngoài công dụng chữa bỏng thì lá bỏng còn là vị thuốc quý trị bệnh trĩ tại nhà.
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số cách dùng lá bỏng chữa bệnh trĩ như sau:
- Ăn lá bỏng: Lá bỏng rửa sạch ăn sống.
- Uống nước lá bỏng: Lá bỏng đem đun lấy nước uống hoặc xay nhuyễn, bỏ bã để uống thay nước.
- Đắp lá bỏng lên vùng bị trĩ: Bạn đem lá bỏng giã nát, đắp lên vùng bị trĩ. Dùng băng gạc cố định để lá bỏng không bị rơi ra ngoài làm bẩn chăn đệm. Thời gian thực hiện tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn cũng đừng quên rửa sạch hậu môn vào sáng hôm sau khi thức dậy nhé.
5.Chườm đá lạnh vùng hậu môn – Giảm đau nhức do búi trĩ gây ra
Búi trĩ khi bắt đầu lộ ra ngoài hậu môn sẽ gây ra nhiều phiền toái, đau đớn. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể dùng đá lạnh để chườm tại nhà.
Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần mở tủ lạnh, lấy vài viên đá nhét vào khăn sạch. Dùng khăn lạnh này chườm nhẹ nhàng lên búi trĩ từ 3-4 lần/ngày. Cơn đau sẽ nhanh chóng được giảm bớt. Cùng với đó, kích thước búi trĩ cũng dần được co lại mà chẳng hề tốn 1 xu. Thật quá tiện lợi phải không?
6.Khắc phục triệu chứng bệnh trĩ nhờ cây cúc tần
Cúc tần (hay từ bi) là loại cây có mùi thơm, vị cay, tính ấm. Theo Đông Y, cúc tần là vị thuốc tự nhiên kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, kháng viêm rất tốt. Đối với người mắc bệnh trĩ, sử dụng cúc tần thường xuyên có thể giảm nhanh triệu chứng sưng, ngứa, nhiễm trùng, táo bón.
Để khắc phục triệu chứng bệnh trĩ nhờ cây cúc tần, các bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Ăn lá cúc tần: Lá cúc tần được sử dụng làm rau sống, hoặc gia vị chế biến món ăn. Nếu bạn yêu thích hương vị của loại lá này, có thể rửa sạch và ăn trực tiếp là tốt nhất.
- Uống nước cốt lá cúc tần: Ngoài ăn trực tiếp, các bạn cũng có thể dùng lá cúc tần xay lấy nước uống mỗi ngày. Kiên trì trong khoảng 1 tuần, các triệu chứng bệnh trĩ sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Xông rửa hậu môn bằng lá cúc tần: Ngoài nguyên liệu là lá cúc tần, các bạn có thể kết hợp thêm lá sung, lá lốt, ngải cứu, nghệ. Tất cả rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 lít nước đun sôi và đem xông hậu môn. Thực hiện đều đặn trong 1 tháng.
7.Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây lược vàng
Theo các nhà khoa học, cây lược vàng chứa lượng lớn hoạt chất flavonoid. Chất này có công dụng tăng cường sức đề kháng, củng cố mao mạch, giảm chảy máu thành mạch, kháng viêm.
Bên cạnh đó, cây lược vàng cũng chứa thêm rất nhiều nguyên tố vi lượng và hoạt chất steroid. Những chất này có nhiệm vụ giảm đau, hoạt huyết, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Nhờ tất cả những công dụng vượt trội nêu trên mà cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây lược vàng được rất nhiều người áp dụng.
Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn khi sử dụng:
- Ăn sống lá cây lược vàng: Mỗi ngày, rửa sạch từ 2-4 lá ăn sống trước hoặc sau bữa ăn 30 phút.
- Đắp lá cây lược vàng lên hậu môn: Đem lá lược vàng giã nát rồi đắp lên hậu môn. Tốt nhất là nên thực hiện trước khi đi ngủ.
- Ngâm lá cây lược vàng với rượu trắng: Thân cây lược vàng sau khi làm sạch, bạn đem cắt khúc. Cứ 1 kg thân cây đem ngâm với 5 lít rượu trắng. Sau 1 tháng có thể đem rượu này ra sử dụng, ngày 1 chén nhỏ.
8.Trị bệnh trĩ đơn giản, hiệu quả nhờ lá vông
Thành phần của lá vông chứa nhiều chất an thần, giúp vết thương bị loét sớm lên da non. Do đó được sử dụng khá phổ biến để chữa bệnh trĩ tại nhà.
Cách dùng lá vông nem chữa trĩ như sau:
- Đắp lá vông lên hậu môn: Lá vông mang lại nhiều hiệu quả khi ở nhiệt độ cao. Lợi dụng đặc tính này của lá vông, dân gian ta thường mách nhau hơ lá vông trên lửa cho nóng. Dùng lá vông này đắp trực tiếp vào búi trĩ giúp búi trĩ dần co lại.
- Lá vông kết hợp muối, giấm chanh: Sau khi đun sôi 7 lá vông bạn vớt ra ngâm lá trong nước muối. Tiếp đó, đem lá này giã nhuyễn trộn cùng giấm chanh để tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên hậu môn trong khoảng 2 – 3 giờ. Thực hiện mỗi ngày 1 lần và liên tiếp trong khoảng 1 tuần.
9.Lá ổi non- Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam cực hiệu quả
Lá ổi cũng nằm trong danh sách các cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam hiệu quả. Nếu bạn đang mắc trĩ và chưa biết làm cách nào để khắc phục, lá ổi chính là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Theo y học cổ truyền, lá ổi giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng. Đồng thời có khả năng co mạch và sát trùng vết thương rất tốt. Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá ổi non mà bạn có thể thực hiện. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:
- Ăn lá ổi non: Mỗi ngày, bạn ăn từ 3-5 lá ổi non.
- Xông hoặc ngâm rửa hậu môn bằng lá ổi: Lấy 1 nắm lá ổi rửa sạch, đun sôi. Dùng nước này xông hơi và ngâm rửa hậu môn.
10.Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không
Phương pháp điều trị bệnh trĩ cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn chính là sử dụng lá trầu không. Loại lá này được đánh giá là cực kỳ hiệu quả với những người đang bị chảy máu, đau rát, sưng tấy búi trĩ. Thành phần diệt khuẩn có trong lá trầu sẽ giúp kháng viêm, sát trùng nhanh chóng. Giúp bạn kiểm soát cơn khó chịu hiệu quả.
Có rất nhiều cách chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không. Dưới đây là một số cách đơn giản, phổ biến nhất mà các bạn có thể áp dụng:
- Xông, ngâm rửa hậu môn bằng lá trầu không: Bạn dùng khoảng 5- 10 lá trầu không rửa sạch, đun với nước. Khi nước còn nóng đem xông hậu môn. Khi nước nguội hơn đem ngâm, rửa hậu môn.
- Đắp lá trầu không: Lá trầu đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên búi trĩ. Kết hợp sử dụng băng gạc để cố định lá trầu, không làm lá rớt ra ngoài. Sau 30 phút đem rửa lại bằng nước sạch.
Lời kết:
Vậy là vừa giới thiệu đến các bạn 10 cách trị bệnh trĩ tại nhà an toàn, đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm. Hy vọng, những mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác đau rát, sưng viêm, chảy máu do bệnh trĩ gây nên.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh lần nữa rằng cách chữa bệnh trĩ tại nhà chỉ áp dụng cho những trường hợp bệnh trĩ giai đoạn 1. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, cần có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, người bệnh cũng nên rèn cho mình thói quen sinh hoạt khoa học. Cụ thể như: Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước, tích cực vận động, …
Đừng ngại chia sẻ với các bác sĩ, chuyên gia về rắc rối của bạn nhé. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp cặn kẽ Tại Đây hoàn toàn miễn phí. Cam kết bảo mật tuyệt đối.
Các tìm kiếm liên quan đến cách trị bệnh trĩ tại nhà
cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá
cách chữa bệnh trĩ ngoại
cách chữa bệnh trĩ dan gian
thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất
cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam
cách chữa bệnh trĩ nhẹ
cách chữa bệnh trĩ nội
cách chữa bệnh trĩ nặng