Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không ? Cách sử dụng cây cà gai leo tươi như thế nào ? Trà cà gai leo loại nào tốt ? Cà gai leo là một vị thuốc nam rất phổ biến. Thường được dùng để điều trị các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan B hay men gan cao… Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại cây thuốc này qua bài viết sau đây nhé!
THÔNG TIN TỔNG QUÁT
- Tên khoa học: Solanum procumbens
- Thuộc họ cà: Solanaceae
- Tên gọi khác: Cà gai dây, cà lù, cà bò, cà vạnh, cà quýnh, cà Hải Nam, cà quạnh, gai cườm…
- Phân bố: Thường mọc ở các vùng đồi núi thấp của Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc…
ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT – HÌNH ẢNH CÂY CÀ GAI LEO
Hình ảnh cây cà gai leo tươi
Hình ảnh rễ cà gai leo khô
Hình ảnh thân cây cà gai leo khô
Cà gai leo thuộc loại thân leo hay bò với chiều dài khoảng từ 0,6 – 1m (hoặc cao hơn). Đây là loại thực vật sống lâu năm có nhiều đặc điểm dễ nhận dạng như:
- Thân cây nhẵn, hóa gỗ, phân thành nhiều cành, trên có phủ lông hình sao
- Lá hình trứng hay thuôn, phía gốc lá hình rìu hay hơn tròn, mép nguyên hay hơi lượn và khía thùy. Mặt trên của lá có gai nhỏ, mặt dưới phủ lông mềm hình sao màu trắng nhạt. Phiến dài 3-4cm, rộng 12 – 20cm, có gai, cuống dài 4-5mm.
- Hoa có màu tím nhạt, nhị vàng. Thường họp thành xim gồm 2 – 5 hoa.
- Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi, bóng, nhẵn, đường kính 5 – 7mm.
- Hạt màu vàng, hình thận, có mạng, dài 4mm, rộng 2mm
Cà gai leo thường ra hoa trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 và tạo quả từ tháng 9 đến tháng 12.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ TRONG CÀ GAI LEO
Trong cây cà gai leo có chứa nhiều chất ancaloid. Đặc biệt trong rễ của loại cây này có chứa nhiều thành phần hóa học gồm:
- ancaloid
- tinh bột
- saponozit
- flavonozit solasodin
- solasodinon
- glycoalcaloid
- …
TÁC DỤNG CỦA CÀ GAI LEO
Trong Đông Y, cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, hơi có độc và có công dụng hỗ trợ các bệnh lý như đau lưng, tán phong thấp, nhức xương, tiêu đờm, tiêu độc, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn,…
Còn theo nhiều nghiên cứu khoa học, công dụng nổi bật nhất mà không thể không kể đến của cà gai leo là hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
- Hạ men gan, giảm mỡ máu
- Kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan B, hỗ trợ chữa trị viêm gan B hiệu quả
- Ức chế sự phát triển của xơ gan
- Giảm các các triệu chứng của bệnh gan như: đau tức hạ sườn phải, vàng da …
- Chống viêm
- Chống oxy hóa mạnh
- Làm giảm tỷ số tăng sinh của dòng tế bào ung thư SIHA, Caski, Hela,…
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Giúp chữa đau nhức răng, chảy máu chân răng
- Điều trị say rượu, giải rượu
- …
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG CÀ GAI LEO
Thông thường, những đối tượng sau đây có thể sử dụng cà gai leo để chữa trị:
- Người bị viêm gan cấp và mãn tính
- Người bị gan nhiễm mỡ, xơ gan hay men gan cao
- Người đang điều trị bệnh phải uống nhiều thuốc tân dược
- Người bị nổi mụn nhọt, trứng cá hoặc nóng trong
- Người thường xuyên sử dụng bia rượu gây tổn thương gan
- …
CÁCH SỬ DÙNG CÂY CÀ GAI LEO TƯƠI VÀ KHÔ
Hiện nay có khác nhiều cách dùng cà gai leo đang được áp dụng. Người bệnh có thể sử dụng loại dược liệu này dưới dạng nước uống, cao cô đặc hay viên nén. Mỗi cách dùng sẽ có những ưu, nhược điểm riêng.
Các bạn có thể tham khảo một số cách sử dụng cà gai leo hiệu quả nhất sau đây:
Cách sử dụng cây cà gai leo tươi
Đối với cây cà gai leo tươi, các bạn có thể áp dụng cách dùng truyền thống là sắc nước hoặc hãm nước để uống. Bạn chỉ cần mua cà gai leo khô hoặc cà gai leo tươi về phơi khô và bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần.
Cách sắc nước cà gai leo
Chuẩn bị: 50 – 60gr/người/ngày thân lá và rễ cây cà gai leo
Cách làm:
- Rửa sạch cà gai leo
- Cho vào nồi, đổ ngập nước
- Bật lửa, đun sôi
- Khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ khoảng 10 phút
- Tắt bếp, chắt nước ra uống hàng ngày thay nước lọc
Cách hãm nước cà gai leo
Bên cạnh sắc nước uống có thể hãm nước cà gai leo để sử dụng. Cũng với nguyên liệu như trên, các bạn có thể hàm nước uống bằng cách sau:
- Cà gai leo rửa sạch
- Trụng qua một lần nước sôi
- Thêm lượng nước đủ dùng vào hãm trong 30 phút ở trong bình giữ nhiệt
- Dùng uống hàng ngày
Bạn nên giữ nước ở trong bình giữ nhiệt để giữ ấm và uống hàng ngày.
Cách dùng cà gai leo khô phối hợp với các vị thuốc khác
Ngoài việc sử dụng nước uống được nấu hoặc sắc từ cà gai leo, người bệnh còn có thể kết hợp với các vị thuốc khác để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
Vị thuốc cà gai leo với mật nhân và xạ đen
Bài thuốc này thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị viêm gan B với những thành phần sau:
- Cà gai leo: 30g
- Cây xạ đen: 30g
- Rễ cây mật nhân: 10g
Cách dùng: Các vị thuốc đem rửa sạch rồi sắc với 1,5 lít nước hoặc hãm với 1 lít nước. Dùng nước này uống hàng ngày, liên tục từ 6-8 tháng, bệnh viêm gan B có thể chuyển về âm tính.
Vị thuốc cà gai leo với cây an xoa, cây bán chi liên
Bài thuốc này được sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân mắc xơ gan, xơ gan cổ trướng. Thành phần bài thuốc gồm:
- Cà gai leo 30g
- Cây an xoa 30g
- Cây bán chi liên 15g
Cách dùng: Các vị thuốc đem rửa sạch, sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml. Uống ngày 3 lần vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối sau mỗi bữa ăn. Nếu bệnh nhân ăn uống ít, nên sắc cạn hơn.
Kiên trì dùng bài thuốc trong thời gian 2-3 tháng, bệnh nhân xơ gan sẽ có chuyển biến tích cực, chức năng gan sẽ dần dần phục hồi.
Vị thuốc cà gai leo với giảo cổ lam
Bài thuốc này có công dụng hạ men gan, điều trị gan nhiễm mỡ.
Thành phần:
- Cà gai leo 30g
- Giảo cổ lam 30g
Cách dùng: Hãm với 1 lít nước uống trong ngày. Dùng liên tục 1 tháng, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ được cải thiện hiệu quả.
Cách dùng cà gai leo dạng viên
Nếu bạn không có nhiều thời gian để sắc nước cà gai leo uống, bạn có thể sử dụng cà gai leo dạng viên nén.
Đây là dạng thuốc được bào chế ở dạng cao khô (đã làm mất nước), với các thành phần dược liệu đã được cân đối vừa đủ, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất. Không chỉ giúp thời gian bảo quản thuốc được lâu hơn mà đây còn là dạng tiện dụng nhất để người bệnh có thể mang đi xa.
Liều lượng sử dụng thuốc tùy theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng để tránh gặp phải các tác dụng phụ khó lường.
Cách dùng cà gai leo dạng cô đặc
Cà gai leo ở dạng cô đặc có hàng lượng dược chất lớn hơn rất nhiều so với dạng uống. Bạn có thể chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ cà gai leo ở dạng cô đặc (3-4gr) là đã tương đương với 60gr cà gai leo khô.
Cách dùng cà gai leo ở dạng này khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy 1/6 thìa cà phê cà gai leo pha với khoảng 200ml nước để uống hàng ngày. Thời gian sử dụng thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bên cạnh đó, các bạn cần cũng cần chú ý mua cà gai leo dạng cô đặc ở những cơ sở uy tín. Tránh mua phải cà gai leo chất lượng thấp sẽ làm giảm hiệu quả chữa trị.
Giá cà gai leo bao nhiêu tiền 1kg
Giá cà gai leo bao nhiêu tiền 1kg là hợp lý hiện nay? Giá bán 1kg cà gai leo dao động từ 15.000 – 500.000đ/ kg. Giá của thảo dược này có sự dao động khác nhau do chi phí vận chuyển, sơ chế, chế biến. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng của mình, bạn có thể chọn mua loại cà gai leo phù hợp.
Có rất nhiều loại, sản phẩm cà gai leo được bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Giá cà gai leo trên thị trường:
- Giá cà gai leo tươi: 5.000 – 15.000đ/ kg;
- Giá 1kg cà gai leo khô:100.000 – 200.000đ/ kg;
- Giá 1kg rễ cà gai leo khô: 300.000 – 500.000đ/ kg;
- Giá cà gai leo được bào chế: 50.000 – 300.000đ/ sản phẩm.
1.Giá bán cà gai leo tươi
Giá bán 1kg cây cà gai leo tươi khá rẻ. Do loài thảo dược này sinh trưởng ở phổ biến ở một số tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi… Trên thị trường, một cân cà gai leo chỉ có giá từ 10.000 – 15.000đ/ kg.
2.Giá cà gai leo khô bao nhiêu 1kg?
Giá cà gai leo bao nhiêu 1kg sau khi được sấy khô? Trên thị trường, có nhiều nơi bán cà gai leo khô với nhiều mức giá khác nhau. Bởi giá thành thân, rễ hoặc lá cà gai leo có sự khác biệt.
- Giá cà gai leo khô nguyên cây đã thái lát: 100.000 – 150.000đ/ kg.
- Giá 1kg rễ cà gai leo khô: 200.000 – 250.000đ/ kg.
- Giá 1kg thân cà gai leo khô: 100.000 – 120.000đ/ kg.
Cà gai leo chữa bệnh gì – Bài thuốc sử dụng cà gai leo
Với nhiều tác dụng khác nhau trong điều trị bệnh, cà gai leo được sử dụng phổ biến trong đông y học. Dưới đây là các bài thuốc trị tốt nhất có sử dụng vị thuốc này.
1.Phòng bệnh về gan bằng cà gai leo
- Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cà gai leo và 1 lít nước
- Bỏ tất cả nguyên liệu vào trong nồi rồi bắc lên nấu cho đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp.
- Chia ra uống 3 lần trong ngày
2.Cà gai leo chữa bệnh gì – Chữa viêm gan, xơ gan, chống ung thư gan
- Chuẩn bị: 30g cà gai leo, 10g dừa cạn và 10g diệp hạ châu
- Dùng tất cả nguyên liệu đem sao vàng rồi sắc lên uống.
- Uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các biểu hiện bệnh thuyên giảm.
3.Cà gai leo có tác dụng chữa phong thấp
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g cà gai leo, 20g vỏ chân chim, 20g rễ đau xương, 20g rễ cỏ xước, 20g dây mấu, 20g rễ tầm xuân
- Cho tất cả nguyên liệu đem nấu nước và dùng uống hết trong ngày
4.Công dụng của cà gai leo chữa phong tê thấp, nhức mỏi, đau lưng
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g cà gai leo, 10g thổ phục linh, 10g dây gấm, 10g kê huyết đằng, 10g lá lốt
- Cho các nguyên liệu trong cùng 1 thang rồi sắc uống trong ngày
- Dùng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy có cải thiện.
5.Tác dụng chữa ho, ho gà của cây cà gai leo
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g rễ cà gai leo và 30g lá chanh
- Cho nguyên liệu vào nồi nước nấu lên để tinh chất tan hết trong nước.
- Chia ra uống hết 2 lần trong ngày.
6.Cà gai leo chữa rắn cắn
- Lấy khoảng 30g đến 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi hòa với khoảng 200ml nước.
- Cho người bị rắn cắn uống ngay, dùng 2 lần trong ngày.
- Ngày thứ 2 dùng 30g rễ cà gai leo khô đem sao vàng, sắc nước dùng 2 lần trong ngày. Áp dụng từu 3 đến 5 ngày là sẽ khỏi hẳn.
7.Bài thuốc giải rượu bằng cà gai leo
Thông thường dân gian vẫn lưu truyền cách dùng 50g cà gai leo khô hãm với nước như chè xanh rồi cho uống thay nước. Cách này vừa giúp nhanh tỉnh rượu vừa không gây hại cho gan.
8.Tác dụng của cà gai leo chữa sưng chân răng
- Lấy 4g hạt cà gai leo tán nhỏ cho vào chén đồng cùng 1 ít sáp ong.
- Đốt lên và xông khói vào chân răng.
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần, sau vài ngày sẽ khỏi.
Trà cà gai leo loại nào tốt ?
Do công việc bận rộn nên nhiều người tìm mua trà cà gai leo để thuận tiện sử dụng, không phải đun sắc và dễ dàng mang đi khi công tác.
1.Trà cà gai leo Tuệ Linh dạng hòa tan
Với nguồn nguyên liệu sạch, quy trình sản xuất hiện đại giữ trọn tinh chất của cây Cà gai leo, Trà hòa tan Giải độc gan Tuệ Linh sẽ góp thêm một sự lựa chọn mới giúp đẩy lùi các bệnh lý gan mật, bảo vệ sức khỏe.
Ưu điểm vượt trội của Trà cà gai leo Tuệ Linh hòa tan
- Nguồn nguyên liệu cà gai leo sạch, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế Thế Giới
- Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP-Who
- Sản phẩm an toàn, không sử dụng chất bảo vệ thực vật.
- Cách dùng: tiện lợi, vị thơm ngon, dễ uống và đạt hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.
Thành phần:
Cao khô Cà gai leo (Extractum Solani hainanense)….1,5g
Công dụng:
Giúp bảo vệ và phục hồi tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan, giảm men gan trong các trường hợp viêm gan virus, xơ gan, men gan cao, mẩn ngứa, mề đay, tổn thương gan do rượu, hóa chất độc hại.
Đối tượng sử dụng:
Người bị men gan cao, mẩn ngứa, mề đay, chức năng gan suy giảm do viêm gan virus, xơ gan, người uống rượu bia nhiều, tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Cách dùng:
- Cho trà vào cốc, hòa tan với khoảng 200 ml nước.
- Ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần 1-2 gói.
- Uống để giải độc rượu: Uống 1-2 gói trước khi uống rượu và 1-2 gói sau khi uống rượu.
Giá – Mua sản phẩm ở đâu?
TPBVSK Trà hòa tan Cà gai leo Tuệ Linh dạng hòa tan 1 hộp 20 gói/ Giá 40.000đ/ 1 hộp
2.Trà cà gai leo Tuệ Linh dạng túi lọc
Sử dụng nguồn nguyên liệu sạch theo chuẩn GMP-Who cùng quy trình sản xuất hiện đại, Trà Cà Gai Leo Tuệ Linh túi lọc có tác dụng giúp bảo vệ và phục hồi tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan trong các trường hợp viêm gan virus, xơ gan, men gan cao, mẩn ngứa, mề đay, tổn thương gan do rượu bia, chất độc hại.
Đối tượng sử dụng:
Người bị men gan cao, mẩn ngứa, mề đay, chức năng gan suy giảm do viêm gan virus, xơ gan, người uống nhiều rượu bia, tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Cách sử dụng:
Cho túi trà vào cốc hãm bằng nước sôi
Ngày dùng 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 túi, có thể kết hợp sử dụng với dạng viên cà gai leo
Giá bán
Quy cách đóng gói và giá:
Hộp 25 gói x1,8g, 40.000đ/hộp
3.Trà cà gai leo loại nào tốt – CÀ GAI LEO LAVA
Cà gai leo tác dụng đặc biệt trong hỗ trợ điều trị viêm gan B, hạ men gan do rối loạn, làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh gan như vàng da, mệt mỏi…
Cà gai leo túi lọc của LAVA giúp sử dụng tiện lợi, bảo quản dược tính và hương vị lâu hơn. 100% Nguyên gốc Cà gai leo miền trung, tốt nhất cho điều trị bệnh gan.
Công dụng
- Hỗ trợ hiệu quả điều trị viêm gan A, B, C
- Hỗ trợ điều trị men gan tăng cao (hiệu quả rõ rệt sau 1 tháng sử dụng), làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh gan như đau tức, vàng da, mệt mỏi.
- Hỗ trợ phòng ngừa và kìm hãm sự phát triển xơ gan, ung thư gan
- Tăng cường giải độc gan, hạn chế tổn thương tế bào gan do rượu, hóa chất độc hại.
Đối tượng sử dụng
Dùng cho người bị viêm gan vi rút A B C, xơ gan, u gan, men gan tăng cao, uống nhiều bia rượu, mẩn ngứa, nỗi mề đay, ăn uống kém, khó tiêu.
Cách dùng
Ngâm 3 túi với 1 lít nước nóng. Ngày dùng 6 túi làm nước uống hằng ngày
Giá bán
- Dạng bào chế: Túi lọc
- Quy cách sản phẩm: Hộp 30 gói x 5g
- Hàm lượng: 100% cà gai leo
- Giá bán 58.000 đ
4.Trà túi lọc cà gai leo giải độc mát gan hiệu SADU
Trà cà gai leo SADU với 100% cà gai leo nguyên chất, sạch, dược tính cao, trồng và sản xuất theo tiểu chuẩn Hữu cơ của công ty. Không sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất trong quý trình chăm sóc và sản xuất.
Công dụng
- Bổ gan, mát gan, giúp phục hồi tế bào gan và tăng cường tái tạo các tế bào gan mới.
- Hạ men gan, đánh tan mỡ trong gan, trong mạch máu.
- Tăng cường chức năng giải độc gan, đẩy các chất độc có trong thực phẩm bẩn ra ngoài cơ thể.
- Bảo vệ và phục hồi chức năng các tế bào gan đang bị tổn thương.
- Hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng men gan cao, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp và mãn tính, viêm gan do virus hoặc chức năng gan suy giảm do các nguyên nhân khác như dùng nhiều thuốc tân dược, uống nhiều bia rượu.
- Tiêu giảm mụn nhọt do nóng trong.
Cách sử dụng
Nhúng vào 100-150ml nước sôi nóng già, dùng đây chỉ nhấc lên hạ xuống nhiều lần cho dược tính hòa tan đều. sau khi uống nên làm tiếp lần nữa để chiết hết dược tính trong ô mỗi túi lọc.
Chữa bệnh viêm gan B, xơ gan, gan nhiễm mỡ,… uống 6gói/ngày (mỗi lần pha 1- gói), giải độc gan, mát gan, giải rượu bia 3 gói/ngày.
Giá bán
Trà túi lọc cà gai leo giải độc mát gan sản phẩm tự nhiên 250g giá 129.000 VND
UỐNG NHIỀU NƯỚC CÂY CÀ GAI LEO CÓ TỐT KHÔNG?
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện chưa tìm thấy tác dụng phụ của cà gai leo nên người bệnh hoàn toàn có thể an tâm khi dùng dùng nước uống cây cà gai leo.
Thông thường, nước sắc cà gai leo có mùi vị thơm dễ uống, có màu nâu vàng. Người bệnh có thể uống hàng ngày thay cho nước lọc hoặc trà. Sử dụng cà gai leo hàng ngày rất tốt cho gan, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
UỐNG CÀ GAI LEO NHIỀU CÓ HẠI KHÔNG
Mặc dù nước cà gai leo rất tốt cho việc chữa trị bệnh nhưng bạn cũng không nên quá lạm dụng, uống quá nhiều nước cà gai leo.
Theo lời khuyên của các thầy thuốc, người bệnh chỉ uống nước cà gai leo theo liều lượng nhất định. Bởi nếu cố tình sử dụng nước cà gai leo với liều lượng lớn, trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng ngộ độc rất nguy hiểm.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÀ GAI LEO
Khi dùng cà gai leo, các bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Phân biện chính xác cà gai leo với các giống cà khác như cà độc dược, cà dại, cà tàu…
- Kiểm tra kĩ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm
- Nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng
Lời kết
Trên đây là những thông tin tổng quát về cây cà gai leo – một vị thuốc rất tốt đối với những người mắc chứng bệnh về gan mà chúng tôi đã chia sẻ. Qua những chia sẻ này, hi vọng những ai đang còn băn khoăn về loại thảo dược này sẽ nắm rõ được công dụng của thuốc để có thể áp dụng hiệu quả, giúp kết quả điều trị được thành công.
Các tìm kiếm liên quan đến cà gai leo
tác dụng phụ của cà gai leo
cách sử dụng cây cà gai leo tươi
uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không
vị thuốc cà gai leo
uống cà gai leo nhiều có hại không
hinh anh cây cà gai leo
cây cà gai leo khô
trà cà gai leo loại nào tốt