Đau thận phải là triệu chứng bệnh gì ? Nhận biết dấu hiệu suy thận và cách chữa trị

Đau thận bên phải là dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu có phải không ? Đau thận phải gây nhiều phiền toái trong cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó, có phương án điều trị kịp thời.

Nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí những nguyên nhân gây đau thận phải. Cũng như chia sẻ phác đồ chi tiết cách điều trị đau thận phải ra sao. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Thận nằm ở vị trí nào?

Trước khi tìm hiểu chi tiết hơn về chứng đau thận phải. Chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin về vị trí của thận cũng như chức năng của thận.

Theo đó, thận là một trong những cơ quan quan trọng của hệ tiết niệu. Hình dáng của thận như hạt đậu. Có kích thích chiều dài, ngang và độ dày là 12cm – 6cm – 2,5cm.

Vị trí của thận là nằm trong ổ bụng phía sau phúc mạc, từ đốt sống ngực T1 đến sống thắt lưng T3. Mỗi người sẽ có 2 quả thận, thận phải sẽ cao và nặng hơn thận trái.

Thông thường, thận sẽ được bảo vệ bởi màng bụng. Vị trí của thận sẽ phụ thuộc giới tính và độ tuổi của mỗi người. Theo đó, vị trí thận ở nữ giới sẽ thấp hơn nam giới, thận ở người lớn sẽ cao hơn trẻ em.

Chức năng của thận

Nói đến chức năng của thận nhiều người sẽ nghĩ đến chức năng lọc máu và thải chất độc ra ngoài. Ngoài ra, thận còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng. Cụ thể như sau:

  • Lọc máu và chất thải: Đây là nhiệm vụ chính của thận. Thận sẽ tiến hành lọc các chất thải chỉ giữ tế bào máu và protein. Chất thải sau khi tiết ra sẽ vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.
  • Bài tiết nước tiểu: Mỗi ngày sẽ có khoảng 172 lít nước tiểu được hình thành và bài tiết ra ngoài.
  • Điều hòa thể tích máu: Kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào có trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu.
  • Tham gia điều hòa huyết áp và sản xuất erythropoietin. Giúp tủy xương sản xuất hồng cầu khi oxy mô giảm.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose.

Những dấu hiệu đau thận phải

Đau thận phải là tình trạng thận bị suy giảm chức năng hấp thu và đào thải chất khoáng, chức năng điều tiết.

Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện cơn đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội. Vị trí cơn đau là ở hông bên phải, các cơn đau sẽ lan sang các vùng lân cận khi có hoạt động nặng.

Thận nằm ở khoang bụng nơi có nhiều bộ phận khác. Do đó, đau thận phải thường bị nhầm lẫn giữa đau dạ dày hay đau lưng.

Do đó, nếu gặp triệu chứng này người bệnh cần nhanh chóng đi kiểm tra. Để xác định nguyên nhân gây đau thận phải là gì.

Tránh trường hợp đau dữ dội mới đi thăm khám. Lúc này có thể đối mặt với nhiều biến chứng, điều trị khó khăn.

Hiện tượng đau thận phải là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau thận phải là dấu hiệu của bệnh gì? Đây là dấu hiệu của bệnh sỏi thận, viêm bể thận. Tùy vào từng bệnh lý mà người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu kèm theo khác.

  1. Viêm bể thận

Nếu bị đau thận phải, có thể bạn đang mắc bệnh viêm bể thận.

Viêm bể thận là tình trạng nhiễm trùng ở thận do vi khuẩn gây ra. Lúc này, thận sẽ bị sưng kèm theo triệu chứng đau đớn.

Các cơn đau có thể xuất hiện ở bụng, lưng hay cạnh sườn. Lúc đầu, tình trạng đau đớn sẽ xuất hiện ở hông bên phải. Sau đó, sẽ lây lan sang các vùng khác.

Khi bị viêm bể thận, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng sau:

  • Đau thận ở bên phải;
  • Tiểu nhiều lần vào đêm;
  • Chán ăn;
  • Sụt cân đột ngột;
  • Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn;
  • Ớn lạnh.
  1. Dấu hiệu bệnh sỏi thận

Trường hợp đau thận phải quằn quại, dữ dội thì có thể do bạn đang bị sỏi thận. Khi các viên sỏi càng to thì triệu chứng sẽ rõ rệt hơn. Thậm chí, có trường hợp đau không thể đi lại được.

Tình trạng đau đớn xảy ra là do sự di chuyển của các viên sỏi. Ngoài triệu chứng đau thận phải, người bệnh còn gặp các triệu chứng sau:

  • Tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu sủi bọt;
  • Lượng nước tiểu mỗi lần đi nhiều hoặc ít hơn ngày thường;
  • Chân tay tích nước, phù nề;
  • Da thô ráp và ngứa;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Sốt rét.

Điều trị đau thận phải như thế nào?

Như đã chia sẻ, đau thận phải có thể do bệnh sỏi thận hoặc viêm bể thận gây nên. Do đó, tùy vào từng bệnh lý mà sẽ phác đồ chữa trị phù hợp.

Nếu có triệu chứng đau ở thận phải, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Hoặc tự ý mua thuốc thuốc giảm đau để chữa trị. Vì có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Dưới đây chi tiết phác đồ điều trị của từng bệnh lý cụ thể.

Related Post
  1. Với trường hợp bị sỏi thận

Theo các bác sĩ, không phải trường hợp nào khi bị sỏi thận cũng cần điều trị. Theo đó, nếu sỏi có kích thước nhỏ < 4mm hầu hết có thể tự đào thải khi uống nhiều hơn.

Trường hợp sỏi từ 4mm – 6mm khả năng đào thải qua đường tiểu thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra. Còn với sỏi có kích thước > 6mm thì khả năng tự đào thải là rất thấp.

Vẫn những trường hợp sỏi không tự đào thải, tùy vào vị trí và mức độ ảnh hưởng. Bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp điều trị sau:

Điều trị nội khoa:

Sỏi thận điều trị bằng thuốc được áp dụng cho trường hợp sỏi < 7mm, bề mặt nhẵn. Đồng thời, sỏi không gây ảnh hưởng đến chức năng thận, người bệnh không mắc bệnh mạn tính.

Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giãn cơ trơn để chữa trị. Đồng thời, khuyến cáo người bệnh uống nhiều nước, tăng cường vận động để sỏi đào thải ra ngoài.

Điều trị nội khoa khi có biến chứng:

Nếu trường hợp sỏi có kích thước to, có biến chứng. Đồng thời, người bệnh có thể trạng yếu, không thể phẫu thuật. Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giãn cơ để chữa trị.

Điều trị bằng các phương pháp ít xâm lấn:

Tán sỏi bằng các phương pháp ít xâm lấn là giải pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay. Theo đó, một số kỹ thuật ít xâm lấn phải kể đến như:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Được áp dụng trường hợp sỏi thận có kích thước < 2cm, chức năng thận tốt. Đồng thời, người bệnh không mắc các bệnh lý ở thận, bể thận niệu quản lưu thông bình thường. Theo đánh giá, phương pháp này có hiệu quả lên đến 60%.
  • Tán sỏi qua nội soi niệu quản: Nếu sỏi < 1cm, chức năng thận tốt sẽ được chỉ định phương pháp này. Hiệu quả điều trị khoảng 10%.
  • Tán sỏi qua da: Áp dụng trường hợp sỏi san hô, sỏi kèm dị dạng đường tiết niệu. Phương pháp này cũng có hiệu quả khoảng 10%.
  • Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi: Áp dụng khi sỏi có kích thước > 1cm, thực hiện các phương pháp trên không hiệu quả. Hiệu quả của nội soi sau phúc mạc lấy sỏi là 10%.

Điều trị phẫu thuật:

Phẫu thuật được áp dụng nếu các phương pháp ít xâm lấn không có hiệu quả. Đồng thời, áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Có nhiều sỏi san hô;
  • Xảy ra biến chứng khi tán sỏi;
  • Sỏi kèm hẹp đường tiết niệu.

Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị như sau:

  • Mở bể thận;
  • Mở niệu quản lấy sỏi;
  • Dẫn lưu thận khi ứ mủ;
  • Cắt thận khi thận không còn chức năng.
  1. Với trường hợp bị viêm bể thận

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị trong trường hợp viêm bể thận. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống hoặc thuốc tiêm.

  • Kháng sinh đường uống: Được chỉ định trong hợp viêm bể thận không biến chứng trong 7 – 14 ngày. Đồng thời, sử dụng thuốc giảm đau để chống co thắt. Nếu bệnh lý không biến chuyển sẽ được chuyển vào điều trị nội trú.
  • Kháng sinh đường tiêm: Sử dụng trường hợp nhiễm khuẩn nặng.

Ngoài ra, người bệnh sẽ được bù đủ dịch bằng đường uống hoặc tiêm. Cần đảm bảo lượng nước tiểu là > 50ml/giờ.

Sau liệu trình điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi và có hướng chữa trị tiếp theo.

  • Nếu các triệu chứng lâm sàng biến mất. Đồng thời, sau 5 ngày không dùng thuốc, cấy vi khuẩn không mọc thì xem như đã điều trị khỏi hoàn toàn.
  • Nếu việc dùng thuốc không có tác dụng. Sau 2 tuần, người bệnh sẽ được chụp X quang, cấy nước tiểu. Nếu phát hiện sỏi hoặc áp xe quanh thận sẽ được can thiệp kịp thời.
  • Trường hợp bệnh tái phát với cùng loại vi khuẩn trước đó. Người bệnh sẽ được tiếp tục dùng thuốc trong 6 tuần.
  • Còn trong trường hợp không có biểu hiện bất thường. Bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh khác phối hợp sử dụng trong 2 tuần.

Những lưu ý khi điều trị đau thận phải

Trong quá trình điều trị đau thận phải, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên uống nhiều nước lọc hàng ngày. Trong những ngày đầu điều trị, có thể thay nước lọc bằng nước ép hoa quả.
  • Còn trong trường hợp vô niệu nên hạn chế nước và kiêng rau quả.
  • Tiến hành bù nước và điện giải qua đường truyền tĩnh mạch.
  • Kiêng thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ.
  • Cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị đau thận phải mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Đây là dấu hiệu quả bệnh sỏi thận, viêm bể thận. Do đó, người bệnh hãy đi kiểm tra để được điều trị kịp thời.

Các tìm kiếm liên quan đến đau thận phải

Triệu chứng suy thận nhẹ

Dấu hiệu sỏi thận ở nữ

Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu

Đau thận bên phải

Đau thận trái

Nhận biết dấu hiệu suy thận

Đau thận ở vị trí nào

Triệu chứng bệnh thận ở nam giới

admin:
Related Post