Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh gây ra rất nhiều khó chịu và khiến sức khỏe người bệnh suy giảm. Tuy nhiên, do nhiều người không biết nhiễm trùng đường tiết niệu có nguy hiểm không nên thường có thái độ chủ quan, thờ ơ, thậm chí tự mua thuốc về điều trị.
Hiểu được vấn đề này, bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người tìm hiểu tất tần tật về nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy theo dõi và cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiểu. Là tình trạng các vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển ở lỗ tiểu sau đó lan ngược lên các bộ phận trong đường tiết niệu gây viêm nhiễm.
Vậy nhiễm trùng đường tiết niệu là dấu hiệu của bệnh gì tuy là kiến thức cơ bản nhưng rất ít người nắm vững khiến việc điều trị chậm trễ, sức khoẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đối tượng dễ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu có thể gặp ở cả nam và nữ, từ người già cho đến trẻ em. Thông thường, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh hơn nam giới. Do có đường niệu đạo ngắn chỉ 3-4cm, còn nam giới đường niệu đạo dài 18-20cm. Và những đối tượng sau đây cũng rất dễ bị mắc bệnh:
Hoạt động tình dục
Người hoạt động tình dục có xu hướng nhiễm trùng tiểu nhiều hơn người không hoạt động tình dục. Nguy cơ mắc cao hơn khi có quan hệ với nhiều người và nhiều đối tượng mới.
Mãn kinh
Khi mãn kinh thì nội tiết tố estrogen của người phụ nữ giảm. Dẫn tới niêm mạc tiết niệu – sinh dục teo, khô. Thêm vào đó, chất nhờn của âm đạo cũng không được tiết nhiều như thời gian trước. Do đó dẫn tới khả năng chống lại vi khuẩn cũng giảm. Vì thế, phụ nữ mãn kinh rất hay mắc viêm đường tiết niệu.
Bất thường đường tiết niệu
Đối với một số trường hợp có dị tật đường tiết niệu, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiểu tiện. Nước tiểu không đi ra khỏi cơ thể bình thường. Hoặc làm thay đổi dòng chảy nước tiểu , khiến nước tiểu chảy ngược vào niệu đạo. Khiến trẻ nhỏ bị viêm đường tiết niệu.
Bệnh làm ức chế hệ thống miễn dịch
Nếu các bạn đang bị mắc các bệnh như: bệnh tiểu đường và các bệnh lí khác . Hệ thống miễn dịch để bảo vệ cơ thể cũng bị suy giảm theo. Từ đó, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Đặt ống sonde tiểu
Những người phải đặt ống sonde tiểu, khả năng mắc bệnh rất cao. Bởi các thủ thuật này sẽ làm xây xước đường tiết niệu. Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập theo đường ống sonde tiểu. Làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Thủ phạm gây bệnh chính là vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn khác như: Proteus mirabilis, Enterobacter, Citrobacter, Klebsiella, Chlamydia, lậu cầu…
Do một số yếu tố thuận lợi mà các vi khuẩn này có thể xâm nhập vào bàng quang. Nước tiểu chính là môi trường thích hợp để chúng sinh sôi và phát triển. Đến một số lượng nhất định nào đó sẽ gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu.
Do nhiễm khuẩn E.Coil
Khuẩn E.Coil có tên đầy đủ là Escherichia coli, là nguyên nhân gây nên 90% các trường hợp viêm đường tiết niệu.
E.coli là một loại vi khuẩn điển hình trong đường ruột, chúng từ hậu môn đi vào đường tiết niệu thông qua phân, qua quan hệ tình dục. Hoặc qua can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật nội soi hoặc đặt dụng cụ xông dẫn lưu…
Do quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm niệu đạo cũng là nguyên nhân gây bệnh. Trong quá trình cọ sát khi giao hợp, vi khuẩn ở dương vật của nam sẽ xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ. Và bị đẩy lên bàng quang (do lỗ tiểu gần cửa âm đạo), dẫn đến viêm đường tiết niệu.
Thường xuyên nhịn đi tiểu
Trong nước tiểu vốn có sẵn một lượng vi khuẩn nhất định. Việc nhịn tiểu sẽ khiến lượng vi khuẩn này có thời gian nhân lên với số lượng lớn. Tấn công niêm mạc bàng quang và gây nên viêm đường tiết niệu.
Vệ sinh cá nhân không đúng cách
Vệ sinh cá nhân sai cách là một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu hay gặp ở nữ giới. Khi đại tiện hoặc tiểu tiện, chị em thường có thói quen lau chùi từ sau ra trước. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ hậu môn đi vào trong vùng kín và gây bệnh.
Không vệ sinh sạch sẽ trong thời kì kinh nguyệt
Trong thời gian hành kinh, máu kinh là môi trường giàu chất dinh dưỡng, thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu chị em không chú ý vệ sinh vùng kín và thay băng vệ sinh thường xuyên mỗi 4 tiếng/lần thì viêm đường tiết niệu và viêm đường sinh dục rất dễ phát sinh.
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ bị viêm đường tiết niệu cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là hệ nội tiết của chị em suy giảm, lớp niêm mạc âm đạo và đáy bàng quang mỏng dần. Khi đó khả năng kháng khuẩn của các bộ phận này suy giảm nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm khuẩn đường tiểu có thể có hoặc không có triệu chứng. Dấu hiệu nhận nhiễm trùng tiểu bao gồm:
- Bệnh nhân cảm thấy đau rát, tiểu buốt, khó chịu mỗi khi đi tiểu: Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, các mô đường tiết niệu, nơi mà vi khuẩn xâm nhập vào sẽ bị viêm và trở nên rất nhạy cảm do đó khi nước tiểu đi qua các mô này sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau và nóng rát.
- Tiểu sót: Bệnh nhân đi tiểu thường xuyên, có cảm giác buồn tiểu, vừa đi tiểu xong lại muốn đi tiểu tiếp, nhưng lượng nước tiểu rất ít và ngắt quãng.
- Đau vùng bụng dưới: Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo sớm bàng quang của bệnh nhân đang bị viêm nhiễm. Bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ hoặc chuột rút.
- Nước tiểu đục, có mùi hôi: Nước tiểu của những người khỏe mạnh, không có vấn đề về sức khỏe thường không mùi và trong một số trường hợp chỉ có mùi amoniac nhẹ. Khi bị nhiễm trùng tiểu, bệnh nhân sẽ nhận thấy nước tiểu của mình có mùi hôi hoặc có mùi khác thường kèm theo nước tiểu đục.
- Kiểm soát bàng quang kém.
Viêm đường tiết niệu ăn gì- Kiêng gì?
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp để tình trạng viêm đường tiết niệu. Vì thế, khi bị bệnh, các bạn nên ăn những thực phẩm sau:
- Nước ép nam việt quất
- Thực phẩm giàu Probiotic
- Tăng lượng vitamin C. Bằng cách bổ sung các thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày: bắp cải, súp lơ, cà chua, quả mọng đỏ, kiwi, bông cải xanh, rau bina, ổi và bưởi.
- Uống nhiều nước
- Trái cây và rau xanh
Bên cạnh các thực phẩm người bệnh cần ăn nêu trên. Các bạn cũng cần phải tránh các thực phẩm như:
- Cà phê
- So da
- Rượu
- Thực phẩm cay
- Thức ăn chứa chất tạo ngọt
Nên làm gì khi bị bệnh viêm đường tiết niệu?
Khi bản thân có các triệu chứng điển hình nêu trên của bệnh. Các bạn nên:
- Đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân, cũng như mức độ viêm nhiễm của bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.
- Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị. Tránh việc sử dụng sai thuốc khiến bệnh ngày một nguy hại hơn.
- Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống phù hợp và khoa học
- Cần có chế độ sinh hoạt hợp lí như: Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách; quan hệ tình dục an toàn và hiệu quả.
- Cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa
Chữa viêm đường tiết niệu như thế nào cho hiệu quả và an toàn
Tại phòng khám Đa Khoa Quốc tế, sau khi thăm khám, tìm ra nguyên nhân, nắm bắt được tình trạng sức khỏe, mức độ của bệnh. Các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị bệnh phù hợp hiệu quả và an toàn.
Hiện Bệnh viêm đường tiết niệu đang được phòng khám đa khoa quốc tế điều trị bằng các phương pháp:
Điều trị bệnh bằng Thuốc
Thuốc trị viêm đường tiết niệu là phương pháp chữa trị phổ biến, áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ.
Thuốc dùng để chữa bệnh là thuốc kháng sinh đặc hiệu. Công dụng là diệt khuẩn, giảm sưng viêm và giảm đau đớn. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng phục hồi những vùng bị tổn thương do viêm nhiễm.
Lưu ý: người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng. Bởi việc tùy tiện dùng thuốc rất dễ gây tác dụng phụ, khiến bệnh nặng nề hơn.
Điều trị kết hợp Đông- Tây y
Việc kết hợp thuốc Đông- Tây y để điều trị viêm đường tiết niệu sẽ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc để đào thải những vi khuẩn có hại cư trú tại đường tiết niệu. Hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả nhất.
Điều trị bằng sóng ngắn CSR
Sử dụng sóng nhiệt để tăng cường khả năng thẩm thấu của thuốc vào các tổ chức bệnh. Liệu pháp có thể điều trị tổng hợp nhiều chứng viêm chính xác, hiệu quả. Tiêu diệt triệt để các loại vi khuẩn gây bệnh, mất ít thời gian điều trị, không tái phát.
Điều trị điện trường- xâm lấn tối thiểu không đau
Điều trị, sát khuẩn và phục hồi trực tiếp vùng tổn thương. Giải độc, thông niệu đạo, loại bỏ triệt để vi khuẩn gây bệnh trong các tổ chức rất nhỏ của tuyến tiền liệt. Xâm lấn tối thiểu, không đau, an toàn và không gây biến chứng chỉ với một vài liệu trình.
Với phương pháp trị bệnh hiện đại đa dạng. Phòng khám đã điều trị thành công cho nhiều người bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu. Trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn.
Phòng tránh bệnh nhiễn trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được hạn chế, nếu mọi người thực hiện được những cách phòng tránh bệnh dưới đây:
- Uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Nước lọc và nước ép giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị
- Vệ sinh sạch sẽ. Chị em sau khi vệ sinh nên lau chùi từ trước ra sau. Tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạo. Nên tắm vòi sen hơn là tắm bồn. Mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật
- Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Nên đi tiểu và vệ sinh sạch trước và sau khi quan hệ tình dục. Tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng
- Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn
- Báo cho bác sĩ biết nếu đang uống thuốc tránh thai. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với thuốc tránh thai.
- Dùng thuốc kháng sinh cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để phòng ngừa bệnh.
Lời kết
Nhiễm trùng đường tiểu thông thường có thể trị khỏi hoàn toàn bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng tiểu kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa thận học hoặc tiết niệu vì thường là sẽ có nguyên nhân gây tắc nghẽn hoặc bất thường cấu trúc đường tiểu.
Các thói quen vệ sinh đúng khi tiêu tiểu hoặc quan hệ tình dục rất hiệu quả để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ. Còn đối với nam giới, nếu có nhiễm trùng tiểu xảy ra, bạn nên đến khám bác sĩ sớm vì bệnh thường do nguyên nhân bất thường đường tiểu như sỏi thận hoặc phì đại tiền liệt tuyến gây ra.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Tìm kiếm có liên quan
Bệnh án nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không xác định vị trí
Hướng dẫn điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em