Sỏi tiết niệu là căn bệnh rất phổ biến ở người Việt. Đây là căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng tổn thương cho thận. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn thờ ơ trong việc điều trị căn bệnh này. Vậy sỏi tiết niệu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Sỏi tiết niệu là gì?
Các chuyên gia y tế cho biết, hệ tiết niệu của con người gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Khi sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của hệ tiết niệu nghĩa là đã mắc sỏi tiết niệu.
Bệnh sỏi tiết niệu gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo và cả sỏi niệu đạo thường là do sỏi từ bên trên đi xuống kẹt lại. Sỏi tiết niệu là một bệnh gặp chủ yếu ngoài tuổi trung niên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới và là bệnh hay tái phát.
Mắc sỏi tiết niệu nguyên nhân do đâu?
Sự hình thành sỏi thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu rất phức tạp, do nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi tiết niệu. Trong đó, phải kể đến:
- Do nhiễm trùng tiết niệu dễ gây kết tụ sỏi. Những bất thường ở đường tiết niệu làm chậm hoặc bế tắc dòng nước tiểu dễ gây kết tụ sỏi.
- Rối loạn về chuyển hóa.
- Rối loạn về nội tiết.
- Yếu tố môi trường.
- Chế độ ăn.
- Các bất thường về giải phẫu của đường tiết niệu.
Những ai dễ bị sỏi tiết niệu?
Từ nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu kể trên, có thể thấy những người dễ mắc sỏi tiết niệu gồm:
- Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.
- Gia đình có người mắc sỏi tiết niệu.
- Bản thân từng trải qua can thiệp đường tiết niệu.
- Những đối tượng thường xuyên bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, cũng dễ bị sỏi tiết niệu.
- Uống ít nước, uống không đủ nước cũng là một trong những yếu tố dẫn đến sỏi tiết niệu.
- Người nằm bất động lâu ngày.
- Đang sử dụng một số loại thuốc điều trị
- Người lao động trong môi trường nóng bức.
- Nếu bạn có thói quen nhịn tiểu, bạn sẽ có nguy cơ mắc sỏi đường tiết niệu cao.
- Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…).
Cách nhận biết các triệu chứng sỏi tiết niệu
Tùy vị trí sỏi hình thành mà có các biểu hiện khác nhau, từ không có triệu chứng (phải đi khám mới tình cờ phát hiện sỏi) đến những triệu chứng rất rầm rộ. Dưới đây là một số triệu chứng sỏi tiết niệu điển hình như:
Xuất hiện những cơn đau quặn thận
đây là biểu hiện thường gặp nhất. Vị trí đau thường ở vùng thắt lưng. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục.
Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc.
Gặp những bất thường về đường tiểu
Bệnh nhân bị sỏi tiết niệu thường gặp phải những bất thường về tiểu tiện như:
- Đi tiểu đau buốt
- Tiểu ngắt quãng, đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại hoặc thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp.
- Tiểu khó, trường hợp nặng bị bí đái hoàn toàn.
- Nước tiểu đục, thậm chí còn tiểu ra máu, màu nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm).
Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn.
Trường hợp viêm đường tiết niệu, hay sỏi tiết niệu lâu ngày. Người bệnh có thể bị sốt do nhiễm khuẩn.
Một số triệu chứng sỏi tiết niệu cụ thể như:
- Sỏi thận không tắc nghẽn: thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám bệnh tổng quát, hoặc đôi khi bệnh nhân có dấu hiệu tiểu máu.
- Sỏi niệu quản gây tắc nghẽn: có triệu chứng đau vùng hông lưng. Trường hợp điển hình sẽ có cơn đau quặn thận do sỏi.
- Sỏi bàng quang: gây đau ở vùng hạ vị, tiểu ngắt quãng, tiểu khó, bí tiểu hoặc tiểu máu. Bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng tiểu nhiều lần.
- Sỏi kẹt niệu đạo: gây tiểu khó, tiểu yếu, đau buốt niệu đạo, thường gây bí tiểu, khám đôi khi sờ chạm sỏi dọc niệu đạo.
Biến chứng sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây suy giảm chất lượng cuộc sống. Thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng:
- Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.
- Sỏi kẹt lại ở vị trí hẹp, gây bí đái cấp hoặc mạn.
- Chức năng thận của bệnh nhân có thể bị suy giảm, khiến bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mạn.
Sỏi tiết niệu có điều trị được không?
Sỏi tiết niệu có điều trị được không? là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Giải đáp cho câu hỏi này, các chuyên gia y tế cho biết, sỏi tiết niệu hoàn toàn có thể điều trị được. Nếu như bạn phát hiện ra bệnh sớm khi sỏi còn nhỏ.
Trong trường hợp sỏi tiết niệu to, gây ra nhiều biến chứng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, phức tạp. Lúc này, chi phí chữa sỏi tiết niệu cũng tốn kém nhiều hơn.
Các cách chữa sỏi tiết niệu
Như đã nói ở trên, sỏi tiết niệu hoàn toàn có thể điều trị khỏi được. Để có phương pháp điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả nhất. Người bệnh cần chủ động đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra, siêu âm.
Tùy thuộc vào từng mức độ bệnh, kích thước sỏi tiết niệu và vị trí sỏi. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa sỏi tiết niệu phù hợp.
Cách điều trị sỏi thận, sỏi niệu quản nội khoa
Điều trị nội khoa trong trường hợp:
- Kích thước sỏi nhỏ hơn 7mm, nhẵn.
- Chức năng thận còn tốt, lưu thông niệu quản tốt.
- Sỏi chưa gây biến chứng, toàn thân không quá yếu, không có bệnh mạn tính.
- Điều trị: Dùng thuốc giãn cơ trơn, tăng cường vận động, uống nhiều nước.
Điều trị nội khoa khi có biến chứng:
- Trường hợp sỏi to, gây ảnh hưởng chức năng thận.
- Tình trạng người bệnh yếu.
- Không sử dụng phương pháp phẫu thuật được.
- Điều trị: dùng thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm, giãn cơ.
Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp ngoại khoa ít xâm lấn
Đây là phương pháp hiệu quả được áp dụng rộng rãi hiện nay, bao gồm:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Áp dụng khi sỏi thận < 2cm, sỏi niệu quản < 1cm, chức năng thận còn tốt, lưu thông bể thận niệu quản bình thường, không có bệnh lý ở thận như u thận… Với phương pháp này có thể điều trị được tới 60% sỏi cần can thiệp.
- Tán sỏi qua nội soi niệu quản: Áp dụng khi sỏi < 1cm, chức năng thận còn tốt. Phương pháp này điều trị được 10% sỏi cần can thiệp.
- Tán sỏi qua da: Áp dụng với sỏi san hô, sỏi thận hay sỏi 1/3 trên niệu quản có kèm dị dạng đường tiết niệu. Phương pháp này điều trị được 10% sỏi cần can thiệp.
- Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi: Áp dụng với những loại sỏi kích thước to >1cm, hoặc khi điều trị bằng các phương pháp trên thất bại. Phương pháp này điều trị được 10% sỏi cần can thiệp.
Điều trị phẫu thuật
Phương pháp này sử dụng khi đã thất bại với phương pháp điều trị ít xâm lấn, trong trường hợp:
- Khi có nhiều sỏi san hô
- Xảy ra tai biến ở phương pháp tán sỏi.
- Sỏi kèm hẹp đường tiết niệu.
Các phương pháp điều trị bao gồm: Mở bể thận, mở niệu quản lấy sỏi, dẫn lưu thận khi ứ mủ, cắt thận khi thận không còn chức năng.
Điều trị sỏi tiết niệu ở bàng quang
- Điều trị nội khoa: Áp dụng trong trường hợp sỏi nhỏ, mới từ niệu quản rơi xuống. Điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm, giãn cơ.
- Chữa trị bằng phương pháp ít xâm lấn: Lấy sỏi qua nội soi khi sỏi nhỏ <3cm, không đái ra sỏi được.
- Điều trị phẫu thuật: Chỉ định khi sỏi to >3cm, sỏi bàng quang kèm các bệnh gây hẹp niệu đạo, u tuyến tiền liệt…
Chữa trị sỏi tiết niệu ở niệu đạo
Căn cứ vào vị trí sỏi để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp:
- Sỏi ở niệu đạo trước: Gắp sỏi niệu đạo qua miệng sáo.
- Sỏi ở niệu đạo sau đẩy ngược vào bàng quang: điều trị như sỏi bàng quang.
- Phẫu thuật: Áp dụng khi sỏi kẹt ở niệu đạo không gắp và không đẩy được vào bàng quang, sỏi ở túi thừa bàng quang hay có hẹp niệu đạo.
Cách phòng tránh sỏi tiết niệu
Các cụ xưa có câu “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để phòng tránh bệnh sỏi tiết niệu, cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Mỗi chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên uống khoảng 2,5 – 3 lít nước lọc mỗi ngày.
- Ăn lạt, ăn ít thịt động vật.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng.Mỗi ngày có thể dùng khoảng 3 ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai.
- Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calci vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu calci, khiến cơ thể hấp thu nhiều hơn oxalate từ ruột và sẽ tạo sỏi tiết niệu hoặc bị loãng xương.
- Kiêng cữ thực phẩm chứa nhiều oxalat như trà đặc, bột cám, ngũ cốc, rau muống, sôcôla, cà phê…
- Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi, nước bưởi do chứa nhiều citrat giúp chống lại sự tạo sỏi niệu.
- Tích cực ăn nhiều rau tươi có chất xơ, giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi niệu.
- Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purin gây sỏi niệu như cá khô, thịt khô, khô mực, tôm khô, lạp xưởng, các loại mắm nêm, mắm thái, lòng heo, lòng bò…
Lời kết
Trên đây là những thông tin về bệnh sỏi tiết niệu mà chúng tôi đã chia sẻ. Hi vọng rằng, thông qua bài viết này, chúng ta đã nắm được nguyên nhân, triệu chứng sỏi tiết niệu. Cũng như nắm được các phương pháp chữa sỏi tiết niệu. Đồng thời, biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Tìm kiếm có liên quan
sỏi tiết niệu, bệnh học
Triệu chứng sỏi tiết niệu
Cách chữa sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu, bệnh viện 103
Điều trị sỏi tiết niệu
Bài giảng sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu SLIDESHARE
Guideline điều trị sỏi tiết niệu