[Chia sẻ] 5+ Những điều cần biết khi mang thai – hành trang làm mẹ

Mang thai là một trong những thiên chức vô cùng quý giá của người phụ nữ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh chị em cần phải đảm bảo dinh dưỡng cũng như có thăm khám định kỳ thường xuyên. Vậy những điều cần biết khi mang thai là gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp giúp chị em vấn đề này.

Vì sao cần nắm vững những điều cần biết khi mang thai?

Như tất cả chị em phụ nữ đều biết, mang thai là một trong những thiên chức vô cùng quý giá của người phụ nữ. Nó thể hiện được tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Đồng thời cũng là điều thú vị khi một “mầm sống” từng ngày lớn lên trong bụng.

9 tháng 10 ngày mang thai, tương đương với 40 tuần. Người mẹ cần nắm những kiến thức quan trọng. Chẳng hạn như nên ăn gì, uống gì, ngủ nghỉ như thế nào?

Mục tiêu chính của việc nắm bắt những điều cần biết khi mang thai đó chính là sự khỏe mạnh của người mẹ. Và quan trọng hơn nữa là thai nhi phát triển bình thường. Hạn chế được những rủi rõ trong quá trình mang thai như:

  • Sảy thai.
  • Thai chết lưu.
  • Sinh con nhẹ cân.
  • Trẻ sơ sinh non tháng.
  • Em bé bị dị tật bẩm sinh.
  • Trẻ sơ sinh bị bệnh truyền nhiễm từ người mẹ,…

Top 7+ Những điều cần biết khi mang thai ở chị em phụ nữ

Để bước vào thiên chức làm mẹ rất nhiều chị em không tránh khỏi tâm trạng vừa vui mừng, hạnh phúc, vừa lo lắng cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Dưới đây là những điều cần biết khi mang thai lần đầu mà bạn nên lưu ý.

Tiêm phòng trước khi mang thai

Một trong những điều cần biết khi mang thai khá quan trọng mà chị em cần biết đó chính là tiêm phòng trước khi mang thai.

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của chị em sẽ hoạt động kém hơn bình thường, dẫn đến nhiều nguy cơ nhiễm các bệnh. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của  thai phụ và bé trong bụng.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ người mẹn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Vì vậy các bác sĩ khuyến cáo tất cả các chị em chuẩn bị mang thai nên đi tiêm phòng để phòng một số bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi như sau:

  • Thủy đậu (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng).
  • Sởi – Quai bị – Rubella (tiêm phòng trước khi có thai ít nhất 3 tháng).
  • Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván.
  • Viêm gan siêu vi B (tiêm trong khi mang thai)
  • Cúm (tiêm trong khi mang thai nếu vào thời điểm dịch)

Xem thêm : [Tiêm phòng trước khi mang thai] Lợi ích + Các mũi tiêm phòng trước khi mang bầu

Lịch khám thai định kỳ – Bà mẹ mang thai cần biết

Các bà mẹ mang thai cần biết rằng lịch khám thai định lỳ rất quan trọng và cần được thăm khám đầy đủ.

Khám thai là một trong số những điều quan trọng không thể thiếu trong thai kỳ. Việc này giúp cả bác sĩ và ba mẹ nắm được tình hình phát triển của thai nhi. Đồng thời phát hiện sớm những bất thường để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Thông thường, mỗi tháng thai phụ nên đi khám thai  một lần theo lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp mẹ bận hoặc vì lý do nào đó mà không thể khám thai thường xuyên. Thì cũng không được bỏ qua những mốc khám thai quan trọng sau:

  • Thai tuần 11 – 13: Ngoài kiểm tra sự phát triển của bé, bác sĩ còn đo độ mờ da gáy. Một chỉ số quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh Down.
  • Khám thai tuần 21 – 24: Kiểm tra khuyết tật bẩm sinh. Đây là thời điểm giúp bác sĩ phát hiện những bất thường ở các bộ phận như: Hộp sọ, tim, cột sống, phổi, thận, tay, chân….
  • Khi thai được tuần 30 – 32: Đây là mốc giúp phát hiện những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi như động mạch, tim, cấu trúc não. Đây cũng là thời điểm giúp bác sĩ xác định tình trạng dây rốn. Cũng như vị trí nhau thai, nước ối để tư vấn cho mẹ.

Ngoài lịch khám thai bác sĩ hẹn, nếu thai phụ gặp những dấu hiệu bất thường như ra huyết, đau bụng,… thì nên đi khám ngay. Những triệu chứng ngày sẽ được bác sỹ tư vấn đầy đủ cũng như đưa ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng.

Xem thêm : Lịch khám thai định kỳ : Chia sẻ 11 mốc khám thai cần chú ý

Làm gì khi mang thai? Chú ý đến chế độ dinh dưỡng

Thai phụ cần làm gì khi mang thai? Chú ý đến chế độ dịnh dưỡng là một trong những điều cần biết khi mang thai.

Dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân mẹ bầu và sức khỏe của thai nhi.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng là: Tinh bột, đường, đạm và vitamin trong suốt quá trình mang thai. Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, cần một chế độ bổ sung dinh dưỡng khác nhau với những dưỡng chất then chốt.

Thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày có thể chưa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi. Đặc biệt những bà bầu bị nghén nặng không thể dung nạp các chất dinh dưỡng.

Do đó, ngoài 4 nhóm thực phẩm chính là đạm, bột đường, chất béo và rau xanh. Thai phụ cần bổ sung thêm nhiều loại vi chất dinh dưỡng khi mang thai để sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh.

Lựa chọn đúng các loại viên uống bổ sung cho bà bầu là biện pháp giúp chống lại tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai. Và giúp cho bà bầu và thai nhi có được sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.

Xem thêm : Bà bầu nên ăn gì? Bà bầu không nên ăn gì? để tốt cho cả mẹ và con ?

Mẹ bần cần biết tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý

Tăng cân quá nhanh khi mang thai là một trong những nỗi ám ảnh của nhiều mẹn bầu. Và đây cũng là một trong những điều cần biết khi mang thai mà chị em tuyệt đối không được bỏ qua.

Tăng cân khi mang thai như thế nào là đủ vẫn luôn là nỗi băn khoăn của đa số của các mẹ bầu. Trọng lượng cần tăng khi mang thai phụ thuộc vào cân nặng và chiều cao của chị em trước khi mang thai. Mối quan hệ giữa chiều cao và cân nặng được thể hiện qua chỉ số BMI.

Related Post
  • Đối với người có cân nặng bình thường chỉ số BMI là 18,5-24,9: Nếu cân nặng trước khi mang thai của chị em bình thường. Nên tăng từ 11- 16 kg trong cả thai kì. Tăng 0,5-2kg trong ba tháng đầu và khoảng 0,5kg trong mỗi tuần còn lại của thai kỳ sẽ tối ưu hóa sự phát triển của thai nhi.
  • Thiếu cân BMI dưới 18,5: Nếu chị em bị nhẹ cân so với chiều cao của mình. Mẹ bầu cần tăng 13- 18kg trong cả thai kì.
  • Thừa cân BMI từ 25 đến 29.9: Nếu bị thừa cân so với chiều cao, chị em nên tăng từ 7 – 11kg trong cả thai kì.
  • Béo phì chỉ số BMI là 30 hoặc cao hơn: Mẹ bầu nên tăng từ 5- 9kg trong cả thai kì.

Những bệnh lý dễ mắc phải khi mang thai

Ngoài ra chị em cần chú ý đến những bệnh lý dễ mắc phải khi mang thai. Điển hình như:

Nhau thai bám thấp

Có đến 5% thai phụ khi mang thai gặp phải vấn đề này. Đây là tình trạng bánh nhau nằm vào vị trí sát lỗ trong của cổ tử cung thay vì bám ở vùng đáy tử cung.

Với vị trí này bánh nhau sẽ không giãn đồng bộ với phần cơ ở đoạn gần cổ tử cung khi các cơn co thắt xuất hiện trong lúc chuyển dạ. Kết quả là bánh nhau sẽ bị bóc tách ra khỏi niêm mạc tử cung và dẫn đến chảy máu.

Nếu chảy máu quá nhiều sẽ khiến người mẹ bị mất máu trầm trọng. Và kéo theo đó là tình trạng choáng, trụy mạch và tử vong ngay sau đó. Nếu không được xử lý kịp thời, thai nhi có nhiều khả năng sẽ sinh non hoặc bất thường ngôi thai như ngôi ngang hoặc ngôi mông.

Bị đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thường xảy ra vào tuần thứ 24- 28 của thai kỳ. Khi thăm khám ở mốc này mẹ có thể kiểm tra đường huyết xem có bị tiểu đường hay không.

Bệnh lý đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn tới những nguy cơ như tiền sản giật, sản giật, dị tật thai, thậm chí sẩy thai,… Cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bắt đầu với chế độ ăn và luyện tập hàng ngày.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý phức tạp thường xảy ra ở nửa sau của thai kỳ. Bắt đầu từ tuần thứ 21 của quá trình thai nghén , làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này.

Khi có các biểu hiện bất thường mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra. Để có thể điều trị sớm và phù hợp sẽ ngăn chặn được các biến chứng.

Thiếu ối

Thiếu ối là một vấn đề bất thường về nước ối, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Như chúng ta đã biết, thai nhi sống trong bụng mẹ thở qua nước ối của mẹ. Nếu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thường bà bầu thiếu ối có nguy cơ gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao.

Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi. Nước ối ít ở tam cá nguyệt thứ 3 có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh.

Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.

Chế độ làm việc và nghỉ ngơi khi mang thai

Chế dộ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cũng là một trong những điều mẹ bầu cần cho vào danh sách những điều cần biết khi mang thai.

Khi mang thai, người mẹ cần duy trì chế độ nghỉ ngơi khoa học nhất. Mẹ bầu nên ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và ngủ trưa trong khoảng thời gian 30 phút. Hạn chế thức khuya, dậy sớm.

Song song với chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi, thai phụ cũng nên thường xuyên vận động. Điều này giúp tinh thần bạn thoải mái. Đồng thời giúp lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Những bài tập thể dục phù hợp cho bà bầu như: đi bộ, yoga bầu, bơi lội,…

Mẹ bầu cũng nên đăng ký tham gia vào một lớp học tiền sản. Điểu hiểu thêm về những điều sau:

  • Dinh dưỡng trong quá trình mang thai.
  • Vận động khi mang thai.
  • Chuẩn bị trước khi sinh.
  • Cách tắm cho em bé tại nhà.
  • Làm sao cho bé bú đúng cách.
  • Cách phòng bệnh thường gặp ở bà bầu.

Những điều cần tránh khi mang thai

Khi mang thai, người mẹ không nên làm những công việc nặng. Không nên làm trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại. Hoặc những việc làm phải đứng lâu, khom lưng nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Mặc dù không cần kiêng cử quan hệ tình dụng khi mang thai nhưng chị em cũng nên thận trọng nhất có thể. Hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và em bé. Việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai nên dựa trên nhu cầu và cảm nhận của thai phụ.

Không ăn các loại thực phẩm sống, tái, thực phẩm đóng hộp. Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nói không với những thức ăn chứa hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá mập.

Tuyệt đối không thuốc lá và hít khói của thuốc lá. Không uống  rượu bia, chất kích thích hoặc các loại nước uống có cồn. Hạn chế tối đa nước ngọt có ga vì có thể làm tăng các nguy cơ của thai kỳ. Chẳng hạn như sinh non, sinh em bé nhẹ cân, sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh,…

Lời kết

Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi bên trên đã phần nào giúp chị em hiểu rõ hơn về những điều cần biết khi mang thai. Từ đó mong rằng với những chị em đang mang thai hoặc có dự định mang thai sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, phát triển tốt. Sau 9 tháng 10 ngày sẽ hạ sinh được một em bé khỏe mạnh và thông minh.

Chúc các mẹ bầu sức khỏe!

admin:
Related Post