Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Để giúp chị em hiểu rõ về tình trạng này, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp tiểu đường thai kỳ là gì. Nguyên nhân, dấu hiệu, nguy hại, cách chữa tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng ăn gì. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào thời điểm nào, hết bao nhiêu tiền, …
Hy vọng, sẽ mang đến cho chị em những thông tin bổ ích!
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ còn có tên gọi khác là đái tháo đường thai kỳ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong lúc mang thai. Tuy nhiên, chúng sẽ tự biến mất sau 6 tuần kể từ khi chị em sinh con.
Thống kê cho thấy, cứ 7 người mang thai thì có 1 người mắc tiểu đường thai kỳ. Con số này có xu hướng tăng cao trong những năm tiếp theo. Do đó, chị em cần hết sức đề phòng.
Tiểu đường thai kỳ thường gặp ở những đối tượng nào?
Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc tiểu đường thai kỳ:
- Thừa cân, béo phì.
- Tiền sử gia đình: có người bị đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường thế hệ thứ nhất.
- Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
- Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
- Tuổi càng cao thì nguy cơ càng tăng, ≥ 35 tuổi là yếu tố nguy cơ cao của đái tháo đường thai kỳ.
- Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
- Chủng tộc: châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
- Hội chứng buồng trứng đa nang.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Trong hầu hết các trường hợp, dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường âm thầm, khó nhận biết. Tuy nhiên, cũng có một số thai phụ gặp phải những biểu hiện như:
- Thường xuyên đi tiểu về đêm, lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.
- Luôn có cảm giác khô họng, khát nước, thèm uống nước.
- Phù chân.
- Cân nặng giảm đột ngột.
- Nếu chẳng may bị trầy xước, bị thương sẽ rất lâu lành.
- Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.
Nguy hiểm khôn lường khi mắc tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ tuyệt đối không thể chủ quan, coi thường.
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với người mẹ
Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường. Các tai biến thường gặp là:
- Cao huyết áp
Thai phụ đái tháo đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong tử cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh.
- Sinh non
Thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sinh non so với các thai phụ không bị đái tháo đường thai kỳ. Các nguyên nhân dẫn đến sanh non là do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.
- Đa ối
Dịch ối nhiều thường bắt đầu thấy từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ. Dịch ối nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.
- Sẩy thai và thai lưu
Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.
- Viêm đường tiết niệu
Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Bệnh nếu không được điều trị sẽ dẫn tới viêm đài bể thận cấp, từ đó gây ra rất nhiều các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi
Tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
- Tăng trưởng quá mức và thai to
Hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai. Lượng glucose này đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển.
- Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
Chiếm tỷ lệ khoảng từ 15% – 25% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm tân tạo glucose từ gan.
- Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp.
Trước đây, hội chứng nguy kịch hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm tỷ lệ 30% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường. Hiện nay, tỷ lệ này còn khoảng 10% nhờ có các phương tiện đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi.
- Tăng hồng cầu
Là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ.
- Vàng da sơ sinh
Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có đái tháo đường thai kỳ.
- Các ảnh hưởng lâu dài
Gia tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh đái tháo đường type 2, rối loạn tâm thần – vận động. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng gấp 8 lần khi đến 19 đến 27 tuổi.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào thời điểm nào tốt nhất?
Theo khuyến cáo của Bộ y tế, thời điểm tốt nhất xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là trong giai đoạn tuần thai thứ 24 đến 28 tuần.
Đây là giai đoạn nhau thai phát triển hoàn thiện nhất, tăng sản xuất các nội tiết tố kích thích tiết glucagon, đề kháng insulin, giảm dự trữ và tăng ly giải glycogen thành glucose ở gan, giảm dung nạp đường ở các mô ngoại biên. Hệ quả là gây nên hiện tượng tăng đường huyết.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nếu thực hiện ngoài thời điểm này sẽ không mang lại kết quả chính xác.
Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được dựa vào nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống.
Để thực hiện kiểm tra này, thai phụ nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước đó. Tốt nhất là nên thực hiện vào buổi sáng.
Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được diễn ra như sau:
- Bước 1: Thai phụ lấy máu lần đầu tiên để xác định chỉ số đường huyết lúc đói.
- Bước 2: Sản phụ được uống 200ml nước có pha 75g glucose. Thai phụ nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng. Sau 1 tiếng sẽ được lấy máu lần 2 để đo đường huyết.
- Bước 3: Sau 1 tiếng, thai phụ tiếp tục được lấy máu lần 3 và cũng là lần cuối cùng.
- Bước 4: Kết quả kiểm tra sẽ có sau 2 tiếng. Thai phụ có thể chờ tại cơ sở y tế nghe kết quả hoặc quay lại lấy kết quả vào ngày hôm sau. Âm tính tức là bạn không mắc tiểu đường thai kỳ. Ngược lại, nếu Dương tính tức là bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.
Hướng dẫn cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn và nguy hiểm
Trên thực tế, khi có kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, bác sĩ chuyên khoa sẽ là người giúp bạn đọc kết quả. Sau đó đưa ra tư vấn phù hợp về cách chăm sóc, chế độ ăn uống, sinh hoạt …
Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi vẫn muốn hướng dẫn thai phụ cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn và nguy hiểm. Giúp chị em tự mình nắm được những thông số cơ bản khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn:
Lúc đói: dưới 92 mg/dL (5,1 mmol/L),
Sau nghiệm pháp 1 giờ là dưới 180 mg/dL (10 mmol/L)
Sau 2 giờ là dưới 153 mg/dL (8,5 mmol/L).
Cách đọc chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm
Mẫu đường huyết đói từ 92-125mg/dL.
Đường huyết 1 giờ sau uống 75g glucose ≥ 180mg/dL.
Đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 153mg/dL
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm, tìm hiểu. Bao gồm cả những mẹ bầu đã mắc bệnh hay chưa mắc bệnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần bổ sung những thực phẩm chính sau đây:
Hãy ăn các loại thực phẩm có chứa crôm
Loại khoáng chất này đã được chứng minh có thể giúp cải thiện việc dung nạp glucose trong bệnh tiểu đường thai kỳ. Do đó, hãy luôn bổ sung thức ăn có chứa crôm trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Bạn có thể tìm thấy khoáng chất này trong các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, cà rốt và thịt gà.
Ăn thức ăn chứa ít chất béo
Bạn nên tập trung ăn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh từ các loại hạt hoặc bổ sung chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu ôliu…
Thực phẩm chứa đạm
Ngoài các thực phẩm giàu carbohydrate phức, bà bầu bị tiểu đường nên ăn các thực phẩm chứa protein nhằm duy trì sự cân bằng của lượng đường trong máu. Một số thực phẩm giàu đạm là: Thịt, cá, trứng, sữa.
Chất béo lành mạnh
Bà bầu bị tiểu đường nên ưu tiên các loại chất béo lành mạnh như các loại hạt, dầu ô liu, bơ. Chị em có thể lựa chọn sữa tách béo hoặc tí béo để uống để đảm bảo lượng đường trong máu.
Rau củ quả, trái cây
Chị em nên ăn nhiều rau, củ với hàm lượng đường vừa phải để cơ thể được cân bằng. Ưu tiên ăn các loại trái cây như táo, cam, lê, nho, bơ.
Những thực phẩm lành mạnh khác
Bà bầu bị tiểu đường vẫn nên tiếp tục duy trì việc bổ sung canxi, axit folic, sắt trong thời kỳ mang thai. Do đó, chị em nên tích cực uống sữa và các chế phẩm từ sữa; ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt trong thịt bò, gà, cá, trứng.
Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì cũng có một số thực phẩm chị em mắc tiểu đường thai kỳ nên kiêng cữ.
Tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột
Để giữ nồng độ đường trong máu không tăng quá cao, bạn cần phải tránh xa các thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường như đường, mật ong, đường nâu, si-rô, tinh bột, bánh nướng, bánh ngọt, bánh, kem, kẹo và nước ngọt …
Nguyên nhân là những thực phẩm này sẽ phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể bạn không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.
Hạn chế ăn mặn
Ăn mặn không tốt cho cơ thể, đặc biệt là với các mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Hãy luôn hạn chế lượng natri đưa vào cơ thể <6g / ngày.
Kiêng uống nước ép trái cây
Ngay cả đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn, vì vậy bạn cần hạn chế uống nước ép trái cây nguyên chất.
Hãy ăn ít đồ tinh chế hơn
Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn chứa tinh bột không tinh chế. Nếu bạn ăn quá nhiều tinh bột tinh chế như cơm trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng, chúng sẽ nhanh chóng chuyển thành đường, làm gia tăng đường huyết trong máu.
Hạn chế đồ uống có chứa cồn, chất kích thích
Những loại đồ uống có chứa cồn, chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê… Nước ép trái cây ngọt, nước có ga, nước đóng sẵn có chứa hương liệu… là những thực phẩm mà phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên nói không.
Chế độ tập luyện khi bị tiểu đường thai kỳ
Ngoài việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế đường, chất béo, muối tăng cường protein, vitamin và khoáng chất. Thường xuyên tập luyện, vận động giúp tiêu hao năng lượng dư thừa giúp giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ và ổn định đường huyết. Những mẹ bầu không có chống chỉ định việc vận động thì nên thường xuyên tập vận động Những hoạt động thể dục mẹ bầu có thể tham gia như:
- Đi bộ: Rất tốt cho bà bầu mỗi ngày có thể duy trì đi bộ khoảng 40 phút. Đi bộ thường xuyên giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, giảm nguy cơ đái tháo đường. Đi vừa phải không nên đi cố khi cảm thấy mệt.
- Bơi lội: Là môn thể thao tổng hợp, giúp bà bầu vận động toàn bộ cơ thể.
- Tập yoga: Giúp luyện thở, cung cấp lượng oxy cho cơ thể, thư giãn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
- Khiêu vũ: Giúp giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tinh thần thoải mái. Phòng ngừa nguy cơ đái tháo đường tăng huyết áp thai kỳ, tiêu hao năng lượng và ổn định đường huyết.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giá bao nhiêu, có đắt không. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền. Đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của chị em.
Trên thực tế, chi phí xét nghiệm tiểu đường luôn có sự chênh lệch tại các cơ sở y tế. Mức giá dao động từ 300. 000 đến 700.000 đồng.
Chị em có bảo hiểm y tế có thể thực hiện xét nghiệm này tại bệnh viện. Mức giá bảo hiểm y tế hỗ trợ là 80% (trường hợp đúng tuyến) và 30% cho trường hợp trái tuyến.
Mắc tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Hầu hết mẹ bầu lo lắng về vấn đề mắc tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không.
Khi mang thai, ai cũng mong muốn được sinh thường. Một mặt giúp cơ thể người mẹ sớm hồi phục. Mặt khác, giúp em bé khỏe mạnh hơn. Việc sinh mổ không được nhiều mẹ lựa chọn, trừ trường hợp bất khả kháng.
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bao gồm sức khỏe người mẹ, cân nặng thai nhi.
Cụ thể, nếu chế độ ăn uống của bạn được kiểm soát tốt, thai nhi phát triển bình thường sẽ không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ. Bạn vẫn có thể sinh thường được.
Trái lại, nếu em bé có cân nặng trên 4kg, việc sinh thường sẽ rất khó khăn, nguy hiểm với cả mẹ và bé. Các mẹ khi này sẽ được chỉ định mổ để lấy thai.
Việc sinh mổ trong trường hợp này không hẳn là xấu vì sinh mổ giúp mẹ con bạn an toàn hơn. Các mẹ bầu hãy theo dõi thai kỳ đầy đủ để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé.
Bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu được không?
Sữa bầu là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng trong thời gian thai nghén. Vậy bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu được không?
Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm của bạn xem nồng độ đường cao hay thấp mới có thể đưa ra lời khuyên hữu ích. Ví như bạn vẫn có thể uống sữa bầu thông dụng hay loại sữa dành riêng cho bà bầu bị đái tháo đường với hàm lượng carbonhydrat thấp và không chứa đường.
Điều trị tiểu đường thai kỳ
Điều trị tiểu đường thai kỳ chủ yếu là thay đổi chế độ dinh dưỡng. Tùy thuộc vào số tuần thai, thể trạng mẹ và bé để có thể điều chỉnh phù hợp. Thai phụ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.
Trong trường hợp xấu nhất là thực hiện các phương pháp ăn uống kiêng cữ nhưng đường huyết vẫn ở mức cao thì thai phụ có thể sẽ phải sử dụng liệu pháp tiêm insulin.
Lời kết:
Tiểu đường thai kỳ xảy ra khá phổ biến. Cứ 7 người mang thai lại có 1 người mắc bệnh. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi ở trên đã giúp các mẹ nắm rõ tiểu đường thai kỳ là gì. Nguyên nhân, dấu hiệu, nguy hại, cách chữa tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng ăn gì. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào thời điểm nào, hết bao nhiêu tiền, … Từ đó, chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn mang thai được tốt hơn.
Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
Các tìm kiếm liên quan đến Tiểu đường thai kỳ
chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn
điều trị tiểu đường thai kỳ
biểu hiện tiểu đường thai kỳ
tiểu đường thai kỳ nên ăn gì
chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm
tiểu đường thai kỳ webtretho
nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
xét nghiệm tiểu đường thai kỳ