Bệnh tổ đỉa : 10+ Giải đáp về nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại, cách chữa

Bệnh tổ đỉa là bệnh phổ biến, dai dẳng và phiền toái. Do đó, tất cả những vấn đề về nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại, cách chữa. Bệnh tổ đỉa có lây không, bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì. Thuốc chữa bệnh tổ đỉa nào tốt nhất được rất nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây, Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc.

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Các bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Chắc hẳn sẽ rất nhiều người lạ lẫm khi nghe đến bệnh tổ đỉa. Vậy tổ đỉa là bệnh gì, bệnh tổ đỉa là gì?

Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, tổ đỉa là bệnh viêm da. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới.

Tổn thương đặc trưng là những mụn nước nhỏ, ngứa dữ dội xuất hiện ở tay và chân. Những mụn nước này thường lành lại sau 3 tuần nhưng lại tái phát nhiều lần sau đó. Bệnh lặp lại nhiều lần sẽ gây ra những vết nứt dài và dày da.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy có mối liên hệ giữa những người mắc bệnh tổ đỉa với những trường hợp sau:

  • Yếu tố di truyền: Gia đình có tiền sử cơ địa dị ứng, dễ nhiễm khuẩn sẽ tăng nguy cơ bị tổ đỉa. Theo thống kê, có trên 50% trường hợp mắc bệnh bắt nguồn từ nguyên nhân này.
  • Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Phấn hoa, xà phòng, mỹ phẩm, xi măng, bụi phấn, … gây kích ứng da.
  • Bị bệnh tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn khiến da bị viêm, tổn thương và gây ra bệnh.
  • Do cơ địa: Một số bệnh lý hen suyễn, viêm thận, viêm gan, .. cũng có thể gây bệnh tổ đỉa. Ngoài ra, người có sức đề kháng yếu, ăn uống không điều độ, sinh hoạt thất thường cũng là điều kiện để bệnh phát triển.
  • Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do Nấm: Khi bị nhiễm nấm tay chân, khả năng kháng khuẩn của da sẽ kém đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Rối loạn thần kinh giao cảm: Quá trình tăng tiết mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh giao cảm, đây là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phổ biến.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh có thể ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, từ đó khiến dị nguyên dễ xâm nhập và gây bệnh.

Triệu chứng bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa rất dễ nhầm lẫn với những bệnh viêm da khác. Do đó, việc nắm rõ triệu chứng bệnh tổ đỉa rất quan trọng.

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân xuất hiện những mụn nước bất thường sau:

  • Mụn nước có kích thước nhỏ li ti (từ 1- 3mm), có chứa dịch lỏng bên trong.
  • Những mụn nước này nằm ngang bằng hoặc cao hơn so với bề mặt da.
  • Triệu chứng đi kèm: Đau, ngứa, khó chịu.
  • Mụn nước vỡ đến đâu sẽ lây lan bệnh đến đó. Chúng liên kết với nhau tạo nên nhiều mụn nước lớn hơn.
  • Khi bị vỡ, lớp da sẽ trở nên cứng và nứt, gây đau đớn, chảy máu.
  • Một số trường hợp xuất hiện hạch bạch huyết tại lòng bàn tay hoặc ngón tay.
  • Móng tay hoặc móng chân bị ảnh hưởng có thể mất hình dạng thông thường.

Bệnh tổ đỉa có lây không? Có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tổ đỉa không do vi khuẩn hay virus gây ra mà liên quan đến cơ địa và khả năng miễn dịch cơ thể. Do đó, bệnh không có khả năng lây nhiễm.

Bệnh tổ đỉa nếu không điều trị sớm sẽ gây nên nhiều nguy hại sau:

  • Khiến người bệnh tự ti, mặc cảm.
  • Cảm giác đau, ngứa, khó chịu khiến cuộc sống sinh hoạt bị xáo trộn.
  • Bệnh lại có yếu tố di truyền. Nếu ông bà, bố mẹ bạn đã từng mắc bệnh này. Nhiều nguy cơ bạn cũng bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh càng kéo dài, tổn thương càng lan rộng gây bội nhiễm, viêm nhiễm.
  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?

Rất nhiều người thắc mắc bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nhất là tổ đỉa tay chân và bị tổ đỉa khi mang thai. Theo các chuyên gia y tế, khi mắc tổ đỉa bạn cần kiêng 2 món chính dưới đây:

  • Hải sản, tôm, cua, ốc, cá, mắm tôm, mắm cái, mắm còng ….
  • Bia và rượu.

Nếu bạn không phải phụ nữ đang mang thai, cần dưỡng chất cho thai nhi thì nên chịu khó kiêng tuyệt đối nhé. Còn với các mẹ bầu thì ráng ăn hạn chế, trước hoặc sau buổi ăn dính mấy món này các mẹ nên pha 1 cốc nước chanh ấm để uống là sẽ hạn chế rất tốt.

Cách chữa tổ đỉa tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Từ xa xưa, do y học chưa phát triển nên cách chữa tổ đỉa tại nhà bằng bài thuốc dân gian được áp dụng khá phổ biển.

Dưới đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 5 cách chữa tổ đỉa tại nhà hiệu quả nhất. Nguyên liệu là những vật dụng đơn giản, dễ kiếm, hiệu quả cao. Điển hình như: lá trầu không, tỏi, muối, rau răm, phèn chua, …

1.Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Theo nghiên cứu, lá trầu không chứa nhiều nước, khoáng chất, tinh dầu như kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol, chavicol, tamin, vitamin, acid amin… Các hoạt chất này được biết đến như một dạng kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt, ức chế nhiều loại nấm, vi khuẩn. Do đó, có nhiều công dụng vượt trội trong điều trị bệnh tổ đỉa.

Các bạn có thể sử dụng lá trầu không theo 3 công thức sau:

  • Cách 1: Giảm ngứa do tổ đỉa bằng lá trầu không và phèn chua

Rửa sạch, vò nát 3-5 lá trầu không cho vào 1 lít nước đun sôi. Kèm với đó là 1 viên phèn chua. Nước sôi chừng 5 phút tắt bếp, để nguội rồi đem rửa vùng da nhiễm bệnh.

  • Cách 2: Trị tổ đỉa bằng lá trầu không, phèn chua, muối biển

Người bệnh làm tương tự như cách 1. Có khác đôi chút là trong lúc cho phèn chua thì bạn cho thêm 1 chút muối biển. Nước nguội mới đem sử dụng.

  • Cách 3: Kết hợp lá trầu không và rau răm chữa bệnh tổ đỉa

Các bạn cũng có thể sử dụng 1 nắm rau răm kết hợp 5 lá trầu không đun sôi, để nguội chữa tổ đỉa. Sử dụng dung dịch này 2-3 lần/tuần sẽ có hiệu quả tốt nhất.

2.Cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay bằng lá mò trắng

Lá mò trắng khá phổ biến tại làng quê Việt Nam. Tuy nhiên với những người ở thành phố thì việc tìm kiếm loại lá này có khó khăn hơn đôi chút.

Cách chữa bệnh tổ đỉa ở tay bằng lá mò trắng khá đơn giản. Bạn lấy một nắm lá đun với nước. Nước gần nguội thì đem đổ ra chậu hoặc bát, ngâm cả bàn tay vào. Để chừng 10- 15 phút lau khô bằng khăn sạch.

Related Post

Ngày thực hiện từ 1-2 lần sẽ giảm bớt ngứa ngáy, đau rát do bệnh tổ đỉa gây nên.

3.Cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân bằng muối biển

Muối biển là một trong những cách chữa bệnh tổ đỉa ở chân khá hiệu quả và đơn giản.

Người bệnh lấy 1 nắm muối biển cho vào chảo rang nóng từ 5-10 phút. Tiếp đó đổ muối này ra cho nguội bớt. Dùng những hạt muối này massage nhẹ nhàng lên vùng da chân bị tổ đỉa.

Khi muối đã nguội hắn, bạn có thể cho muối vào chảo rang lại lần nữa và lặp lại những bước trên. Tinh chất muối biển sẽ giúp vùng tổn thương được tiệt trùng, tránh viêm nhiễm hiệu quả.

4.Kinh nghiệm chữa bệnh tổ đỉa bằng tỏi

Tỏi vừa là gia vị quen thuộc trong nhà bếp vừa là cách chữa tổ đỉa hiệu quả. Rất nhiều người bệnh đã áp dụng phương pháp điều trị này và bất ngờ với kết quả đạt được.

Công việc bạn cần làm là bóc chừng 2-3 củ tỏi, đập giập rồi ngâm với khoảng 300 ml rượu trắng. Sau 7 ngày, tỏi ngâm đã bắt đầu có tác dụng. Bạn có thể dùng rượu tỏi này bôi trực tiếp lên vùng tổ đỉa. Khả năng sát khuẩn cực tốt của rượu tỏi sẽ giúp các triệu chứng bệnh được đẩy lùi.

5.Lá lốt- Cách chữa tổ đỉa theo dân gian cực hiệu quả

Để khắc phục bệnh tổ đỉa, các bạn cũng có thể sử dụng lá lốt. Dùng 30g lá lốt tươi rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước cốt và chia ra uống 3 lần/ngày. Phần bã lá lốt đem đun sôi cùng nước, sau đó ngâm tay chân khoảng 15 phút.

Lưu ý: Cách chữa tổ đỉa tại nhà bằng bài thuốc dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp tổ đỉa nhẹ. Với những trường hợp bệnh đã kéo dài và nghiêm trọng, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp hiện đại

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh tổ đỉa. Bao gồm thuốc Đông y, thuốc Tây y dạng bôi, dạng uống, liệu pháp ánh sáng …

Sau khi khám lâm sàng và cận lâm sàng, nắm rõ tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉa bằng phương pháp hiện đại mà các bạn có thể tham khảo.

Thuốc chữa bệnh tổ đỉa

  • Sử dụng chất làm mềm da hoặc kem dưỡng ẩm: Sử dụng các sản phẩm này thường xuyên hoặc bất cứ khi nào cảm thấy da bị khô để ngăn chặn kích ứng da và ngứa. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa chân khoảng 3 phút để khóa ẩm cho da.
  • Kem Steroid không kê đơn: Kem Steroid có thể giảm viêm và hỗ trợ chữa lành các tổn thương.
  • Ngâm chân trong dung dịch Kali Pemanganat loãng (1: 10.000) trong 10 đến 15 phút mỗi lần, mỗi ngày ngâm 1 đến 2 lần, tối đa trong 5 ngày. Liệu pháp này có thể hạn chế tình trạng vỡ mụn nước và lây lan.
  • Thuốc kháng Histamin để chống ngứa và an thần. Thuốc thường được chỉ định sử dụng vào ban đêm để giúp người bệnh dễ ngủ hơn.
  • Sử dụng viên uống Steroid hoặc kem Steroid loại mạnh để điều trị cho các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Chỉ sử dụng thuốc này khi có sự chỉ định của bác sĩ bởi vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như Pimecrolimus, Tacrolimus, Ciclosporin hoặc Azathioprine, thuốc trị tổ đỉa của Nhật để cải thiện tình trạng tổ đỉa ở chân nghiêm trọng ảnh hưởng đến việc di chuyển. Thuốc này được sử dụng khi các loại thuốc khác không có hiệu quả và dưới sự giám sát của bác sĩ. Không tự ý sử dụng hoặc thêm liều thuốc.
  • Tiêm botulinum toxin. Một số bác sĩ có thể xem xét sử dụng thuốc botulinum toxin để điều trị các trường hợp bệnh tổ đỉa nghiêm trọng.

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng công nghệ tiên tiến

  • Quang trị liệu bằng tia cực tím có thể kiểm soát và chữa lành các tổn thương. Tuy nhiên, liệu pháp này có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định đến da và làm tăng nguy cơ ung thu da.
  • Liệu pháp ánh sáng. Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn áp dụng liệu pháp ánh sáng đặc biệt kết hợp tiếp xúc tia cực tím với các loại thuốc giúp cho làn da tiếp nhận tốt hơn các lợi ích từ loại ánh sáng này.

Lời kết:

Trên đây, Chúng tôi đã giúp các bạn nắm được những thông tin đầy đủ nhất về bệnh tổ đỉa. Bao gồm: Nguyên nhân, triệu chứng, nguy hại, cách chữa. Bệnh tổ đỉa có lây không, bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì. Thuốc chữa bệnh tổ đỉa nào tốt nhất.

Bệnh tổ đỉa tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe. Do đó, các bạn hãy luôn chủ động thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Các tìm kiếm liên quan đến Bệnh tổ đỉa

bệnh tổ đỉa bàn chân

bệnh tổ đỉa và cách chữa

kinh nghiệm chữa bệnh tổ đỉa

bệnh tổ đỉa có lây không

bệnh tổ đỉa và cách chữa trị

hình ảnh bệnh nấm tổ đỉa

cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

tổ đỉa bệnh học

admin:
Related Post