Bệnh viêm da tiết bã nhờn có chữa được không ? có tự hết không ?

Viêm da tiết bã có tự hết không? Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không ? Không chỉ gây khó chịu, ngứa ngáy, viêm da tiết bã còn diễn biến dai dẳng và rất khó để điều trị dứt điểm. Đặc biệt là những khi có thời tiết hanh khô như mùa thu- đông, bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn. Vậy bạn biết gì về viêm da tiết bã? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm dã tiết bã như thế nào?

Viêm da tiết bã là bệnh gì?

Viêm da tiết bã hay viêm da dầu là một trong những bệnh da liễu thường gặp nhất. Lúc này, bề mặt da sẽ có cảm giác khô, đóng vảy và bong tróc. Tình trạng này thường gặp ở những vùng da tại lưng, đầu, ngực hay các nếp gấp.

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm da tiết bã, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Ỏ trẻ em, đó tình là tình trạng “cứt trâu” mà dân gian vẫn gọi. Còn ở người trưởng thành, viêm da dầu thường gặp ở nam giới nhiều hơn, đặc biệt là những đối tượng từ 18 – 40 tuổi.

Viêm da tiết bã không phải do virus hay vi khuẩn gây ra. Vì thế, nó không lây lan từ người sang người mà chỉ lan từ vùng da này sang vùng da khác của người bệnh.

Triệu chứng viêm da tiết bã

Các triệu chứng của viêm da tiết bã khá điển hình. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được qua các biểu hiện bất thường dưới đây.

Viêm da tiết bã ở mặt

Các tuyến bã nhờn tại mặt hoạt động rất mạnh. Đó là lý do giải thích tại sao các triệu chứng viêm da tiết bã thường xuất hiện nhiều ở vùng mũi, má cằm như:

  • Da khô, nóng đó.
  • Ngứa rát.
  • Da chết, đóng vảy có bờ, vảy da chết bong ra có màu trắng.

Viêm da tiết bã nhờn vùng đầu

Triệu chứng rõ ràng nhất của viêm da tiết bã nhờn vùng dầu chính là xuất hiện nhiều các vảy gàu. Ngoài ra người bệnh còn thấy.

  • Da đầu khô, rát.
  • Ngứa ngáy khó chịu và có nhiều vảy gàu cứng hơn.
  • Đôi khi có tình trạng rụng tóc.

Viêm da tiết bã tại các nếp gấp

Những nếp gấp tại nách, kẽ mông, bẹn, nếp dưới vú, rốn cũng hay xuất hiện các triệu chứng của viêm bã nhờn. Tại các vùng da này sẽ thấy có ranh giới rõ, da chợt màu đỏ sẫm, nứt kẽ hay thậm chí là tiết dịch khi cọ xát nhiều vào quần áo.

Lưu ý: Các triệu chứng trên khá giống với những biểu hiện của bệnh vảy nến hay chứng viêm da cơ địa. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu kỹ để tránh nhầm lẫn.

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã

Thực tế, những nguyên nhân gây viêm da tiết bã vẫn khá mơ hồ và chưa được khẳng định cụ thể. Tuy nhiên, đa số các chuyên gia y tế đều đồng ý với một số yếu tố nguy cơ chính như:

  • Nấm Malassezia: Là loại nấm có ảnh hưởng tới việc tiết bã nhờn của da. Khi loại nấm này sinh trưởng mạnh trên da có thể sẽ gây ra các biểu hiện của viêm da tiết bã.
  • Thời tiết thay đổi: Các biểu hiện của viêm da tiết bã sẽ xuất hiện phổ biến khi trời khô hanh (mùa thu – đông). Lúc này da thường khô, mất nước, nứt nẻ nhiều hơn.
  • Do môi trường sống: Nấm trên da sẽ sinh trưởng đặc biệt mạnh do môi trường sống ô nhiễm hay do việc vệ sinh kém. Lúc này, xác vi khuẩn, cặn mỹ phẩm đọng lại dưới lỗ chân lông có thể gây viêm da tiết bã.
  • Di truyền: Nếu trong gia đình đã có người bị viêm da tiết bã thì rất có thể những thế hệ sau cũng sẽ mắc bệnh.

Cách chữa viêm da tiết bã đơn giản hiệu quả

Viêm da tiết bã không chỉ gây ra các cơn ngứa ngáy, da bong tróc mà còn khiến cho người bệnh tự ti, e ngại khi giao tiếp với người khác. Do đó, việc điều trị bệnh cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt.

Viêm da tiết bã có tự hết không?

Đây là câu hỏi của nhiều người khi gặp phải các triệu chứng bệnh. Viêm da tiết bã có tự hết không?

Câu trả lời là không, các biểu hiện khó chịu trên da chỉ có thể hạn chế và thuyên giảm theo thời gian. Nhưng nếu không điều trị, nó có thể tái phát bất cứ lúc nào và kéo dài rất dai dẳng.

Viêm da tiết bã nhờn có chữa được không?

Rất nhiều người khi chứng kiến da đóng vảy, bong tróc thường hoang mang, lo lắng không biết viêm da tiết bã nhờn có chữa được không?

Viêm da tiết bã nhờn có thể được điều trị ổn định nếu thực hiện theo đúng phương pháp đã được chỉ định. Tuy nhiên, hiệu quả ở mỗi trường hợp sẽ khác nhau. Bởi tình trạng bệnh phụ thuộc khá nhiều vào cơ địa của mỗi người.

10+ phương pháp chữa trị viêm da tiết bã nhờn hiệu quả nhất

Hiện tại, viêm da tiết bã nhờn có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Bao gồm việc sử dụng các loại thuốc bôi, dầu gội đầu phù hợp hay một số phương pháp từ thiên nhiên.

Điều trị viêm da tiết bã bằng thuốc

Thuốc được chỉ định thường là thuốc bôi corticoid dạng kem hoặc dạng lotion. Việc dùng thuốc phải được bác sĩ chỉ định trong thời gian phù hợp (thường từ 1-2 tuần).

Các loại thuốc này thường dược dùng ở vùng da dày sừng, không phù hợp với da mỏng như vùng mặt. Thuốc trị viêm da bã nhờn ở mặt sẽ là loại khác.

Bên cạnh đó, ở một số trường hợp dùng thuốc cũng có thể gặp phải tác dụng phụ như rạn da, giãn mạch. Trường hợp dùng thuốc bôi không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc chuyển sang đạng thuốc uống ngắn ngày.

Sử dụng thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Tùy thuộc vào tổn thương trên da mà viêm da tiết bã gây ra, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, đối với bệnh lý này, các nhóm thuốc sau đây thường sẽ được chỉ định:

Thuốc điều trị tại chỗ:

Thường giúp làm dịu da và đẩy lùi các triệu chứng ngứa rát, viêm nhiễm trên da. Từ đó ngăn ngừa hiện tượng bong tróc da mặt. Ngoài ra, một số thuốc bôi kháng nấm, kháng khuẩn cũng có thể sẽ được dùng để ức chế sự phát triển của vi nấm, vi khuẩn.

Sau đây là các thuốc điều trị tại chỗ được dùng phổ biến:

  • Hydrocortisone
  • Kem Calamine
  • Pimecrolimus
  • Tacrolimus
  • Ketoconazole
  • Fluocinolone
  • Desonide
  • MetroLotion
  • Metrogel

Nhóm thuốc này có thể gây ra tình trạng kích ứng da trong quá trình sử dụng. Bạn có thể thoa thử lên vùng da khác và theo dõi triệu chứng trước khi dùng cho da mặt. Dùng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ để tránh những vấn đề nguy hiểm phát sinh.

Thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt với xịt lợi khuẩn Skin Fresh 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm trị viêm da tiết bã, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng an toàn cho da. Trong bối cảnh đó, những sản phẩm chứa lợi khuẩn, không gây kích ứng, không chứa chất bảo quản chính là lựa chọn an toàn cho mọi bệnh nhân và Skin Fresh chính là một trong số đó.

Xịt lợi khuẩn Skin Fresh là sản phẩm bào tử lợi khuẩn đa chủng, dạng nước nồng độ cao, được nghiên cứu bởi Tiến Sĩ Nguyễn Hòa Anh và các cộng sự, kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín của nhà máy Anabio mang đến:

Related Post
  • Một ống Skin Fresh chứa 6 tỷ lợi khuẩn, phù hợp cho mọi làn da.
  • Triệt tiêu tình trạng viêm da, da tiết nhiều bã nhờn gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Loại bỏ mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ.
  • Kiềm dầu, giảm tiết bã nhờn, giúp lỗ chân lông được thông thoáng.
  • Không chứa kháng sinh, không gây kích ứng da.
  • Không tái phát mụn sau quá trình điều trị.

Cách đơn giản nhất để tất cả chị em trên mọi miền tổ quốc có thể sở hữu được sản phẩm đó là mua Online trực tiếp của website chính hãng theo hướng dẫn bên dưới:

Hiện sản phẩm xịt lợi khuẩn trị mụn Skin Fresh đang được bán với mức giá khuyến mãi chỉ 950.000 vnđ/liệu trình sử dụng trong 60 ngày tại link dưới đây.

Các loại thuốc dùng theo đường uống:

Nhóm thuốc này thường không được sử dụng phổ biến như các loại thuốc điều trị tại chỗ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ vẫn có thể sẽ chỉ định để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh.

Một số loại thuốc sau sẽ có thể được dùng:

  • Isotretinoin
  • Cetirizin
  • Viên uống bổ sung kẽm hoặc vitamin

Đối với nhóm thuốc này bạn vẫn cần phải cẩn trọng trong suốt quá trình sử dụng. Báo ngay cho bác sĩ để kịp thời can thiệp khi có những vấn đề không mong muốn phát sinh.

Trị viêm da tiết bã bằng dầu gội

Đây là cách trị viêm da tiết bã ở đầu hiệu quả. Theo đó, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại dầu gội kháng nấm, có khả năng chống tiết bã nhờn, sát khuẩn và bảo vệ nhiêm mạc da đầu, như dầu gội T/ Sal.

Hãy nhớ việc điều trị viêm da dầu cần được bác sĩ chỉ định và khi có những bất thường cần dừng thuốc ngay để tới gặp bác sĩ.

Chữa BỆNH viêm da tiết bã bằng THUỐC NAM

Khi trẻ bị viêm da tiết bã, cha mẹ có thể nấu nước từ nghệ, lá trầu không để rửa, vệ sinh vùng da bị bệnh cho trẻ. Với tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, sát khuẩn các thảo dược này giúp giảm lượng tiết dầu và thông thoáng lỗ chân lông, cải thiện tình trạng viêm da ở trẻ.

Lá trầu không giúp kháng khuẩn tốt cho viêm da tiết bã nhờn

  • Mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm nước từ kim ngân hoa, bồ công anh giúp thanh nhiệt cơ thể, tăng cường chức năng gan thận, giải độc, tiêu viêm…
  • Ưu điểm: Phương pháp này khá an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ.
  • Nhược điểm: Tác dụng từ từ, chậm, phải kiên trì khi thực hiện.

Trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa

  • Mỗi ngày thoa một lớp dầu dừa lên vùng da tổn thương rồi để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau.
  • Có thể dùng hỗn hợp dầu dừa + mật ong theo tỉ lệ 2:1. Sau đó, thoa hỗn hợp lên mặt và massage nhẹ nhàng, để qua đêm rồi rửa sạch mặt vào hôm sau.
  • Cứ 2 ngày thực hiện 1 lần để đem lại hiệu quả như mong muốn.

Chữa BỆNH viêm da tiết bã bằng phương pháp thiên nhiên

Một số liệu pháp từ thiên nhiên sau cũng đã được chứng minh là có khả năng chữa viêm da tiết bã nhờn hiệu quả.

  • Trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa, tinh dầu trà, dầu ô liu: Trộn 8-12 giọt dầu trà với dầu giừa hoặc dầu ô liu, dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị viêm đã được làm sạch trước đó.
  • Sử dụng nha đam: Trong tinh chất nha đam có tới 23 axit có lợi cho da. Do đó, có thể sử dụng sản phẩm này để trị viêm da tiết bã. Nha đam rửa sạch, cắt khúc nhỏ, bỏ vỏ ngoài chỉ lấy thịt bên trong. Sau đó, lấy phần thịt này chà xát nhẹ lên vùng da bị viêm. Tới khi tinh dầu nha đam bám khô thì rửa lại bằng nước sạch là được.
  • Dùng mật ong: Mật ong có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các axit amin, enzym có lợi. Theo đó, để trị viêm da tiết bã bằng mật ong, chỉ cần thoa nhẹ một lớp mật mỏng lên những vùng da đang bị viêm rồi massage nhẹ nhàng để mật ong thẩm thấu. Đợi 1 tiếng đồng hồ rồi rửa lại bằng nước ấm là được, duy trì đều đặn 3 lần/ tuần.
  • Dùng giấm táo: Giấm táo có chứa nhiều vitamin và có khả năng làm mềm da hiệu quả. Ngoài việc thoa trực tiếp lên da, giấm táo còn được coi là loại dầu gội an toàn để trị viêm da tiết bã ở đầu. Cụ thể, chỉ cần sử dụng giấm táo như dầu gội bình thường, massage da đầu khoảng 5 phút rồi xả sạch tóc bằng nước là được.

Lưu ý: Để trị viêm da tiết bã bằng phương pháp thiên nhiên, người bệnh phải kiên trì từ 2-3 tháng mới có hiệu quả. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là các vitamin nhóm B như vitamin B3, B6, kẽm và vitamin nhóm H.

Điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt bằng Đông y

Điều trị chứng viêm da này bằng Đông y cũng là lựa chọn của rất nhiều người vì họ cho rằng nó là biện pháp an toàn, hiệu quả và ít gây kích ứng cho da. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh viêm da này được Đông y đúc kết từ ngàn xưa mà bạn có thể tham khảo:

  • Thuốc bôi ngoài: Cây sơn + Nghệ + tinh chất hoàng liên ô rô + trầu không + đạm trúc diệp.
  • Thuốc uống: Tang bạch bì + kim ngân hoa + bồ công anh + sinh địa + khổ sâm + hoàng cầm + kinh giới + hạ khô thảo.
  • Thuốc ngâm: Dược liệu trầu không + ích nhĩ tử + ô liên rô + mò trắng + dâu tằm.

Viêm da tiết bã nên ăn và kiêng gì?

Nhiều bệnh nhân thắc mắc: “Chế độ ăn uống cho người bị viêm da tiết bã như thế nào mới hợp lý?” Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên ăn để cải thiện sức đề kháng cho da và ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh

Viêm da tiết bã nên ăn gì

  • Các loại thực phẩm chứa chất kháng viêm: Rau xanh, cà chua, dầu ô liu, hạnh nhân, khoai lang, đồ ăn chứa nhiều vitamin E, đồ ăn chứa nhiều vitamin C.
  • Dầu cá: Giúp ngăn chặn sự bùng phát của bệnh.
  • Men vi sinh: Thúc đẩy hệ tiêu hóa, để cơ thể khỏe mạnh. Điều đó đồng nghĩa với việc triệu chứng viêm của bệnh cũng được khắc phục.

Viêm da tiết bã nhờn kiêng gì?

Để quá trình điều trị viêm da bã nhờn đạt hiệu quả mong muốn, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát thì bạn nên kiêng những loại thực phẩm sau:

  • Kiêng đồ cay nóng, những loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, chẳng hạn như đồ ăn vặt vỉa hè.
  • Hạn chế đồ ngọt và những đồ nhiều chất béo.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, cà phê và các loại đồ uống chứa cồn, chất kích thích. Bởi chúng là những tác nhân trực tiếp khiến tuyến dầu hoạt động mạnh, làm mất đi sức đề kháng của làn da.
  • Hạn chế ăn những món đồ ăn làm từ vừng, đậu phộng, hạt mắc ca, hạt óc chó,… Vì chúng chính là những tác nhân kích thích bã nhờn, khiến bệnh viêm da thêm trầm trọng hơn.

Lời kết

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan tới bệnh lý viêm da tiết bã mà chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng nhờ đó, bạn đọc đã biết nên làm thể nào để chăm sóc giúp cho làn da của mình luôn tươi tắn, khỏe mạnh.

Các tìm kiếm liên quan đến viêm da tiết bã

trị viêm da tiết bã bằng dầu dừa

viêm da tiết bã webtretho

viêm da tiết bã nhờn có chữa được không

viêm da tiết bã có tự hết không

thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt

chữa bệnh viêm da tiết bã bằng thuốc nam

viêm da tiết bã tiếng anh

viêm da tiết bã pdf

admin:
Related Post