Viêm da dầu có chữa được không ? chữa bằng đông y tại nhà có khỏi không ? Theo thống kê, ở Việt Nam có khoảng 3% dân số mắc viêm da dầu. Căn bệnh này thường dai dẳng, dễ tái phát. Người bệnh do đó gặp phải nhiều phiền toái cũng như mất đi sự tự tin, thẩm mỹ. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị viêm da dầu. Hãy cùng theo dõi nhé!
Viêm da dầu là gì?
Viêm da dầu là tình trạng viêm da mạn tính thường xảy ra ở những vùng da có tuyến bã hoạt động mạnh như mặt, đầu, ngực và liên bả vai. Bệnh có thể gặp ở trẻ nhỏ và người lớn.
Trong dân gian, bệnh viêm da dầu còn được gọi là viêm da tiết bã, chàm da mỡ.
Triệu chứng viêm da dầu
Trên thực tế, triệu chứng viêm da dầu rất dễ nhận diện bằng mắt thường. Nếu bạn đã nắm rõ những thông tin về bệnh, chỉ cần chú ý quan sát, bạn có thể xác định rõ bản thân có đang mắc viêm da dầu hay không.
Viêm da dầu ở trẻ em
- Cứt trâu: Da đầu của trẻ có những mảng vảy da dày, dính, nhờn, lan tỏa, khó bong.
- Viêm da toàn thân: Da đỏ, nhiều vảy tiết, vảy da vàng, dính, ẩm, nhờn.
Viêm da dầu ở người lớn
Tùy theo từng vị trí mà triệu chứng viêm da dầu ở người lớn có sự khác biệt.
Biểu hiện viêm da dầu ở mặt
- Da khô, nóng đỏ, ngứa rát.
- Sau một thời gian sẽ xuất hiện vảy, da chết, vùng viêm có bờ.
- Vị trí viêm chủ yếu xuất hiện ở cằm, má, mũi. Bởi đây là nơi có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất.
Biểu hiện viêm da dầu ở đầu
- Dạng nhẹ: Da đầu có cảm giác khô, rát, có vảy gàu.
- Dạng nặng: Viêm da dầu lan rộng từ đầu xuống mang tai, sau gáy.
- Vảy nhiều, cứng, ngứa ngáy kèm rụng tóc.
Nguyên nhân gây viêm da dầu
Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây viêm da dầu. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu, bệnh viêm da dầu có thể liên quan mật thiết đến những yếu tố sau:
- Do bẩm sinh: Sau khi sinh, nội tiết tố của người mẹ truyền cho con biến mất sẽ dần hình thành nên “cứt trâu”. Chỉ duy nhất trẻ sơ sinh mới gặp hiện tượng này.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình, bố mẹ bạn bị viêm da dầu thì nguy cơ bạn mắc bệnh là rất lớn.
- Môi trường bị ô nhiễm: Vi khuẩn nấm gây bệnh viêm da dầu thường cư trú trên da người. Chúng luôn tìm cơ hội để phát triển. Đặc biệt là khi vệ sinh cơ thể chưa sạch sẽ, sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, …
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Khi thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí giảm xuống thấp sẽ khiến làn da dễ bị mất nước. Đây là thời điểm bệnh viêm da bùng phát mạnh mẽ.
- Nấm da Malassezia: Những người có sức đề kháng kém thường bị nấm da Malassezia tấn công hơn người khỏe mạnh. Loại nấm da này sinh trưởng rất nhanh khiến bệnh tiến triển ngày một nghiêm trọng.
- Stress kéo dài: Nghiên cứu cũng cho thấy, những người hay bị stress kéo dài hoặc các bệnh lý về thần kinh có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã cao.
- Thay đổi nội tiết tố: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lạm dụng rượu bia, béo phì, cơ thể mệt mỏi, mang thai, suy giảm miễn dịch, … là nguyên nhân khiến nội tiết tố thay đổi. Đó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc viêm da dầu.
Bệnh viêm da dầu có lây không ?
Theo các chuyên gia bệnh gia liễu cho biết, bệnh viêm da dầu có lây không, xin trả lời là không. Bởi bản chất viêm da dầu là căn bệnh da bị tắc nghẽn các cặn bã, bụi bẩn tích tụ, khiến quá trình tiết dầu nhờn càng nhiều.
Vì vậy, bệnh viêm da dầu không có tính lây lan và bệnh chủ yếu hình thành do các tác nhân phía trên gây ra
Viêm da dầu có chữa được không?
Viêm da dầu có chữa được không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm, tìm hiểu.
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, viêm da dầu tuy là bệnh mãn tính nhưng vẫn có thể điều trị khỏi nếu người bệnh điều trị kiên trì theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, kết hợp ăn uống khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Viêm da dầu rất dễ tái phát. Do đó, việc phòng ngừa cần thực hiện xuyên suốt trong thời gian dài. Người bệnh không nên nóng vội.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da dầu mà người bệnh có thể lựa chọn hình thức điều trị phù hợp. Phổ biến nhất là điều trị bằng bài thuốc dân gian tại nhà, dùng thuốc Tây y và điều trị Đông Y.
Chữa viêm da dầu tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Nếu biết tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp, trong vườn nhà, các bạn có thể tự mình chữa viêm da dầu tại nhà. Phương pháp này được rất nhiều người bệnh áp dụng. Nhiều người trong số đó đã trị khỏi bệnh nhờ thực hiện kiên trì.
Chữa viêm da dầu tại nhà không quá khó. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số cách đơn giản, dễ làm, tiết kiệm nhưng vô cùng hiệu quả. Hãy cùng tham khảo nhé!
Bệnh viêm da dầu và cách điều trị bằng giấm táo
Giấm táo chứa rất nhiều vitamin và axit tự nhiên có tác dụng giảm sưng đỏ, làm sạch da, hạn chế tình trạng tiết dầu. Do đó, nếu bạn muốn chữa viêm da dầu tại nhà, giấm táo chính là sự lựa chọn số 1.
Cách sử dụng giấm táo khá đơn giản như sau:
+Sử dụng hỗn hợp giấm táo và nước lọc: Bạn dùng hỗn hợp 2 thìa giấm táo và 1 thìa nước lọc thoa đều lên vùng da bị viêm. Để da khô, sau chừng 20 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
+Massage bằng giấm táo: Sau khi gội đầu hoặc tắm sạch, bạn dùng giấm táo thoa đều lên khoảng da bị viêm. Kết hợp massage nhẹ nhàng. Sau 5 phút rửa sạch, lau khô.
Trị viêm da dầu bằng dầu dừa
Bệnh viêm da dầu khiến vùng da bị viêm khô ráp, đóng vảy, ngứa ngáy. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của dầu dừa.
Tinh chất dầu dừa sau khi thẩm thấu vào da sẽ giúp da được làm mềm, giảm đau rát, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Đồng thời kháng viêm, diệt khuẩn, giúp bệnh viêm da dầu được cải thiện nhanh chóng.
Với dầu dừa, bạn cho một lượng nhỏ ra tay. Có thể kết hợp với tinh dầu trà hoặc tinh dầu oliu tùy ý. Dùng tay xoa đều dung dịch rồi thoa đều lên vùng da bị viêm. Sử dụng ngày 1 lần để có hiệu quả tốt nhất.
Hướng dẫn chữa viêm da dầu tại nhà bằng mật ong
Theo nghiên cứu, mật ong là chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, làm mềm rất tốt. Trong thành phần mật ong chứa nhiều chất giúp chống oxy hóa, cùng các axit amin, enzym, … Do đó, mật ong được sử dụng phổ biến để chữa viêm da dầu tại nhà.
Tương tự như với dầu dừa, các bạn bôi mật ong nguyên chất lên vùng da bị viêm. Dùng tay massage nhẹ nhàng trong 5- 10 phút sau đó mới rửa lại bằng nước ấm.
Giảm viêm da dầu nhờ chanh tươi
Chanh tươi có thể làm giảm triệu chứng ngứa rát, đóng vảy do viêm da dầu gây nên. Cách thực hiện như sau, bạn sử dụng hỗn hợp bao gồm nước cốt chanh, rượu trắng, phèn chua, nghệ, muối biển đem xông khi nóng và ngâm rửa khi nguội. Áp dụng tuần 2-3 lần sẽ mang đến hiệu quả vượt trội nhất.
Cách chữa viêm da dầu tại nhà với xịt lợi khuẩn Skin Fresh
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm trị viêm da dầu, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng an toàn cho da. Trong bối cảnh đó, những sản phẩm chứa lợi khuẩn, không gây kích ứng, không chứa chất bảo quản chính là lựa chọn an toàn cho mọi bệnh nhân và Skin Fresh chính là một trong số đó.
Xịt lợi khuẩn Skin Fresh là sản phẩm bào tử lợi khuẩn đa chủng, dạng nước nồng độ cao, được nghiên cứu bởi Tiến Sĩ Nguyễn Hòa Anh và các cộng sự, kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại, khép kín của nhà máy Anabio mang đến:
- Một ống Skin Fresh chứa 6 tỷ lợi khuẩn, phù hợp cho mọi làn da.
- Triệt tiêu tình trạng viêm da, da tiết nhiều bã nhờn gây ngứa ngáy khó chịu.
- Loại bỏ mụn viêm, mụn bọc, mụn mủ.
- Kiềm dầu, giảm tiết bã nhờn, giúp lỗ chân lông được thông thoáng.
- Không chứa kháng sinh, không gây kích ứng da.
- Không tái phát mụn sau quá trình điều trị.
Cách đơn giản nhất để tất cả chị em trên mọi miền tổ quốc có thể sở hữu được sản phẩm đó là mua Online trực tiếp của website chính hãng theo hướng dẫn bên dưới:
Hiện sản phẩm xịt lợi khuẩn trị viêm da dầu Skin Fresh đang được bán với mức giá khuyến mãi chỉ 950.000 vnđ/liệu trình sử dụng trong 60 ngày tại link dưới đây.
Thuốc chữa viêm da dầu bằng Tây Y
Thuốc chữa viêm da dầu bằng Tây Y thường được áp dụng trong trường hợp viêm da dầu kéo dài và nghiêm trọng. Tuy nhiên, dùng thuốc gì, liều lượng và cách thức ra sao cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị chung
- Sử dụng các thuốc bong vảy tại chỗ để loại bỏ vảy da như acid salicylic, acid lactic, urea, propylen glycol.
- Các thuốc chống nấm tại chỗ như ketoconazol, ciclopirox dạng dầu gội đầu hoặc kem bôi. Vài chủng Malassezia kháng với thuốc chống nấm azol, có thể sử dụng kẽm pyrithion hoặc selenium sulphid thay thế.
- Corticosteroid loại nhẹ dùng tại chỗ từ 1-3 tuần để giảm viêm, giảm giai đoạn bùng phát bệnh.
- Các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (kem pimecrolimus, mỡ tacrolimus): ít tác dụng phụ hơn corticosteroid khi sử dụng ở vùng mặt.
- Với các trường hợp bệnh nặng, kháng điều trị ở người lớn, có thể sử dụng itraconazol uống, tetracyclin, kháng sin, liệu pháp ánh sáng.
Cách chữa bệnh viêm da dầu ở đầu
- Sử dụng dầu gội đầu chứa ketoconazol hoặc ciclopirox, selenium sulfid, kẽm pyrithion, coal tar, acid salicylic 2 lần mỗi tuần trong ít nhất 1 tháng.
- Steroid cho vùng da đầu (dạng dung dịch, dạng gel) sử dụng hằng ngày trong vài ngày để giảm ngứa, giảm viêm.
- Kem tar bôi lên vùng nhiều vảy, sau vài giờ thì gội đầu
Điều trị viêm da dầu ở mặt, tai, ngực, lưng
- Làm sạch bằng các dung dịch rửa không chứa xà phòng mỗi ngày 1-2 lần.
- Dùng kem ketoconazol hoặc ciclopirox ngày 1 lần trong 2-4 tuần, nhắc lại nếu cần thiết.
- Kem hydrocortison bôi ngày 2 lần trong 1-2 tuần. Có thể dùng steroid có hoạt lực mạnh hơn.
- Các thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (kem pimecrolimus, mỡ tacrolimus) thay thế cho corticosteroid.
Chữa viêm da dầu bằng Đông Y
Điều trị chứng viêm da này bằng Đông y cũng là lựa chọn của rất nhiều người vì họ cho rằng nó là biện pháp an toàn, hiệu quả và ít gây kích ứng cho da. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh viêm da này được Đông y đúc kết từ ngàn xưa mà bạn có thể tham khảo:
- Thuốc bôi ngoài: Cây sơn + Nghệ + tinh chất hoàng liên ô rô + trầu không + đạm trúc diệp.
- Thuốc uống: Tang bạch bì + kim ngân hoa + bồ công anh + sinh địa + khổ sâm + hoàng cầm + kinh giới + hạ khô thảo.
- Thuốc ngâm: Dược liệu trầu không + ích nhĩ tử + ô liên rô + mò trắng + dâu tằm.
Viêm da dầu cần kiêng gì?
Chế độ sinh hoạt không khoa học là nguyên nhân thường gặp khiến chúng ta dễ bị viêm da dầu. Do đó, để cải thiện tình trạng bệnh, việc xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học là hết sức cần thiết.
Nếu bạn băn khoăn không biết viêm da dầu cần kiêng gì. chúng tôi có một số gợi ý dành cho bạn như sau:
- Hạn chế thức khuya.
- Không nên tắm nước nóng.
- Tránh gãi ngứa khiến da bị trầy xước, tổn thương.
- Hạn chế tối đa việc dùng xà phòng, dầu gội, sữa rửa mặt, nước xả vải, …
- Tránh sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi.
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.
Viêm da dầu kiêng ăn gì?
Theo các chuyên gia y tế, người mắc viêm da dầu nên ăn những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ, các loại thịt trắng, các loại hạt và uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp cơ thể có thêm sức đề kháng để phòng tránh viêm da dầu.
Vậy bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì viêm da dầu kiêng ăn gì? Có bao giờ bạn thắc mắc về điều này không?
Để phòng ngừa và điều trị viêm da dầu hiệu quả, chúng ta cần kiêng ăn một số nhóm thực phẩm sau:
- Kiêng ăn đồ chiên xào, đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh: Những thực phẩm này dễ khiến các bạn tăng cân, béo phì. Vô tình ảnh hưởng đến khả năng tiết dầu của da.
- Tránh sử dụng đồ cay nóng như: Ớt, hạt tiêu để tránh làm tăng tiết mồ hôi, bã nhờn trên da.
- Hạn chế lựa chọn những loại hạt chứa nhiều đường và chất béo như óc chó, lạc, vừng. Chúng khiến cơ thể bị nóng trong, tiết nhờn và gia tăng tình trạng viêm nhiễm.
- Nói không với bia rượu và chất kích thích để tránh làm ảnh hưởng đến gan và tuyến mồ hôi.
Chia sẻ kinh nghiệm tự điều trị viêm da dầu trên webtretho
Thành viên giấu trên trị viem da dầu webtretho : Xin chào mọi người
Hôm nay mình sẽ chia sẽ cho mọi người phương pháp điều trị dứt điểm viêm da tuyến bã hay còn gọi là viêm da dầu
Trước tiên mọi người bệnh này cần bổ sung 2 loại thuốc này mỗi ngày hộ mình
- L_cystine
- Kẽm
Đây chỉ là những sản phẩm bổ sung chất giúp đẹp da chứ không hại sức khỏe nếu không tin mọi người ra tiệm thuốc tây hỏi người bán thuốc.
Các bạn hãy nhớ nguyên lý trị bình của loại bệnh này là điều hòa lại lượng dầu trên cơ thể b vì bệnh này là làm các tuyến dầu tiết ra quá nhiều so vs ng bình thường nên ng ta nói là viêm da tuyến bã.
Những b bị da đầu hay da mặt đều phải bổ sung mỗi ngày 2 viên này uống tầm 1 tháng đến khi nào bệnh dứt điểm.
Lý do tại sao các bác sĩ cộng thuốc luôn lúc nào cũng giảm bệnh ngay nhưng chẳng bao giờ dứt luôn vì trong thành phần nó có kháng sinh mạnh, bạn dùng kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến q,trình sinh sản của các bạn sau này.
t.p kháng sinh nó đè những nốt mụn đó sau vô trong da thành ra hết thuốc nó lại bông ra và bạn lại tái lại, nguyên lý của cách trị mình là điều hòa lương dầu và thải mụn ra thì bệnh các bạn sẽ hết
Lời kết:
Viêm da dầu là căn bệnh dai dẳng và dễ tái phát. Tuy nhiên nếu hiểu rõ về bệnh, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả bằng những phương pháp đơn giản.
Hy vọng, những chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm da dầu đã giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích. Nhờ đó sớm đẩy lùi triệu chứng, rút ngắn thời gian phát bệnh và trở về với sinh hoạt bình thường.
Các tìm kiếm liên quan đến viêm da dầu
triệu chứng viêm da dầu
cách chữa bệnh viêm da dầu ở đầu
chữa viêm da dầu bằng đông y
chữa viêm da dầu tại nhà
viêm da dầu webtretho
viêm da dầu kiêng ăn gì
bệnh viêm da dầu và cách điều trị
viêm da dầu có chữa được không