Bệnh viêm da cơ địa : Hình ảnh, cách trị bệnh tái đi tái lại tại nhà hiệu quả

Cách trị viêm da cơ địa tại nhà như thế nào ? bị bệnh nên kiêng gì ? Người bị bệnh viêm da cơ địa thường dễ bị ngứa da, mẩn đỏ, da đóng vảy, mọc mụn nước… Vậy viêm da cơ địa là gì, cách chữa viêm da cơ địa như thế nào, có những loại thuốc nào trị viêm da địa. Những nội dung này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Đây là bệnh khá phổ biến, ở nước ta có tới 20% dân số bị viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa là bệnh gì?

Viêm da cơ địa là bệnh lý viêm ở da hay còn gọi là chàm thể tạng hoặc eczema. Triệu chứng điển hình của bệnh là gây ngứa ngáy, khi gãi gây xước da và hình thành sẹo thâm rất mất thẩm mỹ. Gãi ngứa còn có thể dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng, bội nhiễm gây lở loét da.

Viêm da cơ địa không lây từ người này sang người khác như có tính di truyền rất cao. Bệnh khởi phát rất sớm ngay từ trẻ sơ sinh cho đến khi trưởng thành. Viêm da cơ địa sẽ tái đi tái lại nhiều lần trong đời. Người bị viêm da cơ địa thường có tiền sử mắc các bệnh dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng…

Viêm da cơ địa không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện và khó chịu. Ngoài ra bệnh cũng gây ra các biến chứng như: bội nhiễm do virus có thể gây ra tổn thương nội tạng, viêm da cơ địa ở mắt gây viêm mí mắt, viêm kết mạc.

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Bệnh viêm da cơ địa thường tiến triển thành từng đợt rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:

  • Ngứa da, mẩn đỏ: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh viêm da cơ địa. Da hình thành các nốt ban đỏ hình tròn gây ngứa ngáy và có thể mọc mụn nước trắng li ti. Cảm giác ngứa nghiêm trọng hơn vào ban đêm, đôi khi khiến người bệnh mất ngủ
  • Phù nề da: Da ở vùng bị viêm có cảm giác dày hơn xung quanh chính là do bị phù nề. Khi vùng này tiết mồ hôi sẽ gây cảm giác rất ngứa ngáy. Đồng thời vùng da này sẽ có màu nâu xám rất mất thẩm mỹ.
  • Da đóng vảy: da bị đóng vảy phấn trắng và nứt nẻ.
  • Khi bị bội nhiễm nặng, người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, chán ăn… Tổn thương sưng viêm do mủ gây mùi hôi khó chịu.

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu ở các bộ phận sau:

  • Viêm da cơ địa ở tay: Da tay nổi sàn ngứa rát ở ngón tay, mu bàn tay và cả bàn tay.
  • Viêm da cơ địa ở mặt: Da khô, mẩn đỏ, dễ mọc mụn nước.
  • Viêm da cơ địa ở chân: Da ngứa ngáy, bong tróc và nổn mụn ở ngón chân, bàn chân và bắp chân.

Hình ảnh viêm da cơ địa người lớn và trẻ em

Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa cũng khác nhau ở từng độ tuổi. Cụ thể như sau:

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

3 tuần sau sinh là trẻ đã bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm da cơ địa là mọc ban đỏ, mụn nước ở da đầu, má, cổ, chân… Bệnh rất dễ tái phát cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

Trẻ bị viêm da cơ địa dễ bị dị ứng và nhạy cảm nhất là khi mọc răng, thời tiết hay môi trường thay đổi.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em

Các biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ là nổi các sần đỏ, vết trợt, da dày lên ở khuỷu tay, cổ, mi mắt… Trẻ cũng hay bị biếng ăn, suy dinh dưỡng.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở người lớn

Ở người lớn xuất hiện các mụn nước, mẩn đỏ hình dẹt ở những khu vực như nếp gấp tay, chân, cổ, rốn, mí mắt và ở ngực. Bệnh thường ở thể mãn tính và rất dễ tái phát.

Hình ảnh viêm da cơ địa ở tay

Các vết mẩn đỏ, nổi sần, tróc da khi xuất hiện ở da vùng tay như mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay… được gọi là viêm da cơ địa ở tay.

Đây là vùng da dễ mắc bệnh nhất do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như các chất tẩy rửa, xà phòng có tính kiềm cao, nhựa cây, lông động vật…

Hình ảnh viêm da cơ địa ở chân

Một số dấu hiệu giúp người bệnh xác định viêm da cơ địa ở chân:

  • Lòng bàn chân hoặc ngón chân có mụn nước theo đám. Xung quanh mụn nước ngứa ngáy kèm nóng ran.
  • Da chân khô, bong tróc, đỏ mẩn.
  • Mụn nước sau khi vỡ gây sưng, viêm.

Viêm da cơ địa tái đi tái lại – Nguyên nhân gây bệnh

Là một bệnh mạn tính, viêm da cơ địa tái đi tái lại làm bệnh nhân khó chịu. Bệnh thường khởi phát từ tuổi nhỏ, với những đợt tái phát và có thể kéo dài suốt đời.

Chưa có nghiên cứu nào xác định chính xác nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa. Tuy nhiên, một số yếu tố sau đây có thể là các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ và khiến bệnh trở nên nặng hơn như:

  • Di truyền: Viêm da cơ địa là một bệnh lý di truyền phức tạp. Đối với những người có ông bà, cha mẹ mắc viêm da cơ địa thì thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh hơn nhiều lần, và cao hơn so với những người có cha mẹ bị hen phế quản hay viêm mũi dị ứng. Điều đó cho thấy có những gien chuyên biệt cho viêm da cơ địa.
  • Yếu tố cơ địa: Hệ miễn dịch yếu khiến cơ thể dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công gây dị ứng và viêm da.
  • Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường, khói bụi, nhiễm bẩn nguồn nước cũng là những nhân tố gây viêm da cơ địa dị ứng.
  • Dị ứng thực phẩm: ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì…
  • Dị ứng hóa chất: Những hóa chất trong sinh hoạt hoặc trong công nghiệp (chất bảo quản, chất tẩy rửa) khi tiếp xúc vào da khiến cơ thể dị ứng có thể dẫn đến bệnh viêm da cơ địa.
  • Các nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa khác: Vệ sinh kém, căng thẳng, stress, sức đề kháng yếu, cơ địa nhạy cảm… là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

Hiện nay chưa có một xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán viêm da cơ địa. Bác sĩ chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và có thể làm xét nghiệm loại trừ dị ứng. Vì vậy bạn nên tránh các yếu tố khiến bệnh viêm da tái phát.

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa thường tiến triển thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm. Bệnh cũng gây ra biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên bệnh gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh:

  • Ngứa ngáy khó chịu, bứt rứt không yên mất tập trung trong công việc và ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Gãi ngứa khi tay mất vệ sinh dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng da.
  • Da nứt nẻ, lở loét dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Mảng da tối màu hay sẹo xấu gây mất thẩm mỹ.
  • Trường hợp bị bội nhiễm vết loét do virus có nguy cơ dẫn đến tổn thương nội tạng và dẫn đến tử vong.
  • Điều trị sai cách có thể dẫn đến da phát ban đỏ toàn thân.
  • Viêm da cơ địa ở mắt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây ra biến chứng viêm kết mạc dẫn đến hảy nước mắt liên tục.

Để hạn chế những ảnh của viêm da cơ địa, khi có biểu hiện của bệnh, bạn nên điều trị sớm.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không?

Theo bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng chuyên khoa Da liễu Trung tâm Thuốc dân tộc, xét trên góc độ viêm da cơ địa bệnh học, bệnh không thể lây từ người này sang người khác ngoại trừ yếu tố di truyền từ bố mẹ sang con cái.

Bởi vì các tác nhân gây bệnh viêm da cơ địa không liên quan đến các yếu tố có khả năng lây nhiễm như vi khuẩn, virus khi tiếp xúc. Do đó, bạn có thể yên tâm rằng bệnh này không lây nhiễm, kể cả đối với viêm da cơ địa ở trẻ em, người chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân viêm da cơ địa.

Mặc dù bệnh không lây nhiễm nhưng đem lại nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn thêm những biến chứng như hen suyễn, suy hô hấp…

Cách chữa bệnh viêm da cơ địa

Điều trị viêm da địa là sử dụng các biện pháp để làm giảm ngứa và viêm và ngăn chặn các biến chứng của bệnh. Dưới đây là các loại thuốc thường dùng:

  • Kem chống ngứa: Bôi vào vùng da bị ngứa. Tuy nhiên nếu ngứa quá nặng có thể phải dùng thuốc chống dị ứng đường uống.
  • Kem dưỡng ẩm: Ngay cả khi không bị viêm da bạn cũng nên nhớ dưỡng ẩm cho da nhất là vào thời tiết hanh khô. Vì da khô, nứt nẻ rất dễ bị ngứa.
  • Kem kháng viêm: Nếu da bị mẩn đỏ và nề thì phải dùng thêm kem kháng viêm như thuốc có chứa corticoid, thuốc mỡ. Tuy nhiên loại kem này có thể làm làm da mỏng đi, dễ bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng và đổi màu da. Vì vậy bạn nên kết hợp với biện pháp khác để kiểm soát bệnh viêm da cơ địa.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu bệnh phát triển đến mức bội nhiễm hay có vết thương hở thì có thể phải dùng thuốc kháng sinh.

Bệnh càng nặng thì điều trị càng phức tạp và cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị. Việc tự ý dùng thuốc bừa bãi gây ra tình trạng nhờn thuốc khiến bệnh rất dễ tái phát.

Cách trị viêm da cơ địa tại nhà

Phần lớn cách chữa tại nhà là dùng nguyên liệu tự nhiên nên khá lành tính, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên chỉ có tác dụng giảm nhẹ 1 số triệu chứng ngứa rát ngoài da trong trường hợp viêm da nhẹ, dạng khởi phát. Bạn có thể tham khảo ngay các bài thuốc được chúng tôi tổng hợp sau đây:

1.Chữa viêm da cơ địa bằng tỏi

Thành phần của tỏi có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa các triệu chứng của các bệnh ngoài da. Sử dụng nguyên liệu này hàng ngày có thể tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân xâm hại từ bên ngoài.

Thông thường chúng ta nên mua tinh dầu tỏi được bán tại cửa hàng để bôi lên da khi có các triệu chứng của viêm da cơ địa. Nhiều bệnh nhân đã thử áp dụng và thấy khá hiệu quả.

2.Cách trị viêm da cơ địa bằng lá ổi

Cả đông y lẫn các nhà khoa học đều công nhận hiệu quả điều trị bệnh ngoài da của lá ổi. Theo các thầy thuốc đông y, lá ổi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm khá hiệu quả. Trong thành phần của lá ổi có chứa nhiều tanin có thể điều trị được nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh viêm da cơ địa.

Bạn có thể sử dụng lá ổi để chữa bệnh theo các bước như sau:

  • Lấy một nắm lá ổi tươi rửa thật sạch rồi cho vào nồi nước đun trong khoảng 20 phút cho tinh dầu tan ra trong nước.
  • Dùng nước lá ổi để uống còn phần bã là thì chà xát lên vùng da bị tổn thương.
  • Thực hiện hàng ngày sẽ thấy các biểu hiện bệnh giảm đáng kể.

3.Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định trong lá lốt có chứa các hoạt chất có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa. Lá lốt có chứa hoạt chất flavonoid, ancaloit, benzyl axetat, beta-caryophylen… có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau khá tốt

Bạn có thể dùng nguyên liệu này để chữa bệnh như sau:

  • Lấy 1 nắm lá lốt tươi rửa thật sạch.
  • Giã nát hoặc bỏ vào máy xay nát cùng 1 chút muối.
  • Vệ sinh da thật sạch rồi bôi hỗn hợp đã chuẩn bị lên da khoảng 20 phút.
  • Mỗi ngày áp dụng 1 lần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện.

4.Kinh nghiệm chữa viêm da cơ địa nhờ lá trầu không

Từ lâu, lá trầu không đã được nhiều người tận dụng để điều trị bệnh viêm da cơ địa. Theo các thầy thuốc đông y, nguyên liệu này có vị cay nồng, tính ấm có khả năng sát trùng, trừ phong, kháng khuẩn… Việc điều trị bằng nguyên liệu này được tiến hành như sau:

  • Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch rồi vò nát.
  • Vệ sinh da thật sạch rồi chà xát nhẹ lá trầu không đã vò nát lên da. Cách này giúp các tinh chất thấm vào da và phát huy công dụng điều trị.
  • Mỗi ngày áp dụng từ 2-3 lần cho đến khi khỏi bệnh.

5.Cách chữa viêm da cơ địa tại nhà bằng lá đinh lăng

Loại cây này được dân gian gọi là “cây nhân sâm dành cho người nghèo” vì có nhiều công dung điều trị bệnh mà lại rất phổ biến.

Dân gian vẫn lưu truyền bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng nguyên liệu này theo các bước như sau:

  • Lấy lá đinh lăng rửa sạch, phơi khô rồi đem bảo quản để dùng dần.
  • Mỗi lần dùng lấy khoảng 40g bỏ vào bình pha với khoảng 2 lít nước rồi đậy kín nắp trong khoảng 1 tiếng.
  • Dùng uống thay nước lọc hàng ngày

6.Cách trị viêm da cơ địa tại nhà hiệu quả với Nghệ + mật ong

Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxi hóa cao. Chính vì vậy có thể dùng nghệ để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

Related Post

Thông thường dùng tinh bột nghệ là tốt nhất vì lúc này đã loại bỏ được các tạp chất không có lợi cho da. Bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong
  • Pha các nguyên liệu đã chuẩn bị vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều và dùng trước khi ăn khoảng 30 phút.
  • Áp dụng hàng ngày sẽ thấy da có cải thiện rõ rệt không những vậy còn giúp cải thiện hoạt động của dạ dày.

Bạn cũng có thể dùng tinh bột nghệ pha với mật ong rồi bôi lên vùng da bị viêm da cơ địa. Cách này giúp tác động trực tiếp lên các tổn thương trên bề mặt da và có tác dụng tương tự như bài thuốc uống.

7.Chữa viêm da cơ địa bằng cây sài đất

Không chỉ có tác dụng trong việc điều trị rôm sảy cho bé mà cây sài đất còn được sử dụng để điều trị viêm da cơ địa.

Cách sử dụng cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy cây sài đất rửa thật sạch, vò nát rồi bôi lên vùng da bị viêm da cơ địa mỗi ngày.

8.Điều trị viêm da cơ địa đơn giản với dầu dừa

Dân gian vẫn hay truyền tai nhau cách dùng dầu dừa khi có cách triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Không chỉ có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, nguyên liệu này còn có khả năng dưỡng ẩm khá tốt.

Mỗi buổi tối bạn chỉ cần vệ sinh thật sạch rồi bôi một lớp dầu dừa mỏng lên da rồi để qua đêm. Áp dụng thường xuyên sẽ thấy da dần được cải thiện, tình trạng khô rát da sẽ giảm dần.

9.Chữa viêm da cơ địa chỉ bằng muối

Một cách chữa viêm da cơ địa tại nhà nữa mà bạn không nên bỏ qua là cách dùng muối. Đây là nguyên liệu quen thuộc có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm giúp giảm triệu chứng bệnh khá tốt.

Thông thường chúng ta nên dùng nước muối sinh lý để đảm bảo nồng độ muối không quá cao có thể làm tổn thương trên da. Mỗi ngày chỉ cần thấm nước muối sinh lý rồi đắp lên da khoảng 10 phút là đã có thể giúp tinh chất của muối tác động đến da của bạn.

Lá tắm chữa viêm da cơ địa

Nếu như điều trị bệnh bằng thuốc tây có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn thì chữa bệnh bằng lá cây lại an toàn hơn nhiều.

Để khắc phục các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa, bạn có thể áp dụng các cách điều trị từ dân gian. Tắm bằng các loại nước lá cây là một trong những biện pháp bạn nên thử

Và dưới đây là một số cách nấu nước tắm từ các thảo dược có sẵn, người bệnh có thể tham khảo và tiến hành điều trị tại nhà:

1.Lá tắm chữa viêm da cơ địa với lá khế

Lá khế là thảo dược quen thuộc và thường được dùng trong điều trị bệnh ngoài da. Lá khế có tính mát, khả năng diệt khuẩn, khử trùng và làm lành những tổn thương do viêm da cơ địa. Việc điều trị bằng nguyên liệu này được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi và 1 ít muối
  • Lá khế rửa thật sạch rồi vò nát để tinh chất của lá thoát ra ngoài.
  • Bỏ vào nồi nước đun sôi lên cùng 1 chút muối cho tinh chất của lá tan ra trong nước.
  • Đợi nước nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa. Tận dụng phần lá để chà xát lên vùng da bị tổn thương.
  • Áp dụng liên tục chỉ trong khoảng 1 tuần là sẽ thấy các biểu hiện bệnh thuyên giảm.

2.Tắm nước lá trà xanh chữa viêm da cơ địa

Trà xanh là loại cây không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Nó thường được hãm với nước sôi để uống. Sử dụng lá chè xanh thường xuyên có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như giúp thanh nhiệt, giảm lượng cholesterol…

Không chỉ thế, dùng lá trà xanh để tắm còn có thể làm giảm được các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa. Có được tác dụng này là do trong lá trà xanh có chứa các hoạt chất kháng viêm, sát khuẩn và cả các chất chống oxy hóa. Đồng thời, trà xanh còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho da.

Vì thế, dùng bột trà xanh để đắp mặt thường xuyên cũng sẽ mang đến cho bạn làn da mịn màng, trắng sáng. Để chữa viêm da cơ địa từ lá trà xanh, bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Chuẩn bị: Một nắm là trà xanh còn tươi. Lưu ý là nên chọn những búp non và tươi xanh nhất để sử dụng.
  • Đem lá trà xanh đi rửa sạch. Sau đó vò nát hoặc cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
  • Đổ lượng trà xanh vừa xay nhuyễn vào chậu nước tắm. Pha thêm nước sôi vào cho âm ấm rồi chờ khoảng 3 – 5 phút.
  • Tiếp theo, vớt bã lá trà xanh ra bên ngoài và ngâm mình vào chậu nước. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy bệnh giảm đi đáng kể.

3.Lá lốt tắm chữa viêm da cơ địa

Nếu nhắc đến danh sách các loại cây cỏ dân gian trị bệnh viêm da cơ địa thì không thể không nhắc đến lá lốt. Ngoài công dụng là loại rau ăn kèm, lá lốt còn được biết đến là loại thảo dược đa công dụng, đặc biệt là trị những bệnh lý về da.

Trong lá lốt có chứa nhiều thành phần hoạt chất như flavonoid, ancaloit, benzyl axetat,… Những thành phần hoạt chất trên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm giảm các cơn ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây nên. Phương pháp này có thể áp dụng điều trị chữa viêm da cơ địa cho trẻ em.

  • Đem một nắm lá lốt rửa sạch nhiều lần với nước sạch, tốt hơn nếu ngâm cùng với nước muối pha loãng;
  • Vớt ra để ráo rồi cho vào nồi nước (khoảng 3 lít nước lọc);
  • Đun cho đến khi lá ngả già, tắt bếp và đổ nước vào chậu để nguội dần rồi tắm;
  • Người bệnh có thể sử dụng phần lá lốt để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương để tăng công dụng cải thiện bệnh lý.

4.Tắm lá tía tô giảm ngứa do viêm da cơ địa

Theo các lương y, lá tía tô có tính ấm chứa nhiều tinh dầu có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm… giúp chữa trị các bệnh ngoài da. Các nhà khoa học tìm thấy nguyên liệu này có chứa nhiều tinh dầu periladehid, vitamin A, vitamin C… vừa giúp điều trị viêm da cơ địa vừa giúp phục hồi các tổn thương trên da.

Người ta vẫn hay dùng lá tía tô để tắm khi mắc bệnh viêm da cơ địa với các bước như sau:

  • Lấy một nắm lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 10 phút cho tinh chất của lá tan ra trong nước.
  • Pha với nước lạnh cho nguội bớt rồi dùng để tắm.
  • Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.

5.Tắm nước lá trầu không chữa viêm da cơ địa

Trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không cũng không hẳn là một gợi ý tồi. Và đây cũng chính là liệu pháp được nhiều người biết đến.

Trong lá trầu không có chứa nhiều thành phần tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng, giảm tình trạng ngứa ngáy vùng da.

  • Chuẩn bị 7 – 10 lá trầu không. Lưu ý, nên chọn những loại lá to, già, lá có màu xanh sẫm;
  • Đem toàn bộ lá trầu không rửa sạch nhiều lần với nước rồi vò sơ qua cho nát;
  • Cho toàn bộ lá vào trong nồi cùng với 2 – 3 lít nước và tiến hành đun. Đun cho đến khi lá ngả già;
  • Đổ nước ra thau, pha thêm một chút nước lạnh và có thể dùng để tắm. Dùng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương;
  • Thực hiện mỗi ngày một lần để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.

6.Tắm nước lá đơn đỏ chữa bệnh viêm da cơ địa

Đây cũng là một loại thảo dược chữa viêm da cơ địa mà chúng ta không thể bỏ qua. Lá đơn đỏ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn tía…

Từ lâu, loại cây này đã được dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau như cảm sốt, kiết lỵ, giảm đau, giúp lợi tiểu.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá đơn đỏ cũng sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh. Nếu muốn trị bệnh bằng loại thảo dược này, bạn có thể làm như sau:

  • Một nắm lá đơn đỏ.
  • Lấy lá đơn đỏ đi rửa sạch, đem vò cho nát rồi bỏ vào nồi. Cho thêm nước vào và đun sôi thật kỹ.
  • Dùng nước lá đơn đỏ vừa nấu được pha với nước lạnh để tắm. Để mang lại tác dụng tốt hơn, bạn có thể sử dụng bã của nó và chà xát thật nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm. Thực hiện liên tục khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh được giảm bớt.

7.Tắm nước lá ổi chữa viêm da cơ địa dị ứng

Lá ổi cũng là một loại lá dùng để tắm khi mắc bệnh viêm da cơ địa mà chúng ta không thể bỏ qua. Trong thành phần của lá có nhiều tinh dầu có chứa tanin pyrogalic có khả năng diệt khuẩn rất tốt.

Bạn có thể tận dụng hiệu quả của nguyên liệu này với các bước như sau:

  • Lấy một nắm lá ổi đem rửa thật sạch với muối.
  • Cho lá ổi vào nấu trong nồi nước trong khoảng 20 phút cho tính chất tan ra trong nước.
  • Pha với nước lạnh rồi dùng để tắm.

Viêm da cơ địa kiêng gì ?

Ngoài các biện pháp điều trị thì hạn chế các yếu tố khiến bệnh khởi phát cũng rất quan trọng. Nếu từng có tiền sử bị viêm da cơ địa, hay đang trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần chú ý một số điều sau:

Bệnh viêm da cơ địa kiêng gì ?

  • Không nên tắm quá lâu hàng tiếng đồng hồ. Mỗi lần tắm chỉ nên khoảng 15-20 phút. Không tắm bằng nước quá nóng gây khô da.
  • Sử dụng xà phòng hay sữa tắm dịu nhẹ an toàn cho da. Nếu thay đổi sang loại mới nên thử ở những vùng da nhạy cảm xem mình có bị dị ứng không.
  • Tránh gãi ngứa đến mức tối thiểu. Với trẻ nhỏ nên cắt móng tay và đeo bao tay để trẻ không gãi được có thể gây trầy xước da.
  • Dưỡng ẩm da hàng ngày nhất là khi thời tiết hanh khô. Đồng thời uống đủ nước để cấp nước cho da.
  • Mùa hè nên mặc quần áo thoáng mát, tránh mồ hôi.
  • Nếu viêm da cơ địa gây vết thương hở cần băng lại bằng gạc.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, giữ nhà cửa chăn chiếu sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi.
  • Hạn chế thức ăn gây dị ứng.

Bệnh viêm da cơ địa kiêng ăn gì

Về chế độ ăn uống, bệnh nhân lưu ý hạn chế các thực phẩm sau:

  • Thịt bò: Đây là thực phẩm đứng đầu trong danh sách “viêm da cơ địa kiêng ăn gì”. Bởi hàm lượng đạm cao trong thịt bò cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác sẽ khiến tình trạng viêm da cơ địa trở nên nặng hơn. Chính vì thế tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa loại thịt này trong thực đơn hàng ngày.
  • Hải sản: Các loại hải sản như tôm, ngao, mực, cua… cũng cần được hạn chế tối đa với bệnh nhân viêm da cơ địa. Do trong các loại hải sản chứa lượng lớn histamin có thể gây ra tình trạng dị ứng nghiêm trọng.
  • Dưa muối và thực phẩm lên men chua: Những món ăn này gây ảnh hưởng đến thận, làm giảm khả năng đào thải độc tố, khiến bệnh viêm da cơ địa nặng hơn.
  • Thịt gà, trứng gà: Với hầu hết các bệnh lý về da, bệnh nhân đều được khuyên nên kiêng thịt gà và trứng gà. Hai món ăn này dễ khiến vùng da viêm nhiễm xuất hiện mề đay, mưng mủ và sưng tấy.
  • Thực phẩm nhiều mỡ, cay nóng, chất kích thích: Khiến bệnh dễ tái phát và nặng hơn nên bệnh nhân viêm da cơ địa cần hạn chế tối đa.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm da cơ địa mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Dù trong gia đình không có mắc bệnh nhưng bạn không nên chủ quan vì các yếu tố môi trường cũng là nguyên nhân lớn gây bệnh. Chủ động chăm sóc và bảo vệ da là cách phòng bệnh tốt nhất. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn nhất là với những người đang phải điều trị viêm da cơ địa.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh và có làn da khỏe mạnh.

Các tìm kiếm liên quan đến viêm da cơ địa

hình ảnh viêm da cơ địa

viêm da cơ địa tái đi tái lại

viêm da cơ địa ở trẻ

hình ảnh viêm da cơ địa ở tay

viêm da cơ địa kiêng gì

cách trị viêm da cơ địa tại nhà

hình ảnh viêm da cơ địa người lớn

lá tắm chữa viêm da cơ địa

admin:
Related Post