Thoát vị đĩa đệm là gì ? nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không ? tự chữa bằng thuốc đặc trị có hiệu quả không ? Đau lưng, đau dọc sườn, tê bì chân… chỉ là một trong số những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây bại liệt nếu không sớm được điều trị. Do đó, bài viết này chúng tôi đã chia sẻ về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh sẽ điều cần thiết để kịp thời phát hiện và có phác đồ chữa trị hiệu quả.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xảy ra tại cột sống. Theo đó, đây là tình trạng đĩa đệm lệch hẳn ra vị trí bình thường, chèn ép vào đốt sống hoặc các dây thần kinh.

Bất kỳ đoạn nào của cột sống cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng thắt lưng sẽ là vị trí thường gặp hơn cả. Ngoài ra, tình trạng lệch đĩa đệm này cũng có thể xuất hiện ở đốt sống cổ gây đau vai, gáy và cánh tay.

Các giai đoạn của thoát vị địa đệm

Thông thường, thoát vị địa đệm thường trải qua 2 giai đoạn. Đó là giai đoạn đau cấp và giai đoạn chèn ép rễ.

  • Giai đoạn đau cấp: Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện khi bị chấn thương vùng cột sống hay do lao động gắng sức. Tình trạng đau sẽ tái phát khi lặp lại các hành động tương tự.
  • Giai đoạn chèn ép rễ: Sự trượt ra của địa đệm chèn ép rễ thần kinh sẽ làm xuất hiện các biểu hiện của bệnh. Lúc này các sợ vòng đã bị đứt, nhân nhầy có thể bị tuột toàn bộ ra phía sau hoặc sang bên hông.

Thoát vị đĩa đệm tiếng anh

Thoát vị đĩa đệm trong tiếng anh được gọi là Herniated Disc. Liên quan đến bệnh lý này, trong hồ sơ bệnh án thường có một số thuật ngữ khác được sử dung như:

  • Bao xơ: Annulus fiborsus.
  • Nhân nhầy: Nucleus pulposus.
  • Tủy sống: Spinal cord.
  • Cột sống: Spine.
  • Rễ thần kinh: Nerve root.
  • Trượt đĩa: Slipped disc.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Neck Herniated Disc
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng: Lumbar Herniated Disc.

Triệu chứng thoát vị địa đệm

Thực tế, đa số các trường hợp người bệnh đều tự căn cứ vào tình trạng đau lưng, đau cổ vai gáy để xác định bệnh. Tuy nhiên, thoát vị đĩa đệm còn có rất nhiều triệu chứng nên biết khác, bao gồm:

  • Suy giảm khả năng vận động: Khi đĩa đệm có tình trạng lệch ra khỏi vị trí bình thường, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc vận động. Các động tác đơn giản hư cúi, vặn người, nghiêng người không còn được thực hiện đơn giản như trước mà sẽ kèm theo cảm giác đau đớn.
  • Đau cột sống: Đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất của thoát vị đĩa dệm. Các cơn đau thường gặp ở lưng, cổ. Ban đầu âm ỉ nhưng về sau sẽ nặng hơn và hay xuất hiện hơn.
  • Hội chứng rễ thần kinh: Hiểu đơn giản là các vùng phân bố của rễ thần kinh bị ảnh hưởng. Đó có thể là vùng lân cận cột sống như hông, đùi hoặc kéo dài xuống bàn chân. Điển hình của tình trạng này là sự rối loạn cảm giác, chân tay tê bì.
  • Rễ thần kinh bị tổn thương: Dấu hiệu này dễ thấy nhất khi dùng tay ấn vào điểm đau sẽ thấy cơn đau lan dọc các dây thần kinh hông to.
  • Một số triệu chứng khác: Bao gồm các tình trạng tiểu không tự chủ, mất ăn, ngủ kém, sút cân.

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?

Cấu tạo cột sống cổ gồm 7 đốt từ C1 đến C7, giữa các đốt được nối với nhau bằng một đĩa đệm. Cột sống cổ có chức năng liên kết phần đầu cơ thể với xương sống.

Đĩa đệm gồm 3 bộ phận chính: Nhân nhầy ở giữa, bao xơ và tấm sụn. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và lệch khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép dây thần kinh tại vùng cổ, khiến người bệnh đau nhức.

Bệnh có thể xuất hiện tại bất kì đốt sống nào, trong đó thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5, C6.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ

  • Đau nhức tại vùng cổ: Cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội, tăng dần theo thời gian.
  • Đau lan xuống vùng bả vai, cánh tay, đầu và hốc mắt.
  • Tê bì, ngứa ran ở tay: Khi thoát vị chèn ép dây thần kinh, người bệnh có cảm giác tê bì cánh tay, bàn tay. Nếu chèn ép vào tủy sống, cảm giác tê ngứa lan từ vùng cổ xuống tay, chân và toàn thân.
  • Đau đầu, chóng mặt hoa mắt, đau tai, ù tai…

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì ?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng bao xơ bên ngoài bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài, lệch khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép và đau nhức.

Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp nhất là ở L4-L5 và L5-S1 do 2 đĩa đệm này là bản lề vận động trọng yếu của cột sống. Bên cạnh đó là từ yếu tố chấn thương ở những người đã bị thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa đĩa đệm liên quan đến tuổi tác.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng cột sống

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dẫn đến các triệu chứng sau:

Đau thắt lưng cấp tính

  • Thường xảy ra khi bị chấn thương hoặc khi gắng sức mang vác, bưng bê vật nặng sai tư thế (chậu hoa, xô nước, cây cảnh…).
  • Người bệnh bị đau không thể cử động được, thậm chí đi đại, tiểu tiện cũng rất khó khăn trong một thời gian, phải sử dụng thuốc giảm đau, giảm co cơ mới cử động được.

Đau mạn tính

  • Sau đợt đau cấp tính, về sau mỗi khi thực hiện gắng sức tương tự thì cơn đau lại tái phát.
  • Người bệnh khó mà thực hiện các động tác liên quan đến cột sống như: cúi, nghiêng, ngửa, xoay người.
  • Khi đã có chèn ép thần kinh, có các triệu chứng đau sẽ lan xuống chi dưới làm cho người bệnh vận động chi dưới khó khăn
  • Cơn đau tăng khi đứng, hắt hơi, đi, rặn, nếu được nằm nghỉ ngơi sẽ đỡ đau hơn.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thường do sự lão hóa. Tuy nhiên, những trường hợp nâng vật năng quá mức, sai tư thế cũng có thể khiến địa đệm bị lệch ra ngoài.

Một số nguyên nhân phổ biến khác gồm:

  • Tai nạn, va chạm mạnh ở vùng lưng, cổ.
  • Gặp phải các sang chấn không đủ mạnh nhưng tiếp diễn, lặp lại nhiều lần.
  • Ngồi sai tư thế trong thời gian dài, gập cổ, gù lưng (thường gặp ở dân văn phòng), ngủ gối quá cao…
  • Tư thế làm việc gò bó, quá gù hoặc quá ưỡn.
  • Di truyền, nếu gia đình có người mắc bệnh thì sẽ rất có nguy cơ di truyền cho thế hệ sau.
  • Người thừa cân quá mức, gây nhiều áp lực lên phần lưng dưới.

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Nếu chỉ căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng thì sẽ rất khó để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Theo đó, tại các cơ sở y tế chuyên khoa, người bệnh có thể được chẩn đoán thông qua các biện pháp sau:

Chụp X quang

Đĩa đệm là phẩn không phản quang, vì thế. Chụp X quang không thể cho kết quả chính xác về việc địa đệm có bị thoát vị hay không. Nhưng hình ảnh thu được cũng giúp xác định gián tiếp vị trí thoát vị nếu có.

Đặc biệt, một số tổn thương khác của cột sốt như trượt đốt sống, khuyết eo, mất vững cột sống cũng sẽ được xác định thông qua các tư thế chụp.

Chụp cộng hưởng từ MRI

Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có độ chính xác cao nhất hiện nay. Theo đó, căn cứ vào phim cộng hưởng, các hình ảnh trực tiếp của đĩa đệm bị thoát vị sẽ hiện thị rõ ràng cả về vị trí, số tầng và hình thái.

Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang

Được chỉ định khi người bệnh không thể chụp cộng hưởng từ. Với phương phá này, sẽ giúp các bác sĩ xác định được chính xác mức độ chèn ép, vị trí của đĩa đệm đã bị thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không ?

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp ngày càng có dấu hiệu tăng cao và trẻ hóa. Đáng lo ngại hơn, người bệnh đa phần xem nhẹ căn bệnh này và thường tự ý mua thuốc giảm đau về sử dụng mà không đến bác sĩ để kiểm tra, dẫn đến tình trạng tái đau khi ngưng dùng thuốc.

Và nguy hại hơn, tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng kèm với các tác dụng phụ cho bao tử, gan và thận, gây ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.

“Liệu có thể chữa khỏi triệt để thoát vị đĩa đệm mà không tái phát” là câu hỏi đã nhận được từ rất nhiều bệnh nhân.

Để việc điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần được tiếp cận đúng phương pháp chữa trị, cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động một cách khoa học. Phát hiện sớm và điều trị tận gốc sẽ gia tăng khả năng lành bệnh, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm cần được bác sĩ chỉ định phương pháp cụ thể sau khi đã thăm khám. Cụ thể hiện nay, theo từng giai đoạn bệnh mà đó có thể là dùng thuốc, can thiệp phẫu thuật hay áp dụng vật lý trị liệu.

Điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Hầu hết các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật tái tạo. Việc luyện tập và sử dụng thuốc theo một liệu trình nhất định sẽ làm giảm các triệu chứng bệnh chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần.

Nếu tình trạng đau vẫn tiếp tục kéo dài không giảm, bệnh nhân sẽ được chỉ định tập vật lý trị liệu để hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng của bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể.

Một số phương pháp trị liệu không dùng thuốc hoặc kết hợp dùng thuốc giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới:

  • Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): phương pháp này mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với cơn đau lưng dưới, kéo dài ít nhất 1 tháng. Lưu ý, trị liệu bằng phương pháp chiropractic với bệnh nhân bị thoát bị đĩa đệm cổ, trong một số hiếm trường hợp có thể gây ra đột quỵ.
  • Châm cứu: Làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt.
  • Massage: Giảm đau ngắn hạn cho người bị đau lưng dưới kinh niên.
  • Yoga: Kết hợp vận động thể chất, tập thở và thiền, giúp cải thiện chức năng và làm giảm đau lưng kinh niên.

Có thể dùng các phương pháp như tác động cột sống, kéo giãn cột sống trong điều trị bệnh. Ở một vài tuần đầu tiên, khi tổn thương thoát vị còn mới chưa bị xơ hóa, việc tác động cột sống làm giãn các mâm sống và dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi ra trở lại vị trí bình thường.

Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cũng cho tác dụng tương tự, chỉ định cho bệnh nhân lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Mặc áo nẹp cột sống cho tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác mạnh lên vùng cột sống tổn thương, qua đó làm giảm lực tác động lên đĩa đệm.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc

Thuốc dùng trong điều trị thoát vị đĩa đệm thường là thuốc chống viêm non – steroid, thuốc chống co cứng cơ hoặc corticoid đường uống. Phương pháp này áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ.

  • Thuốc giảm đau – kháng viêm: paracetamol, diclofenac, meloxicam…
  • Thuốc chống động kinh.
  • Thuốc giãn cơ: mydocalm, myonal… chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống.
  • Tiêm giảm đau ngoài màng cứng corticosteroids

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Đông y

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp thêm vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt hay một số thuốc Đông y phù hợp như đu đủ rượu gừng, xương rồng.

  • Sử dụng xương rồng: Thái nhỏ xương rồng, bỏ tai rồi rang với cám gạo. Tới khi nóng thì đổ thêm giấm và đảo đều vài lượt. Tiếp đó đổ hỗn hợp này ra lá chuối và để lên vị trí bị đau.
  • Sử dụng đu đủ rượu, gừng: Rượu trắng, ngải cứu và gừng được bỏ chung vào đu đủ xanh. Nướng đu đủ tới khi mềm rồi cạo bỏ vỏ rồi dầm nát đu đủ. Hỗn hợp sau khi dầm nát đắp lên vùng cột sống bị thương và cố định lại bằng khăn mềm sẽ thấy hiệu quả.
  • Rượu ngâm trị thoát vị đĩa đệm:Huyết giác 10g, Thiên niên kiện 10g, Lá thông 10g, Đại hồi 10g, Địa liền 10g, Hoa chổi xể 10g, Quế nhục 10g, Kim sương 10g, Ấu tầu 5g. Tán nhỏ tất cả các nguyên liệu ở trên rồi cho vào bình, đổ thêm 0,5 lít rượu. Ngâm khoảng 10 ngày rồi lấy rượu để xoa bóp vùng bị đau.

Giảm áp đĩa đệm qua da

Tình trạng đau đớn do địa đệm làm gia tăng áp lực lên cột sống, lên các vị trí lân cận có thể sẽ giảm bớt qua các liệu pháp giảm áp đĩa đệm qua da như:

  • Sử dụng laser.
  • Sử dụng sóng cao tần.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp cho những trường hợp chưa bị rách bao xơ, thoát vị mức độ 1, 2.

Phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật thường được chỉ định khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc các trường hợp dây thần kinh bị chèn ép cấp tính, bao xơ bị rách.

Các phương pháp phẫu thuật hiện nay hay được áp dụng bao gồm:

  • Phẫu thuật mổ mở hoặc qua ống banh để loại bỏ nhân thoát vị.
  • Phẫu thuật nội soi cột sống.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà hiệu quả với 14 bài thuốc Nam

Có nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm khác nhau nhưng tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn mà áp dụng phương pháp phù hợp.

Chỉ nên tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng các bài thuốc dân gian khi bệnh ở giai đoạn nhẹ. Khi bệnh tiến triển nặng hoặc không đáp ứng cách điều trị này thì cần được chăm sóc y tế của các bác sĩ chuyên khoa.

1.Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Related Post

Nguyên liệu: 1 nắm ngải cứu to, 3 thìa mật ong nguyên chất

Thực hiện: Lá ngải nên lấy lá già, xanh đậm, lấy cả thân, đem rửa sạch rồi cho vào cối giã nhừ, trong quá trình giã có thể thêm ít muối.

  • Bạn có thể xao nóng lên rồi đổ vào miếng vải và chườm vào vùng bị thoát vị
  • Cách khác là bạn có thể lấy ngải cứu đã nát trộn cùng với mật ong. Lọc lấy nước uống. Uống liên tục trong 1 tháng để thấy triệu chứng có cải thiện, giảm đau hiệu quả, bớt đau nhức chân tay.

2. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm với cây cỏ xước

Nguyên liệu: ý dĩ 20g, rễ cỏ xước 20g, đỗ trọng 16g, lá tốt 16g

Thực hiện: Cho tất cả vị thuốc trên cho vào nồi, sắc với khoảng 6 chén nước, đun đến khi còn 2 chén nước thì bắc ra uống, chia 2 lần trong ngày.

Dùng 2 tuần thấy giảm đau nhức đốt sống do thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

3. Tự chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà với đu đủ xanh

Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh, gừng tươi 100g, rượu ½ cốc 300ml

Thực hiện: Lựa chọn quả đu đủ xanh còn tươi, mới vặt ở cây. Dùng dao cắt ngang phần đầu, cách cuống khoảng 5cm, giữ nguyên hạt.

Gừng giã nhừ, trộn với rượu và cho vào ruột đu đủ, đậy cuống lại. Đem đu đủ nướng chín trên bếp than đến khi mềm.

Dùng vải quấn vào quả đu đủ, dùng tay bóp nhuyễn quả đu đủ rồi chườm vào vùng bị thoát vị đĩa đệm khoảng 20 phút. Kiên trì thực hiện mỗi lần 1 ngày để thấy có tiến triển tốt.

4. Thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi

Nguyên liệu: cây chìa vôi 20g, tầm gửi 20g, lá lốt 20g, cỏ ngươi 20 g, cỏ xước 30g, dền gai 20g.

Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi và sắc cùng với 2 lít nước, sắc tới khi còn khoảng 1 lít nước thì chắt ra bát uống. Uống thay thế nước uống trong ngày

Cách khác bạn có thể lấy lá và thân cây chìa vôi, giã nát rồi trộn với ít muối hạt, cho vào chảo sao nóng rồi đổ vào miếng vải và chườm vào vùng bị thoát vị đĩa đệm.

5. Bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm với cây xương rồng

Nguyên liệu: 2-3 nhánh xương rồng, 1 nắm muối hạt loại hạt to

Thực hiện: Nhổ bỏ sạch gai nhọn ở xương rồng và cho chung với muối hạt vào túi để đập giập. Hơ nóng hỗn hợp trên rồi lấy vải bọc lại để đắp lên vùng cột sống bị thoát vị đĩa đệm và lăn nhẹ cho cho đến khi hỗn hợp nguội hẳn,

Nếu bạn có thời gian thì hơ nóng thêm một lần nữa rồi lăn lên vùng thoát vị đĩa đệm. Thực hiện đều đặn phương pháp này đảm bảo bệnh của bạn sẽ cải thiện đáng kể sau vài lần thực hiện.

6. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng chuối hột

Nguyên liệu: Thân cây chuối hột đường kính 20cm, chưa ra hoa

Thực hiện: Chặt ngang thân chuối rồi dùng dao khoét lỗ trong thân. Sau đó dùng giấy nilon bọc kín đầu miệng tránh cho vi khuẩn chui vào. Sau 1 đêm, có thể dùng ống để hút nước tiết ra từ thân chuối hột.

7. Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà từ bưởi, chanh và ngải cứu

Nguyên liệu: vỏ chanh phơi khô 1kg, lá ngải cứu phơi khô 200g, vỏ bưởi phơi khô, 2-3 lít rượu trắng.

Thực hiện: Sao khô hỗn hợp vỏ chanh, ngải cứu và vỏ bưởi rồi ngân cùng với rượu. Ngâm khoảng 1 tháng thì có thể dùng, mỗi ngày uống 1 cốc nhỏ giúp giảm đau nhanh chóng.

8. Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm từ củ nghệ

Nghệ là một trong những thảo dược được đánh giá là có khá nhiều tác dụng trong y học, trong đó điều trị thoát vị đĩa đệm là một trong những tác dụng vượt trội của nghệ.

Bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm từ củ nghệ sẽ giúp các cơn đau ở người bệnh được thuyên giảm nhanh chóng, hạn chế tình trạng xẹp đĩa đệm, phình đĩa đệm hoặc đĩa đệm bị khô.

Thực hiện: Đầu tiên, bạn đem nghệ tươi đi rửa thật sạch. Sau đó cho 2 nguyên liệu vào trong cối giã cho nát.

Cho toàn bộ hỗn hợp vừa giã xong vào trong túi vải vắt lấy nước rồi hâm nóng để uống. Thực hiện liên tục khoảng từ 1- 2 tuần mỗi ngày 2 lần.

9. Bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm từ hạt cải bẹ trắng và giấm

Sự kết hợp giữa cải bẹ trắng và giấm sẽ tạo ra một bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm cực kì hiệu quả. Đây được ví như bài thuốc 2 trong 1 khi các thành phần của hạt cải bẹ trắng và giấm đều có tác dụng xoa dịu những cơn đau ở người bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thực hiện: Người bệnh hòa hạt cải bẹ trắng với giấm đem giã cho nát, sau đó sử dụng hỗn hợp vừa thu được thoa lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm 3 lần/ ngày. Dùng tay massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút sẽ giúp giảm đau nhanh chóng nếu như áp dụng thường xuyên.

10. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm từ mướp hương

Từ lâu lá mướp hương đã được biết tới là một trong những thần dược giúp giảm sưng, giảm đau khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp.

Thực hiện: Bạn sử dụng 5 – 7 lá mướp hương rửa sạch, sau đó giã cùng với muối hột. Đắp hỗn hợp này lên vị trí đau nhức trong vòng 1 tuần, nên thực hiện 2 lần/ ngày để việc trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả nhất!

11. Công dụng của cỏ lông trắng và cỏ vôi

Đem cả hai loại cỏ này rửa sạch, sau đó giã cùng với muối. Cho toàn bộ hỗn hợp vừa thu được đắp trực tiếp vào vùng bị đau, sử dụng vải cuốn lại và để qua đêm.

Chỉ cần thực hiện bài thuốc này trong vòng 3 đêm là người bệnh sẽ cảm nhận sự thay đổi một cách bất ngờ.

12. Mật ong và bột quế

Pha 2 thìa mật ong vào cốc nước nóng và thêm 1 muỗng nhỏ bột quế, khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày. Uống thường xuyên có tác dụng chữa đau nhức, viêm xương khớp mãn tính rất hiệu quả.

13. Đu đủ và mễ nhân sống

Lấy mỗi nguyên liệu khoảng 30 g. Rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho đến khi mễ nhân chín mềm, thêm ít đường trắng và uống đều đặn mỗi ngày giúp giảm đau nhức xương khớp vùng lưng.

14. Mật ong và bột quế

Quế có chứa thành phần cinnamaldehyde giúp giảm viêm khớp. Khi bị viêm xương khớp, thoái hóa cột sống làm căng cứng các khớp, làm chậm lưu thông máu và sản sinh ra arachidonic, một axit béo gây viêm.

Cinnamaldehyde ngăn chặn sự giải phóng axit này và làm giảm viêm ở khớp, do đó làm giảm đau
Bên cạnh đó, quế còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, mất xương và ngăn ngừa tổn thương mô ở khớp

Thực hiện: Lấy một cốc nước nóng, thêm một thìa mật ong và ½ thìa bột quế. Khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

Trước khi áp dụng các bài thuốc, cách chữa ở trên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, căn cứ vào tình trạng bệnh để điều trị hiệu quả nhất.

Phòng ngừa thoát vị địa đệm

Những đau đớn, bất tiện do thoát vị địa đệm gây ra sẽ được phòng ngừa đơn giản mà hiệu quả với những chú ý dưới đây.

  • Làm việc, sinh hoạt đúng tư thế: Chú ý ngồi, nằm đúng tư thế, nâng vật nặng bằng lực từ chân chứ không phải từ lưng, không nên ngồi lâu, thay đổi tư thế thường xuyên.
  • Luyện tập thể dục, thể thao: Tích cực tập luyện, vận động cơ thể với cường độ vừa phải sẽ giúp xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bổ sung nhiều canxi, vitamin hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có hại cho xương khớp như nội tạng, thịt đỏ và tránh xa các chất kích thích.

Lời kết

Tin rằng với những thông tin liên quan tới thoát vị đĩa đệm mà chúng tôi tổng hợp ở trên, bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức cần thiết. Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn tới bại liệt nếu không sớm điều trị. Do đó, hãy vận động vừa phải, sinh hoạt điều độ đúng tư thế để cột sống luôn mạnh khỏe nhé!

Các tìm kiếm liên quan đến thoát vị đĩa đệm

tự chữa thoát vị đĩa đệm

cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà

thoát vị đĩa đệm triệu chứng

thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm

nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

thoát vị đĩa đệm có chữa được không

thoát vị đĩa đệm bệnh học

thoát vị đĩa đệm cổ

admin:
Related Post