Bị nổi mề đay ở mặt liên tục có sao không ? Cách trị nổi mề đay ở trẻ em tại nhà hiệu quả ? Theo thống kê của Bộ y tế, ở Việt Nam cứ 100 người thì có đến 20 người bị nổi mề đay. Điều trị bệnh triệt để không khó, quan trọng nhất là bạn phải xác định được nguyên nhân và biết cách phòng ngừa. Đây là mục tiêu hàng đầu mà chúng tôi muốn giúp bạn đạt được trong nội dung bài viết này.
Bị nổi mề đay liên tục – Căn bệnh dễ khiến con người nổi điên
Từ ngày Hà Nội chuyển mùa, anh Đức (32 tuổi, Long Biên, HN) thường xuyên bị nổi mề đay. Mặt và toàn thân nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy thành tảng. Càng gãi, da càng tấy đỏ, bong tróc khiến cơn ngứa dữ dội hơn. Dùng thuốc bệnh có hết nhưng thời tiết thay đổi lại tái phát. Điều này khiến anh gặp rất nhiều phiền toái.
Tương tự như anh Đức, chị Hải Anh (27 tuổi, Hải Dương) cũng bị nổi mề đay thường xuyên từ sau khi sinh con. Do cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ nên chị không dám điều trị bằng kháng sinh. Việc khắc phục chủ yếu là lấy lá khế, mướp đắng hoặc chanh đun với nước để tắm. Tình trạng không mấy thuyên giảm khiến chị đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu. Sức khỏe giảm sút đáng kể.
Câu chuyện mà anh Đức và chị Hải Anh gặp phải cũng là phiền toái chung của rất nhiều người.
Nổi mề đay là bệnh gì?
Để giải đáp thắc mắc: “Nổi mề đay là bệnh gì”, bác sĩ chuyên khoa Trần Thúy Vân cho biết: “Mề đay là một dạng phát ban do dị ứng. Khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng, các mao mạch trên da sẽ giải phóng hoạt chất trung gian Histamin gây ngứa ngáy, nổi mẩn.
Ban đầu, mề đay ở dạng nhẹ sẽ tự hết khi ngưng tiếp xúc với chất gây dị ứng. Nhưng nếu dị ứng lặp lại nhiều lần, mề đay xuất hiện sẽ dày đặc hơn thậm chí kèm theo sốc phản vệ.”
Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị nổi mề đay. Tuy nhiên, thường gặp nhất là trẻ em và phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh. Những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng kém cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Tìm hiểu triệu chứng nổi mề đay
Triệu chứng nổi mề đay được chia thành 2 giai đoạn chính là cấp tính và mãn tính.
- Giai đoạn cấp tính: Mề đay xuất hiện chỉ vài giờ hoặc vài ngày. Lâu nhất cũng chỉ dưới 6 tuần. Các triệu chứng bùng phát đột ngột rồi tự biến mất.
- Giai đoạn mãn tính: Tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần kèm theo những biến chứng nặng nề. Bệnh ngắt quãng từng đợt.
Tuy rằng chia làm 2 giai đoạn như vậy nhưng nhìn chung, biểu hiện nổi mề đay vẫn có những điểm tương đồng. Cụ thể như sau:
- Nổi mẩn đỏ, sưng phù: Bề mặt da xuất hiện nhứng nốt mẩn đỏ với hình dáng đa dạng. Có thể là tròn, nhẫn hoặc hình bản đồ. Ban đầu chúng chỉ mọc rải rác ở 1 vùng nhưng sau đó các nốt mẩn nhiều dần, tập trung thành tảng lớn và lan ra toàn thân.
- Ngứa ngáy: Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu tại vùng da bị mẩn đỏ. Càng gãi, cơn ngứa càng gia tăng. Đặc biệt, cảm giác ngứa sẽ dữ dội hơn vào chiều và đêm.
- Da vẽ nổi: Khi bị nổi mề đay, nếu bạn dùng vật đầu tù vạch nhẹ lên da. Sau vài phút trên da sẽ nổi lên đúng hình dạng bạn vừa vạch trước đó. Hiện tượng này do ma sát gây nên.
- Phù mạch: Nổi mề đay xuất hiện đột ngột có thể khiến niêm mạc da bị căng phồng. Hiện tượng này thường gặp ở những vùng da mỏng như: Môi, mắt, lưỡi, thanh quản, bộ phận sinh dục, …
- Triệu chứng khác: Một số triệu chứng khác mà bạn có thể gặp phải khi bị nổi mề đay là: Mệt mỏi, tiêu chảy, môi và mắt sưng phù, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, …
Hình ảnh nổi mề đay
Hình ảnh nổi mề đay ở tay
Hình ảnh dị ứng nổi mề đay ở lưng
Hình ảnh nổi mề đay ở mặt
Nổi mề đay ở chân
Nguyên nhân nổi mề đay
Qua khảo sát, các nhà khoa học nhận thấy có 6 nhóm nguyên nhân nổi mề đay thường gặp nhất. Việc xác định đúng nguyên nhân nổi mề đay sẽ giúp bạn đưa ra hình thức phòng ngừa hoặc điều trị phù hợp.
- Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân nổi mề đay thường gặp nhất. Chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Cơ thể chưa kịp thích ứng sẽ ngay lập tức nổi mề đay.
- Do di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bố mẹ bạn thường xuyên bị nổi mề đay, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải rắc rối này.
- Dị ứng thực phẩm: Mỗi người sẽ dị ứng với một nhóm thực phẩm khác nhau. Có người là hải sản, có người lại là các loại đậu, … Để tránh nổi mề đay do thực phẩm, bạn hãy hạn chế sử dụng những thực phẩm từng gây dị ứng trước đó.
- Tiếp xúc với dị nguyên như khói bụi, phấn hoa, lông động vật, …
- Do bệnh lý về gan: Khi gan bị tổn thương, khả năng đào thải chất độc sẽ bị suy giảm. Đây là lý do giải thích vì sao những bệnh nhân này dễ bị nổi mề đay hơn người khỏe mạnh.
- Ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ nổi mề đay nếu bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc. Hoặc dùng thuốc quá liều, sai cách.
Nổi mề đay có lây không?
Hầu hết người bệnh khi mắc nổi mề đay đều lo lắng, sợ hãi không biết nổi mề đay có lây không. Khi mình mắc bệnh những người thân trong gia đình có bị ảnh hưởng gì không, có cần cách ly không.
Theo các chuyên gia y tế, nổi mề đay là bệnh ngoài da không phải bệnh truyền nhiễm do đó không lây nhiễm chéo. Bạn không cần cách ly với bất cứ ai cả.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng bệnh có tính di truyền. Nếu bạn thường xuyên mắc phải bệnh này, con cái đời sau của bạn rất có thể cũng sẽ bị đôi chút ảnh hưởng.
Nổi mề đay có nguy hiểm không?
Nổi mề đay có nguy hiểm không là một trong những vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm, tìm hiểu.
Trên thực tế, để xét về mức độ nguy hiểm của bệnh cần nắm được bệnh đang ở giai đoạn nào.
- Trường hợp nổi mề đay giai đoạn cấp tính, các triệu chứng bệnh chỉ dừng lại ở mức khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy, đau rát. Khuôn mặt, cơ thể mất đi tính thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti. Công việc và cuộc sống do đó cũng bị ảnh hưởng đáng kể.
- Trường hợp nổi mề đay giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn này, bệnh nổi mề đay sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Cụ thể như: Phù mạch, nhiễm trùng da, khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ…Đặc biệt, sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Dị ứng nổi mề đay có được tắm không?
Nhiều người cho rằng, khi bị dị ứng nổi mề đay thì phải kiêng tắm để tránh nốt mề đay lan sang vùng da khác. Điều này liệu có đúng không? Dị ứng nổi mề đay có được tắm không?
Các chuyên gia cho rằng, nổi mề đay là do da tiếp xúc với nguồn gây dị ứng. Do đó, để khắc phục tình trạng dị ứng này, ngoài việc tránh xa tác nhân gây dị ứng còn phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Có như vậy, các chất bụi bẩn, mồ hôi, da chết, vi khuẩn có hại trên da mới được loại bỏ. Tình trạng nổi mề đay nhờ đó mới được thuyên giảm.
Một số lưu ý khi tắm dành cho bệnh nhân bị nổi mề đay như sau:
- Nên tắm bằng nước ấm.
- Chỉ tắm ở nơi kín gió, tránh gió lùa.
- Không sử dụng hóa chất, sữa tắm, nước thơm khi cơ thể đang bị dị ứng nổi mề đay.
- Không gãi hoặc dùng khăn chà xát mạnh lên da để tránh da bị tổn thương, trầy xước.
- Sau khi tắm, dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng cho cơ thể được khô ráo.
Bệnh mề đay có tự khỏi được không?
Bệnh mề đay có tự khỏi được không phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh và sức khỏe của từng người.
Nếu bệnh nhân bị mề đay cấp tính, có sức khỏe tốt, ăn uống và sinh hoạt khoa học thì bệnh có thể tự biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, người bệnh bị mề đay mãn tính, sức đề kháng kém thì bệnh không thể tự khỏi, cần phải dùng thuốc để điều trị dứt điểm.
Dù là giai đoạn cấp tính hay mãn tính, bệnh mề đay đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Do đó, thay vì chủ quan, coi thường để bệnh tự khỏi các bạn nên tham khảo cách khắc phục. Trường hợp nhẹ có thể thực hiện các bài thuốc dân gian tại nhà. Trường hợp nghiêm trọng hơn hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Tránh để bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Dị ứng nổi mề đay kiêng gì?
Dựa vào nguyên nhân gây nổi mề đay, chúng ta có thể phần nào giải đáp dị ứng nổi mề đay kiêng gì. Chúng tôi có một số gợi ý dành cho bạn như sau:
- Kiêng sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng. Đặc biệt là các loại hải sản, các loại đậu, …
- Hạn chế tối đa việc tiêu thụ các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.
- Tránh tắm nước nóng vì da sẽ dễ bị tổn thương hơn.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu đạm như thịt bò, sữa, thịt gà, …
- Không tùy tiện dùng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Không sử dụng những sản phẩm hóa chất không rõ nguồn gốc xuất xứ như: Dầu gội, sữa tắm, bột giặt, nước xả vải, bao cao su, băng vệ sinh, …
- Hạn chế tiếp xúc với phấn hoa, chó mèo, …
- Sử dụng khẩu trang, khăn che mặt, găng tay, … khi đến những nơi có nguồn nước, không khí bị ô nhiễm.
Cách trị nổi mề đay tại nhà
Lá khế, kinh giới, gừng tươi, mướp đắng, lá trà xanh, … là cách trị nổi mề đay tại nhà bằng dân gian được nhiều người ưa chuộng. Tuy rằng, chúng không thể ngay lập tức trị khỏi nốt mề đay như thuốc Tây Y nhưng vẫn có tác dụng giảm ngứa, dịu da hiệu quả. Với trẻ nhỏ, mẹ bầu, phụ nữ sau sinh, đây chính là những bài thuốc an toàn và hữu ích nhất.
Dùng gừng tươi chữa nổi mề đay
Gừng tươi bạn chọn củ già để có nhiều tinh dầu. Gừng này đem rửa sạch, gọt vỏ, đập giập hoặc thái sợi. Tiếp đó, bạn đem gừng trộn cùng giấm, đường phèn và nửa lít nước. Đun sôi 5 phút, tắt bếp. Nước gừng uống khi còn ấm rất tốt.
Nếu không có nhiều thời gian, bạn chỉ cần dùng gừng tươi thái mỏng hoặc cắt sợi hòa cùng nước nóng và 1 thìa mật ong. Uống khi còn ấm. Ngày dùng 2-3 lần.
Trị nổi mề đay tại nhà bằng lá kinh giới
Lá kinh giới ngoài là rau sống còn có thể dùng để chữa nổi mề đay cực hữu ích. Bạn dùng lá kinh giới rửa sạch, chà xát lên vùng da bị mề đay. Cơn ngứa sẽ nhanh chóng được làm dịu.
Bài thuốc chữa nổi mề đay từ lá tía tô
Lá tía tô là một trong những vị thuốc nam chữa nổi mề đay hiệu quả. Rất nhiều người giảm hẳn ngứa rát, đau đớn khi sử dụng bài thuốc này. Cách thực hiện khá đơn giản. Bạn có thể dùng lá tía tô đun nước uống, dùng lá tía tô đun nước tắm hàng ngày hoặc chà xát lá tía tô lên vùng da nổi mề đay.
Mẹo chữa mề đay bằng lá khế
Nếu trong vườn nhà bạn có lá khế, hãy tận dụng ngay loại lá này chữa nổi mề đay nhé. Bạn dùng 1 nắm lá khế đem rửa sạch rồi đun sôi với nước. Đem nước này pha nước tắm hàng ngày, các nốt mề đay sẽ không cánh mà bay nhanh thôi.
Lá trà xanh chữa dị ứng nổi mề đay an toàn, hiệu quả
Lá trà xanh có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Nếu bạn dùng lá trà xanh đun nước uống hàng ngày kết hợp lá trà xanh đun nước tắm, đảm bảo bệnh nổi mề đay sẽ được cải thiện đáng kể.
Điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y
Tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ thường cho người bệnh điều trị nổi mề đay bằng thuốc Tây y dạng uống hoặc bôi. Dưới tác dụng của thuốc, tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn sẽ được giảm thiểu nhanh chóng.
Các loại thuốc Tây y thường được kê để trị dị ứng, mề đay mẩn ngứa gồm:
- Thuốc kháng Histamin: Cetirizine, Fexofenadine, Hydroxyzine, Loratadine…
- Thuốc Corticoid: Triamcinolone, Betamethasone, Hydrocortisone, Fluocinolone…
- Thuốc bôi ngoài da, thuốc chống mẫn cảm.
Cách chữa bệnh dị ứng, nổi mề đay ở trẻ an toàn, không tái phát?
Trong trường hợp nổi mề đay mới phát tác, trẻ bị ngứa nhẹ và hơi sốt, các loại thuốc hạ sốt, kháng histamine;corticoid dạng bôi hoặc tiêm…thường được kê đơn tuy nhiên không an toàn với trẻ nếu lạm dụng.
Thuốc trị mề đay cho trẻ em chỉ sử dụng ngắn ngày, theo hướng dẫn của bác sĩ
Ngoài cách chữa nổi mề đay dị ứng ở trẻ bằng y học hiện đại, trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc thảo dược có tác dụng giảm ngứa, hạ sốt hiệu quả tại nhà như chè xanh, lá khế, lá hẹ, kinh giới…
Nổi mề đay ở trẻ em – nên tắm bột yến mạch
Viện da liễu của Mỹ khuyến cáo nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, nhưng giới hạn chỉ tắm trong 10 phút và thêm yến mạch vào nước. Việc làm này sẽ làm giảm thêm ngứa và tránh dùng các loại sữa tắm tạo bọt.
Sau khi tắm, hãy làm ẩm da của con bằng kem dưỡng và mặc quần áo thoải mái.
Bạn cũng nên điều chỉnh nhiệt độ trong nhà. Khi quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ làm tình trạng mề đay trầm trọng thêm.
Hãy lưu lại tất cả những lưu ý này, để phòng trường hợp bé bị tái phát. Ghi chép cẩn thận thời điểm trẻ phát ban, trước đó bé đã ăn gì, tiếp xúc với cái gì, điều này sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ dị ứng lại ở trẻ.
Cách điều trị mề đay ở trẻ em – Không để cho trẻ gãi
Bạn nên giúp trẻ cố gắng tránh gãi. Khi trẻ gãi, dị ứng nguyên có thể lan ra và khiến triệu chứng trầm trọng hơn hoặc gây ra các vấn đề khác, bao gồm cả nhiễm trùng da.
Nếu tái phát, hãy liên hệ bác sĩ
Nếu con bạn tiếp tục nổi mề đay, hãy liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ muốn biết cụ thể về những triệu chứng đã xảy ra, bao gồm cả việc bé đã sử dụng những loại thuốc nào. Nên gọi cho bác sĩ nếu vết mề đay hoặc chỗ sưng kéo dài hơn 24 giờ và không thay đổi.
Dựa vào những thông tin được cung cấp, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm, kê toa các thuốc kháng histamin.
Lời kết:
Nổi mề đay là bệnh không hề đơn giản. Do đó, việc chủ động phòng ngừa, điều trị sẽ giúp người bệnh giảm thiểu những nguy hại khôn lường. Hy vọng, những chia sẻ của chúng tôi nêu trên đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm quý giá.
Các tìm kiếm liên quan đến nổi mề đay
bị nổi mề đay liên tục
nổi mề đay kiêng gì
cách trị nổi mề đay tại nhà
nổi mề đay có lây không
hình ảnh nổi mề đay
nổi mề đay ở trẻ em
cách chữa dị ứng nổi mề đay tại nhà
nổi mề đay có nguy hiểm không