Cây đinh lăng: 10+ bài thuốc chữa bệnh, làm đẹp, ngâm rượu từ rễ, thân, lá

Cách sử dụng cây đinh lăng như thế nào ? Cây đinh lăng ngâm rượu uống có tốt không ? Ở Việt Nam, cây đinh lăng được ví như “nhân sâm dành cho người nghèo”. Từ rễ cho đến thân, lá đều là bài thuốc thập toàn đại bổ. Nếu biết cách chế biến, các bạn có thể tận dụng tối đa dược tính của cây đinh lăng. Vừa giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, vừa an toàn, hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về điều này nhé!

Giới thiệu tổng quan về cây đinh lăng

Cây đinh lăng được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các làng quê. Hầu như gia đình nào cũng trồng 1 cây đinh lăng trong vườn nhà, chậu cảnh bởi chúng mang lại quá nhiều công dụng hữu ích.

1.Tên gọi

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa thuộc họ nhân sâm.

Trong dân gian, loại cây này còn được gọi với một số tên khác như: Cây gỏi cá, nam dương sâm.

2.Đặc điểm cây đinh lăng

Để nhận diện cây đinh lăng, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau đây:

  • Đinh lăng thuộc loại cây bụi, thân nhỏ màu nâu xám. Vỏ cây nhẵn, không có gai.
  • Chiều cao của cây chỉ dao động từ 1,5 – 2m.
  • Loại cây này ưa sáng, chịu hạn tốt. Tuy nhiên rất dễ chết nếu bị ngập úng lâu ngày.
  • Lá cây có hình tam giác nhọn, viền răng cưa, chiều dài từ 20- 40cm, quanh năm xanh tốt.
  • Hoa đinh lăng thường có màu trắng, kích thước nhỏ, mọc thành cụm ở đầu ngọn. Loại hoa này có khả năng sinh sản lưỡng tính.
  • Quả đinh lăng màu xanh nhạt, hình bầu dục. Trên vỏ quả có những chấm tròn. Đỉnh quả có vòi nhụy.

3.Tính vị

Theo Đông y, đinh lăng là loại dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát.

4.Thành phần hóa học

Nghiên cứu cho thấy, cây đinh lăng chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng và hữu ích. Cụ thể:

  • Chứa tới 8 loại saponin oleaneane tương tự nhân sâm.
  • Hội tụ 20 loại axit amin thiết yếu của cơ thể. Điển hình như: methionin, lyzin, cystein.
  • Cùng với đó là rất nhiều vitamin B1, B2, B6 và C.
  • Một số thành phần khác: alkaloid; glycoside; phytosterol; tanin; acid hữu cơ; các nguyên tố vi lượng, 21,1% đường, …

5.Thu hái- sơ chế

Đinh lăng đặc biệt ở chỗ, tất cả các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng được. Dù là rễ, thân, lá cho đến hoa, không phải bỏ đi thứ gì.

Để chọn cây đinh lăng làm thuốc, thường họ sẽ chọn cây đã được trồng từ 3 năm trở nên. Thời điểm thu hoạch lý tưởng nhất là vào mùa thu. Đinh lăng sau đó sẽ được rửa sạch, thái nhỏ để phơi hoặc sấy khô.

Tuyệt đối không để đinh lăng ở nơi ẩm ướt vì thành phẩm thu được có thể bị mốc hoặc biến chất. Không tốt cho sức khỏe.

6.Cây đinh lăng có mấy loại

Đọc đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc, vì sao cây đinh lăng mà họ từng nhìn thấy mỗi lúc lại có hình dạng khác nhau. Rốt cuộc cây đinh lăng có mấy loại?

Trên thực tế, đinh lăng có tới 7 loại khác nhau. Trong đó có duy nhất 1 loại dùng làm dược liệu còn 6 loại khác chỉ dùng làm cảnh. Phải nhìn kỹ, chúng ta mới có thể nhận biết được.

  • Đinh lăng lá nếp (hay Nam sâm dương): Thân nhẵn. Lá nhỏ và hơi xoăn. Rế chùm, nhiều và mềm. Trồng càng lâu năm, rễ càng phát triển thành củ lớn. Đây là loại cây duy nhất có giá trị dược liệu.
  • Đinh lăng lá tẻ: Thân xù xì, vỏ thân mỏng. Lá to. Rễ ít và cứng. Dù trồng lâu năm thì rễ cũng không thể phát triển thành củ to được.
  • Đinh lăng lá răng: Lá cây có hình răng cưa, thân màu xám trắng. Do kích thước nhỏ nên loại cây này thường được dùng làm cảnh là chính.
  • Cây đinh lăng lá tròn (hay đinh lăng vỏ hến): Lá có dạng tròn. Mép lá có màu trắng và phần trong màu xanh.
  • Đinh lăng lá vằn: Mép lá trắng, bên trong màu xanh có gân cưa dài như cánh hoa.
  • Đinh lăng mép lá bạc (hay đinh lăng trổ, đinh lăng viền bạc): Do có vẻ ngoài bắt mắt nên loại cây này thường được sử dụng để làm bonsai.
  • Đinh lăng đĩa: Đúng như tên gọi của cây, loại lá này có kích thước to như chiếc đĩa. Tuy nhiên, khá hiếm gặp.

Tác dụng của cây đinh lăng

Từ dân gian, Đông y cho đến y học hiện đại đều công nhận về tác dụng của cây đinh lăng.

1.Công dụng của rễ – củ cây đinh lăng

Nếu như ở những loại cây khác, rễ thường bị bỏ đi hoặc làm củi đun thì ở đinh lăng, đây lại là bộ phận có rất nhiều tác dụng. Đinh lăng càng trồng lâu năm, bộ rễ càng phát triển và có giá trị lớn.

Rễ cây đinh lăng có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh phế, tỳ, thận.  Trong rễ cây chứa nhiều hoạt chất, vitamin và acid amin. Do đó, công dụng của rễ cây đinh lăng khá đa dạng.

Ngâm rượu bằng rễ cây đinh lăng giúp bồi bổ sức khỏe

Đinh lăng mọc lâu năm, rễ sẽ phát triển thành củ lớn với hình dáng đa dạng, bắt mắt. Thêm vào đó, bộ rễ này còn giúp mát gan, giải độc, chống viêm, tăng cường tuổi thọ … Đây là lý do vì sao mà các quý ông luôn muốn sở hữu ít nhất 1 bình rượu rễ đinh lăng trong nhà.

Chữa suy nhược cơ thể bằng rễ cây đinh lăng

Trong cuộc sống, dù chúng ta có cẩn thận đến đâu cũng khó tránh khỏi những lúc sức khỏe bị sa sút. Khi này, ngoài việc nghỉ ngơi điều độ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì bài thuốc từ rễ cây đinh lăng cũng là một sự lựa chọn lý tưởng.

Nguyên liệu cần có gồm: Rễ đinh lăng tươi 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Đem cắt nhỏ tất cả các vị rồi đổ ngập nước. Sắc lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày.

Nước sắc từ rễ đinh lăng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sốt, đau đầu, tức ngực, ho, háo nước, … Hơn nữa lại dễ làm, lành tính, tiết kiệm.

Rễ đinh lăng chữa rối loạn cương dương

Stress, lười vận động, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, nghiện thủ dâm, lạm dụng bia rượu chất kích thích, … khiến nam giới có nguy cơ cao mắc rối loạn cương dương. Bên cạnh việc loại bỏ những thói quen xấu nêu trên, nam giới có thể nhờ đến rễ cau để cải thiện tình hình.

Cách thực hiện có đôi chút phức tạp hơn so với các phương pháp nêu trên. Bạn cần chuẩn bị: Rễ đinh lăng, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Đem tất cả nguyên liệu sắc uống ngày 1 thang.

Càng kiên trì sử dụng hiệu quả mang lại càng cao.

Bài thuốc chữa thiếu máu từ rễ cây đinh lăng

Rễ đinh lăng, mỗi vị 100g, 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

2.Giá trị của thân cây đinh lăng

Nghiên cứu cho thấy, giá trị của thân cây đinh lăng là rất lớn. Nếu biết chế biến đúng cách, các bạn có thể biến chúng thành bài thuốc quý giá.

Chữa đau lưng mỏi gối nhờ thân cây đinh lăng

Hoạt động nhiều, vận động quá sức, thay đổi thời tiết, tuổi tác, … khiến chúng ta thường xuyên bị đau lưng, mỏi gối. Để khắc phục tình trạng này, các bạn có thể dùng thân cây đinh lăng sắc lấy nước uống hàng ngày.

Nếu có điều kiện, các bạn có thể kết hợp thân đinh lăng cùng rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo.

Giải độc, bồi bổ từ rượu ngâm thân cây đinh lăng

Rượu ngâm từ thân đinh lăng không chỉ thơm ngon, giải độc mà còn có thể tăng cường sức dẻo dai cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Những người thường xuyên vận động, chơi thể thao…sử dụng rượu đinh lăng sẽ giúp cải thiện thể trạng cơ thể, giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp ăn ngon, ngủ say.

3.Lá cây đinh lăng chữa bệnh gì?

Lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng, tính mát. Loại lá này có thể dùng được cả ở dạng tươi và dạng khô. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà cách chế biến có một chút thay đổi.

Dưới đây là một số gợi ý mà chúng tôi dành cho bạn.

Dùng nước lá đinh lăng bồi bổ cho sản phụ sau sinh

Lá đinh lăng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Nếu bạn hoặc gia đình bạn có người mới sinh nở, sức khỏe đang hao hụt có thể dùng lá này bồi bổ.

  • Nấu canh bằng lá đinh lăng: Nấu canh thịt, cá, xương, … khi chín thì cho lá đinh lăng vào. Ăn khi còn nóng.
  • Uống nước lá đinh lăng: Lá đinh lăng đem rửa sạch, đun cùng 1 lít nước. Uống trong ngày thay nước lọc.

Chữa tắc tia sữa, mất sữa bằng lá đinh lăng

Tắc tia sữa, mất sữa là nỗi ám ảnh của hầu hết phụ nữ sau sinh. Thay vì bỏ ra rất nhiều tiền mua sản phẩm lợi sữa hoặc thuê người thông tắc sữa. Các mẹ có thể tận dụng ngay những chiếc lá đinh lăng trong vườn nhà để khắc phục.

Related Post

Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

  • Sắc nước lá đinh lăng. Bạn dùng 40g lá đinh lăng rửa sạch, sắc cùng 300ml nước. Đun sôi chừng 5 phút thì tắt bếp. Uống ngay khi nước còn đang ấm để tránh lạnh bụng.
  • Nấu cháo lá đinh lăng: Gạo nếp nấu chín kỹ cho thêm lá đinh lăng, đun sôi lại thì tắt bếp, dùng nóng.

Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng có tác dụng lưu thông và ổn định khí huyết, chữa rối loạn kinh nguyệt, tăng sức đề kháng. Do đó thường được phụ nữ mắc rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh ưa chuộng.

Ngoài việc dùng lá đinh lăng ăn sống, chị em có thể dùng lá cây sắc lấy nước uống thay nước lọc. Kiên trì sử dụng trong suốt thời gian hành kinh để có được hiệu quả tốt nhất.

Lá đinh lăng giúp ngăn ngừa dị ứng

Lá đinh lăng có khả năng chống dị ứng và giải độc. Nếu bạn thuộc nhóm người có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên bị dị ứng khi thay đổi thời tiết, vậy thì lá đinh lăng chính là cứu tinh dành cho bạn.

Để ngăn ngừa dị ứng bằng lá đinh lăng, các bạn có thể dùng một nắm lá rửa sạch đem hãm với nước sôi. Sau khi dùng hết nước đầu, cho tiếp 1 lượt nước sôi nữa và sử dụng. Uống ấm sẽ tốt hơn khi uống lạnh.

Trị đau lưng do thời tiết chỉ với 1 nắm lá đinh lăng

Người già sợ nhất là thay đổi thời tiết. Bởi lẽ, khi này xương khớp toàn thân đều đau mỏi rã rời. Dân gian ta có bài thuốc từ lá đinh lăng vô cùng hữu hiệu giúp người già khắc phục tình trạng này.

Nguyên liệu cần có là 1 vài lá đinh lăng, cam thảo, cúc tần, rễ cây xấu hổ. Bạn đem rửa sạch tất cả rồi cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Chia làm 3 lần uống liên tiếp trong 5 ngày.

Chữa ho dai dẳng lâu ngày bằng lá đinh lăng

Thành phần lá đinh lăng chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường sức đề kháng. Do đó, đối với trường hợp bị ho dai dẳng lâu ngày, loại lá này hoàn toàn có thể giúp bạn cải thiện.

Tùy theo điều kiện mà bạn có thể sử dụng lá đinh lăng tươi hoặc khô tùy ý. Đem lá rửa sạch rồi sắc với nước là có thể sử dụng. Hãy kiên trì áp dụng nhé.

Làm lành vết thương nhờ lá đinh lăng giã nát

Lá đinh lăng có tác dụng cầm máu, chống sưng đau và làm lành vết thương nhanh chóng. Bởi vậy, nếu bạn không may bị trầy xước tay chân, hãy giã nát lá đinh lăng đắp lên nhé. Có thể cố định thêm bằng băng gạc để lá không bị rớt ra ngoài.

Làm đẹp bằng lá đinh lăng

Là phụ nữ, ai cũng có khát khao làm đẹp. Vậy nhưng, làm đẹp như nào để vừa đơn giản, hiệu quả vừa tiết kiệm thì không phải ai cũng nắm rõ.

Các bạn có thể sử dụng lá đinh lăng đun nước tắm mỗi ngày. Ngoài rửa mặt còn có thể dùng ngâm rửa chân tay, cho vào bồn tắm ngâm toàn thân đều tốt. Thực hiện thường xuyên để thấy tác dụng vượt trội nhé.

Rượu đinh lăng, hướng dẫn cách ngâm rẽ – củ chuẩn nhất tại nhà

Thông thường để ngâm rượu đinh lăng. Chúng ta dùng củ để ngâm rượu cho bổ, đẹp mắt.chứ không ai dùng cả cây đinh lăng để ngâm rượu vì thân và lá đinh lăng hơi chát, khi ngâm cả thân và lá sẽ ra màu đục xỉn, vị chát khó uống.

Cây đinh lăng có tới 7 loại khác nhau. Trong đó chỉ có loại lá nhỏ (hay còn gọi đinh lăng lá nếp) là có giá trị dược tính cao nhất, vì vậy ngâm rượu định lăng nhất định phải chọn mua của loại cây đinh lăng này.

Các yêu cầu chọn củ đinh lăng ngâm rượu

Để ngâm rượu ngon nhất thiết phải dùng củ đinh lăng lá nhỏ hay có nơi còn gọi là lá nếp vì loại này ngâm mới thơm và ngon nhất.

  • Củ ngâm nhất thiết phải tuổi đời từ 3 – 5 năm thì mới đạt yêu cầu.
  • Củ cân nặng tương đương trên 1kg là đạt yêu cầu.
  • Củ cắt sát gốc 10-15 cm là đạt vì phần thân trên sát củ cũng rất giá trị
  • Nếu ngâm trưng bày rễ đinh lăng khủng thì cần mua củ xuôn phù hợp với bình
  • Củ sau khi rửa màu vàng rơm và rất thơm
  • Vùng trồng cây đinh lăng chất lượng là Nam Định, Thái Bình hoặc Đắc Lăk vì chất đất màu mỡ và phù hợp với cây này

Yêu cầu bình ngâm và rượu ngâm đinh lăng

  • Bình ngâm củ tươi nên dùng bình thủy tinh
  • Bình ngâm cần kiểm tra và thử nước trước khi mua
  • Bình cần có miệng cao su hoặc kín mép
  • Chọn bình có miệng rộng phù hợp với kích thước củ chuẩn bị ngâm
  • Rượu phải là rượu nấu thủ công men ta hoặc rượu ngô men rừng cũng rất thơm ngon.
  • Không dùng rượu cồn công nghiệp hay voldka
  • Độ rượu trên 40 độ và khi ngâm độ rượu sẽ giảm
  • Tỷ lệ phụ thuộc vào củ và bình ngâm đầy bình không quá quan trọng về lượng rượu đổ vào.

Hướng dẫn cách ngâm rượu với củ (rễ) cây đinh lăng chuẩn công thức

Tỷ lệ để ngâm củ Đinh Lăng với rượu: tỷ lệ đó là 8-10 lít rượu với 1kg Đinh Lăng. Trong củ cây Đinh Lăng có chưa một hợp chất được goi là Saponin, sẽ tác dụng phá huyết vỡ hồng cầu nếu dùng với liều lượng cao. Khi đó những cảm giác mệt mỏi, nôn, tiêu chảy sẽ rất dễ xảy ra, vậy nên cần dung hòa Saponin với liều lượng rượu chuẩn như công thức trên.

  • Củ đinh lăng rửa sạch để ráo nước sau đó phơi không trong bóng râm hoặc chỗ thoáng mát.
  • Khi ngâm thì nên đặt củ đinh lăng vào trong bình trước để tạo dáng sau đó mới đổ ngập rượu theo tỉ lệ đó là 8-10 lít rượu với 1 kg đinh lăng.
  • Bạn cũng có thể cho thêm một ít mật ong hoặc bột phấn hoa cũng rất tốt cho những người bị suy nhược cơ thể.

Ngoài ra, nếu như muốn tính năng bổ thận tráng dương được phát huy hiệu quả nhất thì có thể kết hợp thêm một số thảo dược khác nếu có.

Giá củ đinh lăng tươi ngâm rượu

Cây đinh lăng càng lâu năm thì củ mới chất lượng và giá trị của củ cũng rất cao, thường thì củ đinh lăng trồng khoảng 4 năm trở lên mới có giá trị. Trồng 3 năm thì thường củ đinh lăng nặng dưới 2kg.

Củ đinh lăng tươi được cắt bán thường chừa từ 10 cm tính từ rễ lên để ngâm, phần này cũng rất có giá thị, còn phần thân thì bỏ đi vì ngâm thân đinh lăng nhiều rượu nó sẽ chát.

Để mua củ đinh lăng ngâm vào bình đẹp thì ta nên chọn mua củ có rễ thẳng để dễ uống vào bình, ta mua rễ cong uống vào bình thì dễ gãy.

Giá củ đinh lăng tươi :

  • Giá củ đinh lăng tươi loại 2kg có giá 300.000đ/ kg
  • Giá củ đinh lăng tươi loại 3kg có giá 350.000đ/ kg
  • Giá củ đinh lăng tươi loại 4kg có giá 400.000đ/ kg
  • Giá củ đinh lăng tươi loại 5kg có giá 450.000đ/ kg
  • Củ đinh lăng khoản 8kg trở lên có giá khoảng 600.000/kg.

Lời kết

Bài viết trên đây,  chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về đặc điểm, tác dụng chữa bệnh và làm đẹp của cây đinh lăng. Hy vọng, các bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Cây đinh lăng rất dễ trồng và chăm sóc. Nếu có điều kiện, các bạn hãy trồng sẵn 1 cây trong nhà để sử dụng khi cần. Hoặc có thể tìm mua đinh lăng phơi khô thay thế đều được.

Nếu bạn còn có những công thức chữa bệnh, làm đẹp từ cây đinh lăng, hãy chia sẻ với chúng tôi và các độc giả để chúng ta có thêm những bài thuốc hay trong cuộc sống nhé!

Các tìm kiếm liên quan đến cây đinh lăng

tác hại của cây đinh lăng

tác dụng của hoa cây đinh lăng

công dụng của cây đinh lăng lá kim

cách sử dụng cây đinh lăng

cây đinh lăng lá tròn

rễ cây đinh lăng

tác dụng của vỏ cây đinh lăng

giá trị của cây đinh lăng

admin:
Related Post